Hoạt động sản xuất các cây trồng chủ lực và tình hình sản xuất lúa

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường đất phèn trồng lúa ở đồng bằng sông cửu long (Trang 47)

đồng bng sông Cu Long

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích gieo trồng lúa lớn nhất cả

nước. Ngoài ra các cây trồng khác như ngô, đỗ tương, mía, ... đã được đưa vào hệ

thống canh tác có lúa và trong một chừng mực nào đó có thể thay thế cây lúa khi việc trồng lúa không mang lại thu nhập cho nông dân. Hiện trạng diện tích gieo trồng một số cây trồng chính của vùng được trình bày ở bảng 3.3:

Bảng 3.3. Các cây trồng chủ lực vùng ĐBSCL Diện tích gieo trồng năm 2012 (nghìn ha) Lúa Ngô Đậu tương Lạc Mía 4181,3 39,4 2,0 11,7 57,3 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2013

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

Các cây trồng “chủ lực” ở đây được hiểu theo nghĩa là những cây trồng có diện tích lớn, đóng vai trò lớn trong đời sống, an ninh lương thực, thu nhập của người dân, có triển vọng trong việc thay thế cây lúa ở những vùng đất thoái hóa hoặc hiệu suất trồng lúa thấp có nhu cầu thay thế. Xem xét hệ thống sử dụng đất này, ta thấy lúa là cây trồng chiếm diện tích và sản lượng lớn nhất ởĐBSCL. Vùng

đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lúa của Việt Nam, hàng năm

đóng góp khoảng 55 % sản lượng lúa của cả nước và trên 90 % lượng gạo xuất khẩu cả nước (hội nghị lúa gạo VN năm 2014).

Sản xuất lúa ĐBSCL trong những năm qua đã có sự thay đổi về diện tích, trong giai đoạn 2000-2012, diện tích lúa ĐBSCL thu hẹp 173.080 ha. Riêng trong giai đoạn 2000-2006, diện tích lúa giảm 189.1900 ha, sau đó phục hồi lại trong giai

đoạn 2006-2009 tăng 35.580 ha, đến năm 2012 diện tích lúa lại sụt giảm 19.470 ha so với 2009 (bảng 3.4). Bảng 3.4. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa vùng ĐBSCL Năm Diện tích đất sản xuất nông nghiệp (1000 ha) Diện tích đất trồng lúa (1000 ha) Năng suất lúa (tấn/ha) Sản lượng lúa cả năm (1000 tấn) 2000 2.740,98 2.082,66 4,23 16702,7 2001 2.619,37 1.971,50 4,22 15997,5 2002 2.562,61 1.895,94 4,62 17709,6 2003 2.529,42 1.863,14 4,63 17528,0 2006 2.567,28 1.893,47 4,83 18229,2 2007 2.560,65 1.886,20 5,07 18678,9 2008 2.550,65 1.873,75 5,36 20669,5 2009 2.617,73 1.929,05 5,3 20523,2 2010 2.616,44 1.927,02 5,47 21595,6 2011 2.600,27 1.908,08 5,68 23269,5 2012 2.606,47 1.909,58 5,81 24293,0 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

Năng suất lúa đã và đang được cải thiện một cách đáng kể, năm 2000 năng suất bình quân 4,23 tấn/ha, đến năm 2012 năng suất bình quân đạt 5,81 tấn/ha (tăng gần 1,58 tấn/ha).

Sản lượng lúa gia tăng mặc dù diện tích trồng lúa giảm, năm 2000 sản lượng

đạt 16,702 triệu tấn nhưng đến năm 2012 sản lượng đã đạt 24,293 triệu tấn (tăng 7,59 triệu tấn).

Xuất khẩu gạo năm 2000 đạt 3,5 triệu tấn, đến năm 2010 sản lượng gạo xuất khẩu đạt 6,754 triệu tấn. Giá trị xuất khẩu tăng từ 668 triệu USD năm 2000 đến 2,912 tỉ USD năm 2010.

* Din tích canh tác lúa và các loi hình s dng đất lúa

ĐBSCL có diện tích canh tác lúa lớn nhất cả nước với các loại hình sử dụng

đất lúa rất đa dạng, trong đó chủ yếu là sản xuất lúa 2 – 3 vụ.

Hiện nay, đất canh tác lúa của vùng là 1.927.100 ha, chiếm 60,3 % diện tích

đất nông nghiệp toàn vùng và chiếm 47,4 % diện tích đất canh tác lúa cả nước. Trong đó:

- Đất lúa 3 vụ có diện tích 633.800 ha, chiếm 32,89 % diện tích canh tác lúa của vùng. Trong đó: đất chuyên lúa 3 vụ là 563.900 ha (29,26 %), đất 2 lúa – màu 69.800 ha (3,62 %).

- Đất lúa 2 vụ có diện tích lớn nhất là 1.193.400 ha (61,93 %). Trong đó: đất chuyên lúa 2 vụ 985.700 ha (51,15 %), đất lúa – màu 23.900 ha (1,24 %), đất lúa – thủy sản 39.300 ha (2,04 %).

- Đất lúa 1 vụ có diện tích 99.800 ha (5,18 %).

- Đất trồng lúa khác có diện tích 205.900 ha (10,69 %).

* Din biến tình hình s dng đất lúa giai đon 1980 – 2010 vùng ĐBSCL

Tổng diện tích canh tác lúa vùng ĐBSCL trong 30 năm (1980 – 2010) có xu hướng giảm rõ rệt. Thời kỳ 1980 – 1990 là thời kỳ giảm nhanh nhất, khoảng 411.800 ha; sang thời kỳ 1990 – 2000 lại có xu hướng tăng khoảng 625.600; thời kỳ

2000 – 2005 giảm 183.800 ha; thời kỳ 2005 – 2010 tăng 18.700 ha. Cả thời kỳ

(1980 – 2010) giảm 311.200 ha. Trong đó, đất lúa 1 vụ có xu hướng giảm, đất lúa 2 vụ và 3 vụ có xu hướng tăng (bảng 3.5).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 Bảng 3.5. Diễn biến tình hình sử dụng đất trồng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 1980 – 2010 Năm Tổng diện tích đất lúa (1000 ha) Diện tích đất lúa 3 vụ (1000 ha) Diện tích đất lúa 2 vụ (1000 ha) Diện tích đất lúa 1 vụ (1000 ha) 1980 2.238,3 23,0 642,5 1.572,8 1985 1.973,8 4,2 614,5 1.355,1 1990 1.826,5 10,2 925,8 890,5 1995 1.952,0 148,3 1.129,6 674,0 2000 2.092,2 262,1 1.398,7 431,4 2005 1.908,4 600,7 1.143,7 164,0 2010 1.927,1 633,8 1.193,5 99,8 Biến động 2000/1980 - 311,2 610,8 551,0 - 1.473,0 1985/1980 - 264,5 - 18,8 - 28,0 - 217,7 1990/1985 - 147,3 6,0 311,3 - 464,6 1995/1990 125,4 138,1 203,9 - 216,5 2000/1995 140,2 113,8 269,1 - 242,6 2005/2000 - 183,8 338,6 - 255,0 - 267,4 2010/2005 18,7 33,1 49,8 - 64,2 Nguồn: Kiểm kê đất đai 1980, 1985, 1990, 1995, 2000, 2005, 2010 các tỉnh ĐBSCL

Vùng ĐBSCL, mặc dù là vựa lúa lớn nhất của cả nước, chiếm 55% sản lượng và 90% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước nhưng vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi mà nền sản xuất nông nghiệp vốn có xuất phát điểm thấp đang phát triển thiếu tính bền vững. Gần 2 thập niên qua, diện tích đất trồng lúa của vùng có xu hướng giảm để chuyển đổi sang cơ cấu cây trồng, vật nuôi khác. Trong điều kiện dân số tăng, biến đổi khí hậu, sâu bệnh và dịch hại, một số địa phương trong vùng đang phấn đấu trở thành tỉnh, thành phố công nghiệp sẽ tạo áp lực lớn trong việc giữ vững vai trò chiến lược đảm bảo an ninh lương thực (ANLT) cho vùng và quốc gia. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

3.2.3. Đánh giá hin trng cht lượng đất phèn ĐBSCL giai đon 2009-2013:

+ Sự biến đổi một sốđặc trưng về vật lý và hóa học của đất phèn trồng lúa trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013

(1) Độ chua:

pH là một chỉ tiêu đo nhanh và thường được sử dụng đầu tiên đểđánh giá tính phèn của một loại đất phèn. Nhưng pH không thể nói được bản chất của đất phèn. Ở loại đất này, pH biến động theo mùa, cao nhất vào mùa mưa và xuống thấp nhất trong mùa hạn. Bên cạnh đó pH có tác động trực tiếp đến sự nảy mầm và khả năng sinh trưởng của bộ rễ của cây trồng, do vậy ảnh hưởng đến sức sản xuất của đất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

Đồ thị 3.2. Diễn biến pHH2O các điểm đất phèn năm 2009-2013 ( a: tầng 1, b: tầng 2, c: tầng 3, d: tầng 4)

pHH2O tại các điểm quan trắc đất phèn trồng lúa năm 2013 nằm trong khoảng giá trị 3,06- 4,94. Nhìn chung pHH2O trong đất phèn trồng lúa đều ở mức từ chua

đến rất chua, trong đó thấp nhất là ở tầng 2 điểm P10 : (3,06) và cao nhất tầng 1

điểm P17:( 4,94). pH thấp sẽ làm cho hàm lượng Al3+,Fe,S… trong đất tăng lên, hàm lượng Al,Fe,S..trong đất khi tăng đến một ngưỡng nhất định sẽảnh hưởng đến chất lượng của đất và năng suất lúa. pH ở tầng mặt cao hơn các tầng dưới, các tầng dưới của đất phèn hàm lượng có chứa tầng phèn, hàm lượng Al,Fe,S cao làm pH thấp hơn tầng trên.

Nhìn từ đồ thị ta thấy pHH2O của năm 2013 so với 2009 không biến động nhiều và có chiều hướng tăng lên. Điều này có thể là do trình độ sản xuất của người

a b

a

c

b

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

dân đã tăng lên, cùng với việc áp dụng các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như ém phèn (sử dụng các kỹ thuật như cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, tháo nước thường kỳ), bón phân hợp lý,….

(2) Nhôm trao đổi ( Al3+) – Độc tố phèn

Nhôm trong đất phèn là sản phẩm của sự rửa trôi tích tụ trong quá trình feralit – sialit, phần chủ yếu do quá trình phèn hóa.

Đồ thị 3. 3. Al3+ tại các điểm quan trắc đất phèn năm 2013

Al3+ là một trong những độc chất của đất phèn vì thế chỉ tiêu Al3+ luôn gắn liền với đất phèn, đất càng phèn hàm lượng Al3+ di động càng lớn. Kết quả phân tích năm 2013 cho thấy hàm lượng Al3+ không biến động nhiều so với năm 2009. Hàm lượng Al3+ năm 2013 giảm so với năm 2009, điều này phù hợp với pHH2O năm 2013 tăng so với năm 2009. Hàm lượng Al3+ giảm thì khả năng linh động của Al3+ giảm, khó bị đẩy khỏi dung dịch đất, giảm khả năng gây độc cho cây trồng. Nhìn vào đồ thị ta thấy, hàm lượng Al3+ ở tầng 1 thấp hơn các tầng cồn lại và tăng dần theo chiều sâu phẫu diện, tầng 4 P10 có hàm lượng Al3+ cao nhất : 30,92 cmol/kg, tầng 4( P10) có thể là tầng sinh phèn. Nếu mặt ruộng khô sẽ xảy ra hiện tượng bốc phèn lên tầng mặt, nếu hàm lượng Al3+ cao ( hàm lượng > 50 cmol/kg) sẽ ảnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45

hưởng đến quá trình sinh lý, sinh hóa của cây và sẽ gây tác động xấu đến sinh trưởng và phát triển của cây ( Fageria và ctv,1988)

a b

c d

Đồ thị 3.4. Diễn biến hàm lượng Al3+ các điểm đất phèn năm 2009– 2013 (a: tầng 1, b: tầng 2, c: tầng 3, d: tầng 4)

Al3+ là một trong những yếu tố dễ bị biến động trong đất phèn, bởi Al3+ là sản phẩm của quá trình phèn hóa, mà quá trình này phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết như mưa lũ, nắng hạn hay do tác động của con người trong quá trình cải tạo đất. Vì thế cần có những biện pháp cải tạo và sử dụng đất hợp lý để hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng do hàm lượng cao của nguyên tố nhôm trong đất gây ra.

(3) Sắt trao đổi – Độc tố phèn

Sắt trong đất là một trong những nguyên tố cần thiết cho thực vật nhưng liều lượng cần thiết cho cây sử dụng rất ít. Thiếu sắt cây không thể tạo được chất diệp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lục nhưng nếu hàm lượng Fe di động trong đất cao thì gây độc cho cây. Đối với đất phèn, hầu hết trong mẫu chất hình thành đất và các trầm tích đều có chứa nhiều loại oxyt sắt và hydroxyt sắt, trong môi trường yếm khí chúng bị khửđể hình thành các ion Fe2+, Fe2+ hòa tan đáng kể và dễ bị rửa trôi làm cho hàm lượng sắt trong tầng đất mặt giảm xuống. Trong điều kiện thoáng khí pyrite bị ôxy hóa thành các khoáng sắt dạng Fe3+, pH giảm thấp, nhiều hợp chất bị hòa tan và môi trường trở nên rất axit và rất độc ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây lúa.

Lê Văn Tiềm, Nguyễn Văn Hải (1984) khi nghiên cứu về Fe2+ trong đất phèn có liên quan đến hiện tượng lúa chết cho rằng, đất phèn “ lúa chết” có hàm lượng Fe2+ trao đổi cao hơn đất phèn “lúa sống”, bình quân khoảng 2000mg/kg và có thể

xem hàm lượng Fe2+ trao đổi trong đất phèn > 1400mg/kg làm cho cây lúa chết. Theo Tanaka và Yoshida( Nutrititinal disorder of rice plant,1970) thì cây lúa bị ngộ độc khi Fe2+ tự do trong đất đạt 300mg/kg. Tuy nhiên giới hạn này cũng biến thiên tùy theo nhiệt độ, tình hình cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và giống lúa…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47

Đồ thị 3.5. Sắt trao đổi (Fe td) tại các điểm quan trắc đất phèn năm 2013

Đồ thị 3.6. Diễn biến hàm lượng Fetđ các điểm đất phèn năm 2009 – 2013 (a: tầng 1, b: tầng 2, c: tầng 3, d: tầng 4)

a b

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

Cũng như Al3+, Fe tđ trong đất phụ thuộc vào tình trạng đất, đất ngập nước hay khô hạn, yếu tố thời tiết, mưa hay nắng. Bên cạnh đó, Fe tđ có mối liên hệ phụ

thuộc với pH, bởi theo nhiều nghiên cứu cho thấy hàm lượng Fe tđ ảnh hưởng đến sự tăng hay giảm của pH của đất và ngược lại, pH trong đất cao, tạo điều kiện kết tủa Fe(OH)3 . Chính vì thế nên Fe trong đất thường không ổn định và biến động theo điều kiện thời tiết cũng như pH của đất.

Kết quả phân tích Fe tđ cho thấy hàm lượng Fe tđ trong đất tập trung cao ở

tầng mặt, giảm dần ở tầng sâu. Hàm lượng Fe tđ cao nhất là tầng 2 : 11,73(P7) và thấp nhất là tầng 2 : 0,8 (P4). Từđồ thị ta thấy, so với năm 2009 hàm lượng Fe tđ

năm 2013 tăng hơn nhiều, hàm lượng Fe tđ giữa các tầng biến động nhiều hơn. (4) Sunfat hòa tan (SO42-) – Độc tố phèn

Lưu huỳnh là nguyên nhân đầu tiên gây ra đất phèn, hàm lượng lưu huỳnh tổng số S% trong tầng Jarosite hoặc tầng Pyrite ( ở đất phèn tiềm tàng) là chỉ sốđể

phân biệt đất phèn hoặc không phèn. Thường tỷ số S%/SO42- trong đất phèn biến

động hàng năm theo mức độ phèn hóa của từng vùng đất. Ngoài ra nhiều tài liệu còn chỉ ra rằng đất được gọi là đất phèn khi hàm lượng (S%) trong đất ≥ 0,7%.

Những điều trình bày ở trên cho ta thấy ý nghĩa của hàm lượng lưu huỳnh trong đất phèn, đó là một trong nghững chỉ số quan trọng để đánh giá tính phèn cũng như khả năng canh tác của đất sau khi được cải tạo phèn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

Kết quả phân tích SO42- ht cho thấy có sự biến động lớn giữa các tầng, hàm lượng SO42- ở tầng sâu cao hơn so với tầng canh tác. Điều này có thể do SO42- của tầng mặt dễ dàng bị hòa tan và rửa trôi sau mỗi mùa mưa lũ, khiến tầng mặt không thể tích tụđược SO42- hằng năm nhưở các tầng sâu hơn. Còn các điểm P6, P12 hàm lượng SO42-ở tầng mặt cao là do đất ở các vùng này thường xuyên thiếu nước, mặt ruộng bị khô, khả năng hòa tan SO42- giảm.

Hàm lượng SO42- hòa tan năm 2013 có xu hướng tăng so với năm 2009, nguyên nhân là do điều kiện khí hậu những năm gần đây có sự biến đổi thất thường cộng với việc tưới tiêu những năm gần đây của đồng bằng sông Cửu Long gặp khó

a b

c d

Đồ thị 3.8. Diễn biến hàm lượng SO4 ht các điểm đất phèn năm 2009-2013 (a: tầng 1, b: tầng 2, c: tầng 3, d: tầng 4)

(5) Lưu huỳnh tổng số ( S ts)

Trong đất phèn, lưu huỳnh có thể tồn tại ở dạng FeS, FeS2, H2S, S tự do, dạng hữu cơ hoặc dạng ion hòa tan SO32-, SO2, SO42-. Trong đó, các dạng gây độc là H2S, SO32-, SO2 và SO42-. Với một lượng nhỏ thì lưu huỳnh là chất dinh dưỡng cho cây trồng nhưng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50

khi sự ngưng tụ cao lượng muối chứa S trong đất sẽ có tác động ngược lại. Thông qua hàm lượng Sts trong đất người ta có thể chuẩn đoán được về mức độ phèn của đất, điều mà trong nhiều trường hợp khi các chỉ tiêu hình thái không giải quyết được.

Đồ thị 3.9. Lưu huỳnh tổng số(Sts) tại các điểm quan trắc năm 2013

a b

c d (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đồ thị 3.10. Diễn biến hàm lượng Sts tại các điểm quan trắc năm 2009-2013 (a: tầng 1, b: tầng 2, c: tầng 3, d: tầng 4)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường đất phèn trồng lúa ở đồng bằng sông cửu long (Trang 47)