Tình hình sử dụng đất phèn trong sản xuất nông nghiệp vùng đồng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường đất phèn trồng lúa ở đồng bằng sông cửu long (Trang 46 - 47)

vùng đồng bằng sông Cửu Long

3.2.1. Tình hình s dng đất phèn trong sn xut nông nghip vùng đồng bng sông Cu Long Cu Long

Theo phân loại đất của Việt Nam (Phạm Quang Khánh, 2010 ) toàn vùng

ĐBSCL có 10 nhóm đất với 26 đơn vịđất, trong đó có 4 nhóm đất đặc trưng chi phối

đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa của vùng nói riêng, bao gồm: nhóm đất phèn, đất phù sa, đất mặn và nhóm đất lập líp.

- Nhóm đất phèn có diện tích lớn nhất là 1.541.200 ha, chiếm 37,98 % diện tích tự nhiên của vùng và chiếm 83,07 % diện tích đất cùng loại toàn quốc;

- Nhóm đất phù sa có 888.300 ha, chiếm 21,89 % diện tích tự nhiên của vùng và chiếm 25,92 % diện tích đất cùng loại toàn quốc;

- Nhóm đất mặn có 674.500 nghìn ha, chiếm 16,62 % diện tích tự nhiên của vùng và chiếm 72,86 % diện tích đất cùng loại toàn quốc;

- Nhóm đất lập líp có 404.400 nghìn ha, chiếm 9,97 % diện tích tự nhiên của vùng và chiếm 100 % diện tích đất cùng loại toàn quốc;

* Quy mô sử dụng đất lúa theo nhóm đất ĐBSCL

Đất trồng lúa vùng ĐBSCL chủ yếu là các loại: đất phèn (802.400 ha), đất phù sa (689.900 ha), đất mặn (326.600 ha), đất xám (88.700 ha), đất cát (13.800 ha) và đất lầy than bùn (5.600 ha).

Bảng 3.2 Quy mô sử dụng đất lúa theo nhóm đất ởĐBSCL Nhóm đất Đất trồng lúa (ha) Tỷ lệ (%) Đất cát 13.800 0,7 Đất mặn 326.600 16,9 Đất phèn 802.400 41,6 Đất phèn tiềm tàng 139.300 7,2 Đất phèn hoạt động 663.100 34,4 Đất phù sa 689.900 35,5 Đất lầy và than bùn 5.600 0,3 Đất xám 88.700 4,6 Đất đỏ vàng 200 0,01 Tổng 1.927.100 100,0 Nguồn: Phạm Quang Khánh, 2010

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

Như vậy, toàn vùng có tới 58,5 % diện tích đất lúa có các yếu tố hạn chế về

phèn và mặn (phèn 41,6 %, mặn 16,9 %); Đất hạn chế về nghèo dinh dưỡng chiếm khoảng 5,3 % (đất cát 0,7 % và đất xám 4,6 %); Đất không hoặc ít hạn chế là đất phù sa chỉ chiếm có 35,8 %.

* Những yếu tố hạn chế chính của đất trồng lúa vùng ĐBSCL:

Ngoài hạn chế về đất (phèn, mặn, nghèo dinh dưỡng), đất trồng lúa vùng

ĐBSCL còn chịu tác động của xâm nhập mặn, phèn hóa, ngập lũ và khả năng tưới tiêu, ảnh hưởng tới khả năng canh tác của một số diện tích đất trồng lúa trong vùng.

Hiện tại, ĐBSCL chỉ có 456.300 ha, chiếm 23,7 % tổng diện tích đất lúa của vùng là vùng đất canh tác lúa thuận lợi (đất phù sa, không bị mặn, phèn, không ngập lũ và điều kiện tưới tiêu khá thuận lợi). Còn lại 1.470.800 ha (76,3 %) là vùng sản xuất lúa kém thuận lợi, bao gồm:

- Vùng có điều kiện tưới khó khăn (đất đồi núi, giồng cát): 32.500 ha. - Vùng ngập lụt (đất phù sa, đất xám, đất ngập lũ hàng năm): 435.700 ha. - Vùng ngập lụt – phèn (đất phèn, ngập lũ hàng năm): 409.100 ha.

- Vùng xâm nhập mặn (đất mặn trung bình và nặng, tưới khó khăn): 268.900 ha. - Vùng nhiễm phèn – mặn (đất phèn – mặn, tưới khó khăn): 189.100 ha. - Vùng nhiễm phèn (đất phèn, đất không ngập, tưới thuận lợi): 135.500 ha.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường đất phèn trồng lúa ở đồng bằng sông cửu long (Trang 46 - 47)