Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường đất phèn trồng lúa ở đồng bằng sông cửu long (Trang 36)

- Phương pháp thu thập tài liệu : Thu thập, tổng hợp và phân tích các tài liệu, số liệu vềđất phèn trong nước và quốc tế qua các nguồn tài liệu đã công bố kết hợp với điều tra tại chỗ các địa điểm mang tính đại diện cho vùng nghiên cứu.

- Phương pháp ly mu:- Chọn vị trí lấy mẫu điển hình cho từng loại đất phèn dựa trên hệ phân loại đất, chú dẫn của các bản đồ đất: Bản đồ toàn quốc tỷ

lệ 1/1.000.000, bản đồ các miền tỷ lệ 1/500.000, bản đồ các vùng tỷ lệ 1/250.000 và các bản đồ tỷ lệ lớn hơn 1/100.000 và 1/50.000 (nếu có). Dùng máy định vị

toàn cầu (GPS) để cốđịnh kinh độ và vĩđộ của các điểm lấy mẫu.

- Lấy mẫu đất tầng mặt đồng bộ theo diện rộng và lấy mẫu đất các phẫu diện

điển hình cho từng loại đất phèn. Các mẫu đất tầng mặt được lấy ở lân cận phẫu diện điển hình và các địa điểm khác dựa vào thời điểm lấy mẫu để chọn điểm lấy mẫu theo cơ cấu (chuyên lúa, lúa-cá, lúa-dưa leo-lúa). Mỗi mẫu đất tầng mặt trung bình lấy 6 - 8 mũi khoan tự nhiên trên cùng một thửa ruộng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

- Lấy mẫu đại diện với tần suất 1 lần/năm vào cuối mùa khô. Độ sâu theo chiều sâu phẫu diện từ 0 – 120 cm, số lượng tầng lấy mẫu nằm trong khoảng 4 tầng, phụ thuộc vào sự phân tầng cụ thể trong phẫu diện.

- Mẫu đất được thu thập, bảo quản theo TCVN 5297:1995 và TCVN 5960:1995 và theo Thông tư hướng dẫn đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng QA/QC của Cục Môi Trường, 2002.

Bảng 2.1. Vị trí các điểm quan trác

STT KHM Tọa độ Địa điểm

Vĩđộ Kinh độ

1 P1 10°39'340'' 105°56'660'' ẤP 1, Hậu Thạnh Tây, Tân Thành, Long An 2 P2 10°39'021'' 105°48'587'' ẤP 1, Hậu Thạnh Tây, Tân Thành, Long An 3 P3 10°59'527'' 105°08'253'' ẤP 1, Hậu Thạnh Tây, Tân Thành, Long An 4 P4 10°59'397'' 105°09'403'' Ấp 5, Tân Lập, Mộc Hóa, Long An

5 P5 10°59'253'' 105°09'409'' Ấp 5, Tân Lập, Mộc Hóa, Long An 6 P6 10°59'151'' 105°09'425'' Ấp 5, Tân Lập, Mộc Hóa, Long An

7 P7 10°44'370'' 105°44'370'' Ấp Cà Dâm, Tân Công Sính, Tam Nông, Đồng Tháp 8 P8 10°39'297'' 105°44'434'' Ấp Cà Dâm, Tân Công Sính, Tam Nông, Đồng Tháp 9 P9 10°44'322'' 105°39'300'' Ấp Cà Dâm, Tân Công Sính, Tam Nông, Đồng Tháp 10 P10 10°39'259'' 105°44'313'' Ấp 4, Hưng Thạnh, Tháp Mười, Đồng Tháp

11 P11 10°41'267'' 105°34'444'' Ấp 4, Hưng Thạnh, Tháp Mười, Đồng Tháp 12 P12 10°41'277'' 105°34'462'' Ấp 4, Hưng Thạnh, Tháp Mười, Đồng Tháp 13 P13 10°10'220'' 104°50'409'' Ấp Thuận Hòa , Bình Sơn, Hòn Đất, Kiên Giang 14 P14 10°15'201'' 104°50'383'' Ấp Thuận Hòa , Bình Sơn, Hòn Đất, Kiên Giang 15 P15 10°15'256'' 104°50'455'' Ấp Thuận Hòa , Bình Sơn, Hòn Đất, Kiên Giang 16 P16 10°45'277'' 104°50'310'' Ấp Thuận Hòa , Bình Sơn, Hòn Đất, Kiên Giang 17 P17 09°12’359’’ 105°05’333’’ Ấp Công Bình, Phong Lạc, Trần Văn Thời, Cà Mau 18 P18 09°12’352’’ 104°05’295’’ Ấp Công Bình, Phong Lạc, Trần Văn Thời, Cà Mau 19 P19 09°03’179’’ 104°56’039’’ Ấp Tân Thành, Phong Lạc, Trần Văn Thời, Cà Mau 20 P20 09°03’446’’ 104°57’297’’ Ấp Tân Thành, Phong Lạc, Trần Văn Thời, Cà Mau

- Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm: Mẫu đất sau khi xử lý được phân tích theo các phương pháp tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành quy định hiện hành tại phòng thí nghiệm Trạm Quan trắc miền Nam. Cụ thể các chỉ tiêu phân tích bao gồm pHKCl, pHH2O, EC, OC, P tổng số, S tổng số, SO42-, P – Bray II, CEC, BS,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

cation trao đổi: K+, Na+; Al3+, tổng Fe2+ và Fe3+.

+ Phân tích theo các phương pháp tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành quy định hiện hành

Bảng 2.2. Phương pháp phân tích chất lượng mẫu đất Thông số quan trắc Đơn vị đo Tên phương pháp đo - phân tích Mô tả phương pháp Độẩm (%) TCVN 5963:1995, ISO 11465:1986 Sấy mẫu ở 105 0C trong 3 giờđến trọng lượng không đổi, để nguội trong bình hút ẩm sau đó đem cân pHH2O TCVN 5979- 1995 ISO 10390-1993 Đo pH bằng điện cực thủy tinh trong huyền phù đất và nước cất (pHH2O) hoặc dịch KCl 1M (pHKCl); tỷ lệ đất:dịch = 1:2,5 pHKCl EC (mS/cm) ISO 11265 - 1994 Đo độ dẫn điện trong huyền phù đất và nước cất sau khi lắc 2 giờ; tỷ lệđất:dịch = 1:5

P2O5 - Bray

II (mg/kg) 10 TCN 374 - 99

Chiết rút P trong đất bằng dịch NH4F 0,03N trong dịch HCl 0,1N; tỷ lệ đất:dung môi = 1:7, lắc 40 giây và lọc nhanh

BS (%) BS =(Ca+++Mg+++Na++K+)/CEC*100

OC (%) Walkley-Black 10TCN 378-99

Oxy hóa chất hữu cơ bằng dung dịch K2Cr2O7 1 Ntrong H2SO4đậm đặc. Chuẩn độ lượng dư K2Cr2O7 bằng muối Mohr

SO4-- (%) Đo độđục

SO42- từ dung dịch chiết rút muối tan

được kết tủa dưới dạng BaSO4 và xác

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 Thông số quan trắc Đơn vị đo Tên phương pháp đo - phân tích Mô tả phương pháp P2O5 (%) 10 TCN 373 - 99 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân hủy và hòa tan các hợp chất photpho trong đất bằng HClO4 và HCl.

Định lượng photpho bằng phương pháp trắc quang

K2O (%) 10TCN 371 - 99

Phân hủy và hòa tan mẫu bằng hỗn hợp HF và HClO4, xác định lượng K trong dung dịch bằng quang kế ngọn lửa

S (%) Đo độđục

Phá mẫu bằng hỗn hợp kiềm

Na2CO3:KNO3 tỷ lệ 10:1. Dùng HCl hòa tan và kết tủa S dưới dạng BaSO4.

Ổn định huyền phù bằng Gum Acacia. So độđục.

SAR SAR=Na+/((Ca2++Mg2+)/2)1/2

CEC (cmol/kg) Amon Axetat 10 TCN 369 - 99

Dùng dung dịch amon axetat (pH=7) làm chất trao đổi và bão hòa cation. Rửa cation hòa tan bằng ethanol 80%. Dùng dịch KCl 10% để trao đổi NH4+. Xác

định NH4+ trong dung dịch theo phương pháp Kjeldhal và suy ra CEC của đất.

Cation trao đổi

Ca++ (cmol/kg) Chuẩn độ thể

tích

Chiết Ca và Mg trong đất bằng KCl 1M, tỷ lệ 1:5 (đất: dung dịch); chuẩn độ bằng EDTA với chỉ thị màu Murexit ở pH=12

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 Thông số quan trắc Đơn vị đo Tên phương pháp đo - phân tích Mô tả phương pháp Mg++ (cmol/kg) Chuẩn độ thể tích Chiết Ca và Mg trong đất bằng KCl 1M tỷ lệ 1:5 (đất: dung dịch). Chuẩn độ bằng EDTA với chỉ thị màu Ericromozenden Black ở pH = 10 để định lượng (Ca+++Mg++). K+ (cmol/kg) 10 TCN 372-99 TCVN 5254-90

Chiết bằng dịch amon acetate pH=7,0;

đo trắc quang

Na+ (cmol/kg) Đo trắc quang Chiết bằng dịch amon acetate pH=7,0;

đo trắc quang Al+++ (cmol/kg) 10 TCN 379-99 Chiết bằng KCl 1M tỷ lệ 1:10, chuẩn độ bằng EDTA (đất phèn), chuẩn độ theo Xôcolop (đất xám, đất đỏ). H+ = độ chua trao đổi - Al+++ H+ (cmol/kg)

Fe++ + Fe+++ (cmol/kg) TCVN 4618 - 88 Chiết bằng KNO3 (tỷ lệđất:dịch = 1:10), chuẩn độ bằng Trilon B

Na+ (cmol/kg) Đo trắc quang

Xác định Na hòa tan trong dịch chiết rút muối tan bằng máy quang kế ngọn lửa

- Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu phân tích được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm excel, tính toán các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, sử dụng hàm tương quan để xác định xu thế diễn biến qua các năm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu

3.1.1. Ví trí địa lý, địa hình vùng đồng bng sông Cu Long

ĐBSCL nằm ở hạ lưu của lưu vực sông Mê Kông với tổng diện tích là 40.553,1 km2 bao gồm 13 tỉnh thành (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau và Cần Thơ), chiếm khoảng 12,2 % diện tích tự nhiên cả nước với dân số đến năm 2012 là 17.390,5 nghìn người (theo Tổng cục Thống kê). Đây là một trong những đồng bằng châu thổ rộng, phì nhiêu ở Đông Nam Á và trên thế giới, một vùng đất quan trọng trong sản xuất lương thực lớn nhất nước và cũng là vùng thuỷ

sản, vùng cây ăn trái nhiệt đới trọng điểm của quốc gia.

ĐBSCL được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ

nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông, dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, Tây nam sông Hậu và Bán đảo Cà Mau.

ĐBSCL có bờ biển dài trên 700 km với diện tích 36.000 km2 là vùng kinh tếđặc quyền, giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan nên rất thuận lợi cho chiến lược phát triển kinh tế biển.

ĐBSCL nằm liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và bên cạnh các nước

Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippin, Indonesia...), một khu vực kinh tế năng động về thị trường và đối tác đầu tư quan trọng.

ĐBSCL nằm giáp Campuchia, gần Lào, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ là những vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản, rừng phong phú, có nguồn dầu khí, điện lớn.

ĐBSCL có địa hình tương đối bằng phẳng với mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố rất dày thuận lợi cho giao thông thuỷ.

Nhìn chung, vùng ĐBSCL rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, cần phải khai thác tốt vấn đề thủy lợi giúp tưới tiêu, rửa mặn, tháo chua trên cánh đồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

3.1.2. Khí tượng thy văn

Bảng 3.1. Các thông số khí tượng năm 2013 Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Tháng

Tứ Giác Long Xuyên

Đồng Tháp Mười Bán đảo Cà Mau Nhiệt độ trung bình toàn vùng DBSCL Tổng lượng mưa trung bình toàn vùng DBSCL Nhiệt độ trung bình tháng (oC) Tổng lượng mưa tháng (mm) Nhiệt độ trung bình tháng (oC) Tổng lượng mưa tháng (mm) Nhiệt độ trung bình tháng (oC) Tổng lượng mưa tháng (mm) 10/2012 28 189.2 27.6 49.5 27.8 192.4 27.90 143.70 11/2012 28 143.1 28.3 5.8 27.8 91.4 28.03 80.10 12/2012 28 10.7 27.9 11.1 27.8 11.8 27.87 11.20 1/2013 26 63.1 26.2 15.1 26.5 36.9 26.23 38.37 2/2013 27 1.5 27.3 3.7 27.5 8.1 27.33 4.43 3/2013 29 0.5 28.3 0.3 28.5 1.2 28.50 0.67 4/2013 29 102.5 29.1 54.5 29.3 104.3 29.27 87.10 5/2013 30 242 28.9 169 29.3 198 29.33 203.00 6/2013 29 449 28 255.2 28.2 29.5 28.23 244.57 7/2013 28 326.9 27.2 156.8 27.3 258.4 27.43 247.37 8/2013 28 155.6 27.3 112.6 27.6 288.3 27.63 185.50 9/2013 28 421.6 27.1 336.7 27.8 192.4 27.57 316.90

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

Vùng ĐBSCL nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có tích ôn khá cao và ổn

định nhiệt độ trung bình năm là 28,2 0C, số giờ nắng nhiều, trung bình cả năm từ 2.236 - 2.810 giờ. Trong mùa khô, số giờ nắng trung bình là 7 -8 giờ/ngày, đạt khoảng 210 giờ/tháng. Vào mùa mưa, mây xuất hiện nhiều nên trung bình giảm khoảng 4 - 6giờ/ngày (110 – 155 giờ/tháng). Do chịu ảnh hưởng của chếđộ gió mùa, từ tháng 5

đến tháng 11, vùng có gió thịnh hành theo hướng Tây – Nam, mang theo nhiều hơi nước và gây mưa nhiều tại các tỉnh thành. Từ tháng 12 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tốc độ gió trung bình là 3m/s.

Theo kết quả đo được tại ba trạm khu vực ĐBSCL trong 10 tháng đầu năm 2013, nhiệt độ dao động từ 26,0 –29,8 0C. Thời gian xảy ra nhiệt độ nóng nhất tập trung vào tháng 5 với nhiệt độ trung bình khoảng 28,9 – 29,8 0C. Ngày nóng nhất có nhiệt độđạt khoảng 30,5 – 32,0 0C (4a, 4b và 4c).

Lượng mưa trong 10 tháng đầu năm có sự khác biệt rõ rệt giữa các tháng trong năm, thấp nhất vào tháng 3 với lượng mưa không đáng kể. Lượng mưa bắt đầu tăng lên từ tháng 4 đến tháng 9 với tổng lượng mưa trong tháng dao động từ 102,5 – 421,6mm (Rạch Giá), 54,5 – 336,7mm (Cần Thơ) và 104,3 – 288,3mm (Cà Mau). Tháng có lượng mưa lớn nhất tập trung vào tháng 6/2013 ở Rạch Giá với lượng mưa đo được tại trạm Rạch Giá là 449mm, lượng mưa lớn nhất trong ngày đo được khoảng 44mm. Tại trạm Cần Thơ, tổng lượng mưa là 314,5 mm, lượng mưa lớn nhất trong ngày đo được khoảng 81mm. Tại Cà Mau, tổng lượng mưa là 338,1 mm và lượng mưa lớn nhất trong ngày là 82mm.

Nhìn chung, vùng đồng bằng sông Cửu Long có nền nhiệt độ, chế độ bức xạ

nhiệt, chếđộ nắng khá cao và ổn định, là vùng ít xảy ra thiên tai. Các yếu tố khí hậu của vùng đã tạo ra những lợi thế riêng biệt so với các vùng khác cả nước. Tuy nhiên

đối với đồng bằng sông Cửu Long một trong những tác hại lớn nhất của bão là nước dâng. Nước biển dâng cao khi có bão tràn vào, xâm nhập mặn sâu vào nội địa theo các triền sông, chỗ trũng ngập sâu tới 2 đến 3m nên gây hậu quả xấu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Về thủy văn, vùng ĐBSCL có mạng lưới thủy văn khá phong phú và mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc (Vịnh Thái Lan, Biển Đông, sông Mê Kông). ĐBSCL chịu ảnh hưởng của chếđộ bán nhật triều không đều của biển Đông và biển Tây. Vào

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

mùa khô, mực nước thượng nguồn đổ về yếu, bên cạnh đó còn ảnh hưởng chếđộ triều cường làm cho nước mặn truyền vào sâu trong nội đồng theo gây ảnh hưởng mặn đến môi trường đất. Vùng ảnh hưởng mặn vùng đồng bằng tương ứng với độ mặn 1 0/oo trên sông chiếm diện tích rộng khoảng 2,1 triệu ha đất tự nhiên. Nếu tính đến biên mặn 4 0/oo thì diện tích vùng nhiễm mặn tăng khoảng 1,7 triệu ha nằm ở lưu vực vùng cửa sông Tiền, sông Hậu, vùng bán đảo Cà Mau và vùng ven biển Tây. Hệ thống sông Cửu Long được kể từ Tân Châu trên sông Tiền và Châu Đốc trên sông Hậu ra đến biển. Hàng năm, sông Cửu Long chuyển trên 500 tỉ m3 nước ra đến biển với lưu lượng bình quân là 13.500 m3/s, trong đó khoảng 3/4 lượng nước đưa về vào mùa mưa lũ kéo dài 5 tháng (từ tháng 5 đến tháng 10), 1/4 lượng nước đưa ra biển trong 7 tháng còn lại. Lưu lượng cực đại trên sông vào tháng 9 và tháng; lưu lượng cực tiểu vào tháng 04.

Thủy văn ởĐBSCL phụ thuộc vào các yếu tố chính như: các tiến trình sông, thủy chế sông Mê-kông, các tiến trình biển, nhịp độ và biên độ triều, lượng mưa khu vực. Sông Mê Kông có lưu vực chảy trong địa phận của vùng với chiều dài 230 km. Khi vào Việt Nam sông Mê Kông phân thành 2 nhánh là sông Tiền và sông Hậu. Nước sông Mê Kông đổ ra biển theo sáu cửa sông cửa của sông Tiền ( Cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên, cửa Cung Hầu) và 3 cửa của sông Hậu (

Định An, Bát Sát và Thanh Đề), những cửa sông này đều đổ ra biển Đông. Ngoài ra còn có một số sông tự nhiên như: Sông Cái Lớn, Ông Đốc, Bảy Hạp, Cửa Lớn, Gềnh Hào,... Hệ thống kênh rạch dày đặc nối liền các sông với nhau có tổng chiều dài khoảng 4.900 km, lớn nhất là kênh Phụng Hiệp dài 150 km chạy từ sông Hậu đến Cà Mau, kênh Vĩnh Tế nối liền Châu Đốc đến Hà Tiên, kênh Nguyễn Văn Tiếp nối liền Cao Lãnh với Mỹ Tho, kênh Tháp Mười nối liền với sông Vàm Cỏ Tây,... Mật độ sông ngòi kênh rạch bình quân toàn vùng khoảng 4 km/km2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chế độ nước, thủy triều: Vùng ĐBSCL được phân thành hai mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ thường kéo dài từ 5 – 6 tháng với đỉnh lũ dâng lên từ từ và

đỉnh lũ hàng năm thường xuất hiện vào tháng 9, 10. Lượng dòng chảy mùa lũ chiếm tới

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường đất phèn trồng lúa ở đồng bằng sông cửu long (Trang 36)