Đặc tính đất thí nghiệm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc bón giảm lân đến hàm lượng lân hữu dụng trong đất và năng suất lúa tại ấp láng giài huyện hòa bình, tỉnh bạc liêu (Trang 30)

L ỜI CẢ M TẠ

3.1. Đặc tính đất thí nghiệm

Do đất thí nghiệm được lấy mẫu ởđộ sâu 0-25 cm nên thí nghiệm chỉ khảo sát

đặc tính đất ởđộ sâu này. Qua Bảng 3.1 cho thấy, đất thí nghiệm có sa cấu sét pha thịt, có pH trung bình không làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển của cây lúa,

độ dẫn điện trích bão hòa là 0,7 ± 0,1, ở khoảng này năng suất lúa không bị giới hạn bởi EC. Đất có hàm lượng chất hữu cơ rất thấp, khả năng trao đổi cation đạt mức trung bình cho thấy đất thí nghiệm không giàu dinh dưỡng và độ phì không cao.

Hàm lượng lân tổng số trong đất đạt khá nhưng lượng lân hữu dụng lại thấp, điều này cho thấy có thể do nông dân vùng trồng lúa ở Hòa Bình-Bạc Liêu sử dụng nhiều phân lân trong quá trình canh tác nhưng vẫn không làm tăng hàm lượng lân hữu dụng trong đất.

Bảng 3.1.Đặc tính đất thí nghiệm ở Hòa Bình-Bạc Liêu.

Đặc tính đất Chỉ số Cát (%) 0,8 ± 0,5 Thịt (%) 44,2 ± 3,4 Sét (%) 54,9 ± 2,9 pH H2O (1:2.5) 5,6 ± 0,0 EC (mS/cm) 0,7 ± 0,1 CEC (meq/100g) 16,3 ± 0,5 C (%) 1,7 ± 0,1 P tổng số (%P2O5) 0,1 ± 0,0 P - Olsen (mgP/kg) 9,1 ± 0,8

17

3.2. Ảnh hưởng của bón giảm thiểu lân đến lân hữu dụng trong đất 3.2.1. Giai đoạn 30 ngày sau sạ

Hình 3.1.Hàm lượng lân hữu dụng (mg P2O5-P/kg) giai đoạn 30 ngày sau sạ của

Đông Xuân 2013, Hè Thu 2013, Thu Đông 2013 và Đông Xuân 2014. Ghi chú: các mức độ bón lân NT1 là không bón lân, NT2 bón theo nông dân (60kg P2O5), NT3 giảm 1/3 (40kg P2O5), NT4 giảm 2/3(20kg P2O5), Trong cùng một hình, có các chữ cái khác nhau thì khác biệt

thống kê ở mức ý nghĩa 5 % (*); ns: không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% bởi kiểm định

Tukey-MiniTab 16.

Kết quả Hình 3.1 cho thấy, hàm lượng lân hữu dụng ở các mức bón phân vụ Đông Xuân 2013 không khác biệt. Vụ Hè Thu 2013 và Thu Đông 2013, việc bón giảm phân lân (40kg P2O5, 20kg P2O5, 0kg P2O5) có chiều hướng thấp hơn bón

60kg P2O5nhưng không khác biệt giữa các nghiệm thức. Sau thời gian dài bón giảm

lân, đến vụĐông Xuân 2014 thấy có khác biệt ý nghĩa thống kê giữa nghiệm thức bón 60kg P2O5 và nghiệm thức bón giảm ở mức 20kg P2O5 và không bón lân; nghiệm thức bón 40kg P2O5 khác biệt với nghiệm thức không bón lân. Theo Đào

Thế Tuấn (1988), từ giai đoạn mạđến 30 ngày sau khi sạ cây lúa hấp thu lân mạnh nhất có thểđạt 84% nhu cầu lân của lúa, mặc khác Đông Xuân là vụ có điều kiện khí hậu thuận lợi cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt có khả năng cần nhiều lân.

Điều này có thể dẫn đến sự khác biệt vềhàm lượng lân hữu dụng trong đất giữa các mức độ bón lân của vụĐông Xuân 2014. Ngoài ra, vụ Đông Xuân 2014 ở các mức

bón lân có pH đất thấp dưới 5,5. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Đỗ Thị

18

3.2.2. Giai đoạn 60 ngày sau sạ

Hình 3.2.Hàm lượng lân hữu dụng (mg P2O5-P/kg) giai đoạn 60 ngày sau sạ của vụ Đông Xuân 2013, Hè Thu 2013, Thu Đông 2013 và Đông Xuân 2014.Ghi chú: các mức độ bón lân NT1 là không bón lân, NT2 bón theo nông dân (60kg P2O5), NT3 giảm 1/3 (40kg

P2O5), NT4 giảm 2/3(20kg P2O5), Trong cùng một hình, có các chữ cái khác nhau thì khác biệt

thống kê ở mức ý nghĩa 5 % (*); ns: không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% bởi kiểm định

Tukey-MiniTab 16.

Giai đoạn 60 ngày sau khi sạ là giai đoạn lân ổn định, cây lúa hấp thu đủ dưỡng chất, lượng lân bón vào có thểđã chuyển hóa gần hết thành dạng hữu dụng cho cây. Qua Hình 3.2, tương tự với giai đoạn 30 ngày sau khi sạ, hàm lượng lân hữu dụng giữa các mức độ bón lân không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê trong các vụ Đông Xuân 2013, Hè Thu 2013 và Thu Đông 2013. VụĐông Xuân 2013, ở các mức bón lân có hàm lượng lân hữu dụng thấp hơn so với Đông Xuân 2014, điều này có thể do Đông Xuân 2013 bị xâm nhập mặn, độ mặn cao trên 4 mS/cm. Theo Nguyễn Mỹ Hoa (2009), EC > 4 mS/cm có ảnh hưởng đến lượng lân bón vào đất và có thể giảm độ hữu dụng của lân trong đất. Vụ Đông Xuân 2014, hàm lượng lân hữu dụng ở mức bón 60kg P2O5cao hơn so với mức bón 20kg P2O5 và không bón lân, khác biệt có ý nghĩa thống kê. Do tập quán bón nhiều phân lân qua nhiều vụ

canh tác, vì vậy khả năng lượng lân hữu dụng trong đất được tích lũy, dẫn đến 3 vụ

lúa liên tiếp hàm lượng lân hữu dụng giữa các mức độ bón lân biến động không

đáng kể (Hình 3.2). Qua thời gian dài bón giảm lân và có thể lượng lân hữu dụng

19

biến động rõ rệt nhất giữa mức bón đầy đủ và mức bón giảm lân (20kg P2O5, 0kg P2O5).

3.2.3. Thời điểm thu hoạch

Hình 3.3. Hàm lượng lân hữu dụng (mg P2O5-P/kg) thời điểm thu hoạch của vụ Đông Xuân 2013, Hè Thu 2013, Thu Đông 2013 và Đông Xuân 2014. Ghi chú: các mức độ bón lân NT1 là không bón lân, NT2 bón theo nông dân (60kg P2O5), NT3 giảm 1/3 (40kg P2O5), NT4 giảm 2/3(20kg P2O5), Trong cùng một hình, có các chữ cái khác nhau thì khác biệt

thống kê ở mức ý nghĩa 5 % (*); ns: không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% bởi kiểm định

Tukey-MiniTab 16.

Kết quả Hình 3.3 cho thấy, tương tự với giai đoạn 30 và 60 ngày sau sạ hàm

lượng lân hữu dụng giữa các nghiệm thức ở vụ Đông Xuân 2013 và Hè Thu 2013

không có sự khác biệt. Tuy nhiên, vụ Thu Đông 2013 ở nghiệm thức không bón lân thấp hơn so với nghiệm thức bón 60kg P2O5, khác biệt có ý nghĩa thống kê. Thời

điểm thu hoạch vụ Đông Xuân 2014 cũng tương tựgiai đoạn 30 và 60 ngày sau sạ, có sự khác biệt giữa các nghiệm thức bón giảm lân (20kg P2O5, 0kg P2O5) và bón 60kg P2O5. Hai vụĐông Xuân liên tiếp hàm lượng lân hữu dụng tăng cao ở nghiệm thức bón 60kg P2O5. Điều này cho thấy, việc bón nhiều phân lân vào đất có thể dẫn

đến lưu tồn lân cao (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999). Cũng có thểdo lưu tồn lân, nên hàm

lượng lân hữu dụng giữa các mức bón giảm và bón đầy đủ tương đương nhau ở vụ Đông Xuân 2013 và Hè Thu 2013. VụThu Đông 2013 giữa các mức độ bón lân có

pH đất < 5,5, ở giá trị pH này có thể lân bị cầm giữ do phản ứng với Fe, Al nên làm giảm độ hữu dụng của lân trong đất. Tương tự vụ Thu Đông 2013, vụ Đông Xuân

20

2014 ở nghiệm thức không bón lân có pH đất thấp dưới 5,5. Ngoài ra, qua thời gian dài bón giảm lân hàm lượng lân hữu dụng trong đất sẽít đi so với bón đầy đủ.

Nhìn chung qua 4 vụ lúa, hàm lượng lân hữu dụng giữa các nghiệm thức được thể hiện rõ và có khảnăng biến động nhiều nhất qua 3 giai đoạn trên. Bắt đầu từ vụ

lúa thứ 7 (Đông Xuân 2014), việc không bón lân hoặc bón 20kg P2O5 trong nhiều vụ canh tác ảnh hưởng có ý nghĩa đến hàm lượng lân hữu dụng trong đất. Ở mức bón 60kg P2O5,hàm lượng lân hữu dụng cao hơn so với các mức bón giảm phân lân (20kg P2O5, 0kg P2O5) và có khuynh hướng tăng cao từ Đông Xuân 2013 đến Đông

Xuân 2014.

3.3. Ảnh hưởng của việc bón giảm thiểu phân lân đến lân hấp thu trong cây 3.3.1. Hàm lượng lân hấp thu trong rơm tại thời điểm thu hoạch

Hình 3.4.Hàm lượng lân hấp thu (%P2O5) trong rơm vụ Đông Xuân 2013, Hè Thu

2013, Thu Đông 2013 và Đông Xuân 2014.Ghi chú: các mức độ bón lân NT1 là không bón lân, NT2 bón theo nông dân (60kg P2O5), NT3 giảm 1/3 (40kg P2O5), NT4 giảm 2/3(20kg P2O5); ns: không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% bởi kiểm định Tukey-MiniTab 16.

Qua 4 vụ lúa liên tiếp, hàm lượng lân hấp thu trong rơm giữa các mức bón lân không có sự khác biệt. Vụ Đông Xuân 2014 ở các mức bón lân có hàm lượng lân hấp thu cao hơn so với vụ Đông Xuân 2013 nhưng không đáng kể. Điều này cho thấy, hàm lượng lân hữu dụng trong đất vẫn đủ đáp ứng cho cây lúa, khi bón thêm

21

thể cây lúa hấp thu lân đến một giới hạn nào đó sẽngưng hấp thu, dù bón giảm hay không bón lân cũng không làm ảnh hưởng đến hàm lượng lân hấp thu trong cây. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thúy Quyên (2010), tác giả cho rằng việc bón phân lân cao liên tục trong suốt quá trình canh tác có thể không làm

tăng khả năng hấp thu lân của cây trồng mà còn làm tích lũy lân trong đất gây ô nhiễm môi trường, làm mất cân đối chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sinh trưởng cây trồng và giảm hiệu quả kinh tế.

3.3.2. Hàm lượng lân hấp thu trong hạt tại thời điểm thu hoạch

Hình 3.5. Hàm lượng lân hấp thu (%P2O5) trong hạt vụ Đông Xuân 2013, Hè Thu

2013, Thu Đông 2013 và Đông Xuân 2014.Ghi chú: các mức độ bón lân NT1 là không bón lân, NT2 bón theo nông dân (60kg P2O5), NT3 giảm 1/3 (40kg P2O5), NT4 giảm 2/3(20kg P2O5); ns: không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% bởi kiểm định Tukey-MiniTab 16.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, hàm lượng lân hấp thu trong hạt qua 4 vụ lúa liên tiếp không có khác biệt giữa các mức độ bón lân. Theo kết quả nghiên cứu ởĐồng bằng sông Cửu Long, cây trồng có đáp ứng đối với lân bón vào đất khi lân trong dung dịch đất thấp hơn 0,1-0,2 ppm (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999). Kết quả Hình 3.1, 3.2 và 3.3 cho thấy, hàm lượng lân hữu dụng trong đất qua 4 vụ lúa ở các mức bón

lân đều cao hơn giới hạn trên (0,1-0,2 ppm), nên phân lân được bón vào đất không

có đáp ứng đối với cây lúa, dẫn đến lân hấp thu trong hạt ở các mức độ bón lân khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê.

22

hấp thu trong rơm và trong hạt, sự đáp ứng của cây lúa phụ thuộc vào hàm lượng lân trong dung dịch đất. Nếu hàm lượng lân trong dung dịch đất quá cao, cây trồng sẽkhông có đáp ứng lân, do đó việc bón phân sẽkhông đạt hiệu quả.

3.4. Ảnh hưởng của bón giảm thiểu lân đến sinh trưởng của lúa 3.4.1. Chiều cao giai đoạn 30 và 60 ngày sau khi sạ

Hình 3.6. Chiều cao cây lúa ở giai đoạn 30 và 60 ngày sau sạ vụ Đông Xuân 2014. Ghi chú: các mức độ bón lân NT1 là không bón lân, NT2 bón theo nông dân (60kg P2O5), NT3 giảm 1/3 (40kg P2O5), NT4 giảm 2/3(20kg P2O5); ns: không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% bởi kiểm định Tukey-MiniTab 16.

Kết quả Hình 3.6, chiều cao cây lúa ở giai đoạn 30 ngày sau sạ giữa các nghiệm thức không khác biệt về mặt thống kê. Hàm lượng lân hữu dụng trong đất ở giai đoạn 30 ngày sau sạ đạt khá cao dao động từ 15,1-27,5mg P/kg (Hình 3.1) do

đó việc bón giảm phân lân không làm ảnh hưởng đến chiều cao cây lúa, và có thể là nguyên nhân làm cho chiều cao cây lúa không khác biệt giữa các nghiệm thức. Hơn

nữa, điều kiện ngoại cảnh thuận lợi ở vụĐông Xuân có thể là yếu tố làm cho chiều cao cây không khác biệt giữa các nghiệm thức không bón và có bón lân (Lữ Minh Tuấn, 1982). Chiều cao cây lúa, ởgiai đoạn 60 ngày sau sạ, giữa các nghiệm thức không khác biệt về mặt thống kê. Hàm lượng lân hữu dụng trong đất ởgiai đoạn 60 ngày sau sạ đạt từ trung bình đến cao dao động từ 14,8-24,9mg P/kg (Hình 3.2), có thể là nguyên nhân làm cho chiều cao cây lúa giữa các nghiệm thức không khác biệt về mặt thống kê. Vì vậy, việc bón giảm phân lân không ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của cây lúa ởgiai đoạn này.

3.4.2. Số chồi giai đoạn 30 và 60 ngày sau sạ

Kết quả Hình 3.7 cho thấy, số chồi /0,25m2ở2 giai đoạn 30 và 60 ngày sau sạ, giữa các nghiệm thức không khác biệt về mặt thống kê. Số chồi ởgiai đoạn 30 ngày sau sạ dao động từ 250-281 chồi/0,25m2. Số chồi ở giai đoạn 60 ngày sau sạ dao

động từ 206-229 chồi/0,25m2. Hàm lượng lân hữu dụng trong đất đạt từ trung bình

23

sạ (Hình 3,1 và 3.2) do hàm lượng lân hữu dụng trong đất còn cao nên việc bón giảm phân lân không ảnh hưởng đến khảnăng nở bụi, đâm chồi của lúa. Có thể là nguyên nhân làm cho số chồi giữa các nghiệm thức không bón và có bón lân, không khác biệt về mặt thống kê.

Hình 3.7. Số chồi của lúa ởgiai đoạn 30 và 60 ngày sau sạ vụĐông Xuân 2014.Ghi chú: các mức độ bón lân NT1 là không bón lân, NT2 bón theo nông dân (60kg P2O5), NT3 giảm 1/3 (40kg P2O5), NT4 giảm 2/3(20kg P2O5); ns: không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% bởi kiểm định Tukey-MiniTab 16.

3.5. Ảnh hưởng của bón giảm thiểu lân đến năng suất lúa 3.5.1. Thành phần năng suất

Bảng 3.2. Thành phần năng suất lúa vụĐông Xuân 2014

NT Số bông/m2 Số hạt/bông Số hạt chắc/bông TL 1000 hạt NSLT (tấn/ha) 0P 567,0 46,0 34,0 22,2 4,3 60P 528,0 47,0 36,0 22,3 4,2 40P 532,0 50,0 38,0 22,3 4,4 20P 530,0 52,0 39,0 21,6 4,4 F ns ns ns ns ns CV% 8,3 10,9 12,7 3,1 8,3

Ghi chú: các mức độ bón lân NT1 là không bón lân, NT2 bón theo nông dân (60kg P2O5), NT3 giảm 1/3 (40kg P2O5), NT4 giảm 2/3(20kg P2O5); ns: không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% bởi kiểm định Tukey-MiniTab 16.

Qua Bảng 3.2, số bông giữa nghiệm thức bón 60kg P2O5 và các nghiệm thức bón giảm phân lân khác biệt không ý nghĩa thống kê. Vì số bông phụ thuộc rất nhiều vào sự nảy chồi của lúa (Trần Văn Thuận, 2001). Số chồi ởgiai đoạn 30 NSS và 60 NSS không khác biệt (Hình 3.7), đó có thể là nguyên nhân làm cho số bông giữa các nghiệm thức không khác biệt về mặt thống kê. Số hạt trên bông, số hạt chắc trên bông và trọng lượng 1000 hạt giữa các mức độ bón lân không khác biệt ý

24

nghĩa thống kê. Điều này cho thấy, bón 60kg P2O5 hay bón giảm đến mức không bón lân thì hàm lượng lân hữu dụng trong đất vẫn có khảnăng cung cấp lân cho lúa.

Hơn nữa, đăc tính di truyền của giống lúa. Có thể là nguyên nhân làm cho các thành phần năng suất giữa các nghiệm thức không khác biệt về mặt thống kê (Lữ Minh Tuấn, 1982). Vì năng suất lý thuyết được hình thành chịu ảnh hưởng trực tiếp của 3 yếu tố số bông/m2, hạt chắc trên bông và trong lượng 1000 hạt, nên năng suất lý thuyết giữa các nghiệm thức cũng không khác biệt về mặt thống kê.

3.5.2. Năng suất thực tế

Hình 3.8. Năng suất thực tế (tấn/ha) của vụ Đông Xuân 2013, Hè Thu 2013, Thu

Đông 2013 và Đông Xuân 2014. Ghi chú: các mức độ bón lân NT1 là không bón lân, NT2 bón theo nông dân (60kg P2O5), NT3 giảm 1/3 (40kg P2O5), NT4 giảm 2/3(20kg P2O5; ns: không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% bởi kiểm định Tukey-MiniTab 16.

Qua kết quả thí nghiệm cho thấy, năng suất lúa thực tế giữa các nghiệm thức bón lân ở từng vụ khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. Năng suất thực tế tăng từ vụ Đông Xuân 2013 đến Đông Xuân 2014. Ở vụ Đông Xuân 2013, năng

suất lúa đạt được rất thấp. Ở mức bón 40kg P2O5, năng suất đạt cao nhất (2,4 tấn/ha). Nguyên nhân dẫn đến giảm năng suất lúa là do trong vụĐông Xuân 2013,

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc bón giảm lân đến hàm lượng lân hữu dụng trong đất và năng suất lúa tại ấp láng giài huyện hòa bình, tỉnh bạc liêu (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)