Ví trí địa lý, địa hình vùng đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường đất phèn trồng lúa ở đồng bằng sông cửu long (Trang 41 - 42)

ĐBSCL nằm ở hạ lưu của lưu vực sông Mê Kông với tổng diện tích là 40.553,1 km2 bao gồm 13 tỉnh thành (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long,

Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau và Cần Thơ), chiếm khoảng 12,2 % diện tích tự nhiên cả nước với dân số đến năm 2012 là 17.390,5 nghìn người (theo Tổng cục Thống kê). Đây là một trong những đồng bằng châu thổ rộng, phì nhiêu ở Đông Nam Á và trên thế giới, một vùng đất quan trọng trong sản xuất lương thực lớn nhất nước và cũng là vùng thuỷ

sản, vùng cây ăn trái nhiệt đới trọng điểm của quốc gia.

ĐBSCL được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ

nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông, dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, Tây nam sông Hậu và Bán đảo Cà Mau.

ĐBSCL có bờ biển dài trên 700 km với diện tích 36.000 km2 là vùng kinh tếđặc quyền, giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan nên rất thuận lợi cho chiến lược phát triển kinh tế biển.

ĐBSCL nằm liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và bên cạnh các nước

Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippin, Indonesia...), một khu vực kinh tế năng động về thị trường và đối tác đầu tư quan trọng.

ĐBSCL nằm giáp Campuchia, gần Lào, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ là những vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản, rừng phong phú, có nguồn dầu khí, điện lớn.

ĐBSCL có địa hình tương đối bằng phẳng với mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố rất dày thuận lợi cho giao thông thuỷ.

Nhìn chung, vùng ĐBSCL rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, cần phải khai thác tốt vấn đề thủy lợi giúp tưới tiêu, rửa mặn, tháo chua trên cánh đồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường đất phèn trồng lúa ở đồng bằng sông cửu long (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)