Mô hình xương cá (Fishbone Diagram hay Ishikawa diagram)

Một phần của tài liệu Bài giảng và đề cương môn Phát triển kỹ năng cá nhân 2 (EG41) eHOU (Trang 32 - 35)

+ Là phương pháp được sử dụng để giúp sàng lọc ra các yếu tố, nguyên nhân của vấn đề một cách có hệ thống.

+ Là công cụ đặc biệt quan trọng khi phân tích cải tiến chất lượng, thực hiện hành động khắc phục phòng ngừa.

+ Mục đích:

 Lần tìm, chỉnh lý các nhân tố của vấn đề từ gốc đến ngọn một cách có thứ tự và không bỏ sót.

 Giúp tìm kiếm dễ dàng các nguyên nhân quan trọng để tiến hành cải thiện vấn đề.

 Biểu đồ này được xây dựng bằng cách đi ngược từ kết quả (hoặc hiện tượng xảy ra) lần ra các nguyên nhân (hay các giải pháp tác động cần thiết). Các vấn đề giải quyết gọi là kết quả, các yếu tố ảnh hưởng được xem là nguyên nhân.

 Khi tạo biểu đồ, việc quan trọng là tập hợp được càng nhiều ý kiến của thành viên tham gia càng tốt. Các ý kiến phải được đưa ra một cách tự do, ý kiến do nhiều người ở nhiều vị trí khác nhau càng tốt. Để việc đưa ý kiến đóng góp một cách khoa học, nên sử dụng phương pháp động não.

- Phương pháp cây vấn đề

+ Cây vấn đề là một công cụ phân tích (dưới dạng sơ đồ hình cây) cho phép người tham gia phân tích hệ thống các nguyên nhân.

+ Mục đích

 Nhằm đảm bảo lập kế hoạch có căn cứ xác thực trên cơ sở phát hiện.

 Xử lý được các nguyên nhân sâu xa gây trở ngại cho quá trình xử lý vấn đề.

 Cây vấn đề minh họa cấu trúc của vấn đề cốt lõi và các “nguyên nhân”, “hậu quả” của nó. Phần rễ cây minh họa các nguyên nhân và phần cành cây minh họa các hậu quả.

5. Tổng kết

- Tất cả mọi vấn đề đều không giống nhau.

- Có quy trình giải quyết chung cho các vấn đề song không có cách giải quyết nào giống nhau cho từng tình huống cụ thể.

- Luôn xuất hiện những cản trở trong giải quyết vấn đề.

- Luôn nghĩ tới việc áp dụng những công cụ để phát hiện và giải quyết hiệu quả vấn đề.

II – CÂU HỎI

1) Trong quy trình giải quyết vấn đề, bước nào là bước quan trọng trước tiên ? Vì sao ?

Đáp án đúng là: Trong quy trình giải quyết vấn đề, bước quan trọng trước tiên là bước xác định vấn đề. Bởi đó là cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo.

2) Trình bày khái niệm về vấn đề sai lệch.

Đáp án đúng là: Vấn đề sai lệch là loại vấn đề xuất hiện trong trường hợp một cá nhân hay tập thể gặp phải khó khăn cần được tháo gỡ do sự biểu hiện không bình thường.

3) Trình bày khái niệm vấn đề.

Đáp án đúng là: Theo nghĩa rộng: vấn đề là một việc gì đó chưa rõ ràng, hoặc là một khó khăn cần phải được xác định rõ và giải quyết. Ở nghĩa hẹp hơn: vấn đề như là việc xác định những hành động cần phải thực hiện để hoàn thành một mục tiêu

4) Những khó khăn thường xuất hiện trong giải quyết vấn đề là gì?

Đáp án đúng là: Những khó khăn thường xuất hiện trong giải quyết vấn đề là về tính cố định chức năng; thông tin không liên quan hoặc gây nhầm lẫn; những giả định; về thiết chế tâm trí

5) Làm thế nào để lựa chọn được giải pháp tối ưu trong giải quyết vấn đề ?

Đáp án đúng là: Để lựa chọn được giải pháp tối ưu trong giải quyết vấn đề cần làm được: lựa chọn phương án nào tùy thuộc vào tính chất của vấn đề; tùy thuộc mục tiêu của người chọn; đánh giá ưu, nhược điểm của từng phương án; xây dựng một hệ thống tiêu chí đánh

giá các phương án cụ thể; phương án được coi là tối ưu chính là phương án thỏa mãn được nhiều nhất các tiêu chí được đặt ra

6) Làm thế nào để xác định được vấn đề ?

Đáp án đúng là: Để xác định được vấn đề cần làm được: Xác định là vấn đề của ai, xảy ra khi nào ? Tìm ra những sai lệch, Tìm ra khó khăn cần giải quyết

7) Làm thế nào để xác định được nguyên nhân của vấn đề ?

Đáp án đúng là: Để xác định được nguyên nhân của vấn đề cần xác định nguyên nhân từ các yếu tố liên quan và từ các sai lệch; có những nguyên nhân chính, nguyên nhân phụ; có những nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp

8) Trình bày khái niệm về vấn đề suy diễn.

Đáp án đúng là: Vấn đề suy diễn là giả định và có thể sẽ xảy ra nếu tình hình hiện tại thay đổi

9) Trình bày khái niệm về vấn đề hoàn thiện.

Đáp án đúng là: Vấn đề hoàn thiện là việc cần cải thiện để đạt được một mục tiêu đo lường được

10) Trình bày khái niệm về vấn đề dự báo.

Đáp án đúng là: Vấn đề dự báo là những khó khăn dự kiến sẽ phát sinh nếu tình hình như hiện tại tiếp tục diễn ra

11) Làm thế nào để xây dựng được các phương án giải quyết vấn đề ?

Đáp án đúng là: Để xây dựng được các phương án giải quyết vấn đề cần làm được: thu thập các thông tin; hình thành nhiều phương án khác nhau trong khuôn khổ những nguồn lực có được; một nguyên nhân dẫn tới vấn đề có thể giải quyết được bằng nhiều cách khác nhau. 12) Quy trình giải quyết vấn đề bao gồm những bước cơ bản nào?

Đáp án đúng là: Quy trình giải quyết vấn đề bao gồm 6 bước: xác định vấn đề; xác định nguyên nhân vấn đề; xây dựng các phương án giải quyết vấn đề; lựa chọn giải pháp tối ưu; thực hiện giải pháp; đánh giá kết quả.

BÀI 6: KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNGA – LÝ THUYẾT A – LÝ THUYẾT

1. Người lãnh đạo và vai trò của người lãnh đạo trong tổ chức- Quan niệm về “người lãnh đạo” - Quan niệm về “người lãnh đạo”

Người lãnh đạo là người đề ra đường lối và tổ chức thực hiện theo đường lối ấy trên cơ sở khả năng về tầm nhìn, về sức ảnh hưởng và khả năng truyền cảm hứng cho người khác. - Vai trò của người lãnh đạo trong tổ chức:

 Quyết định cho việc phát triển tổ chức + xác định tầm nhìn chiến lược cho tổ chức. + ra các quyết định trong tổ chức.

+ giữ vai trò nòng cốt cho các quyết định quản lý và các quan hệ quản lý.

 Quyết định trong việc duy trì và điều chỉnh cho tổ chức hoạt động bình thường

+ bảo đảm cho hoạt động đúng hướng, có sự chỉ đạo các cá nhân, tập thể trong tổ chức tạo thành một tập thể thống nhất để thực hiện mục tiêu đã đề ra.

+ tổ chức thực hiện quyết định với sự chỉ đạo, lãnh đạo cụ thể.

 Vạch đường hướng, tầm nhìn cho tổ chức và tổ chức thực hiện theo đường hướng và tầm nhìn đó.

Một phần của tài liệu Bài giảng và đề cương môn Phát triển kỹ năng cá nhân 2 (EG41) eHOU (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w