0
Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Biện pháp 4: Bồi dưỡng cho HS cách trình bày lời giải của một bài toán

Một phần của tài liệu LUAN VANSKKN 3 (Trang 41 -46 )

khi giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình (hay phương trình)

2.3.4.1. Lời giải không phạm sai lầm và không có sai sót mặc dù nhỏ.

Muốn cho học sinh không mắc sai phạm này giáo viên phải làm cho học sinh hiểu đề toán và trong quá trình giải không có sai sót với kiến thức, phương pháp suy luận, kỹ năng tính toán, ký hiệu, điều kiện của ẩn. Phải rèn cho học sinh có thói quen đặt điều kiện của ẩn và xem xét đối chiếu kết quả với điều kiện của ẩn xem đã hợp lý chưa.

Ví dụ: 2

Bác Hiệp và cô Liên đi xe đạp từ làng lên tỉnh trên quãng đường dài 30 km, khởi hành cùng một lúc.Vận tốc xe của Bác Hiệp lớn hơn vận tốc xe của cô Liên là 3 km/h nên bác Hiệp đã đến tỉnh trước cô Liên nửa giờ. Tính vận tốc xe của mỗi người?

Hướng dẫn: Trong bài này cần hướng dẫn HS xác định được những đại lượng đã

cho và những đại lượng cần tìm, cụ thể đã biết quãng đường và cần tìm vận tốc của mỗi xe. Từ đó HS cần xác định thời gian đi hết quãng đường của mỗi xe.

Gọi vận tốc của xe bác Hiệp là x (km/h). Điều kiện : x > 3 Vận tốc xe cô Liên : x – 3 (km/h)

Khi đó thời gian đi hết quãng đường của xe bác Hiệp là 30

x (h) Khi đó thời gian đi hết quãng đường của xe cô Liên là 30x −3 (h)

Theo đề bài ta có phương trình : 30x −3 – 30

x = 12

x2 – 3x – 180 = 0

Giải phương trình ta được : x1 = 15 (thoả điều kiện) ; x2 = –12 (loại) Vậy: Vận tốc của xe bác Hiệp là 15 (km/h)

Vận tốc xe cô Liên là 15 – 3 = 12 (km/h)

2.3.4.2. Lời giải bài toán lập luận phải cứ căn cứ chính xác.

Đó là trong quá trình thực hiện từng bước có lô gíc chặt chẽ với nhau, có cơ sở lý luận chặt chẽ. Đặc biệt phải chú ý đến việc thoả mãn điều kiện nêu trong giả thiết. Xác định ẩn khéo léo, mối quan hệ giữa ẩn và các dữ kiện đã cho làm nổi bật được ý phải tìm. Nhờ mối tương quan giữa các đại lượng trong bài toán thiết lập được phương trình từ đó tìm được giá trị của ẩn. Muốn vậy giáo viên cần làm cho học sinh hiểu được đâu là ẩn, đâu là dữ kiện? đâu là điều kiện? Có thể thoả mãn được điều kiện hay không? Dữ kiện có đủ để xác định được ẩn không? Từ đó mà xác định hướng đi, xây dựng được cách giải.

Ví dụ: 4

Hai cạnh của một khu đất hình chữ nhật hơn kém nhau 4m. Tính chu vi của khu đất đó nếu biết diện tích của nó bằng 1200m2.

Hướng dẫn: Ở đây bài toán hỏi chu vi của hình chữ nhật. Học sinh thường có xu thế bài toán hỏi gì thì gọi đó là ẩn. Nếu gọi chu vi của hình chữ nhật là ẩn thì bài toán đi vào bế tắc khó có lời giải. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát triển sâu trong khả năng suy diễn để từ đó đặt vấn đề: Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta cần biết những yếu tố nào ? ( cạnh hình chữ nhật )

Từ đó gọi chiều rộng hình chữ nhật là x (m) ( điều kiện x > 0 ) Thì chiều dài hình chữ nhật là: x + 4 (m)

Theo đề bài ra ta có phương trình: x. (x + 4) = 1200  x2 + 4x – 1200 = 0 Giải phương trình trên ta được x1= 30 ; x2= –34

Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào điều kiện để loại nghiệm x2, chỉ lấy nghiệm x1= 30.

Chiều dài là: 30 + 4 = 34 (m) Chu vi là: 2.(30 +34) = 128 (m)

Ở bài toán này nghiệm x2= –34 có giá trị tuyệt đối bằng chiều dài hình chữ nhật, nên học sinh dễ mắc sai sót coi đó cũng là kết quả của bài toán.

2.3.4.3. Lời giải phải đầy đủ và mang tính toàn diện

Giáo viên hướng dẫn học sinh không được bỏ sót khả năng chi tiết nào. Không được thừa nhưng cũng không được thiếu, rèn cho học sinh cách kiểm tra lại lời giải xem đã đầy đủ chưa? Kết quả của bài toán đã là đại diện phù hợp chưa? Nếu thay đổi điều kiện bài toán rơi vào trường hợp đặc biệt thì kết quả vẫn luôn luôn đúng.

Ví dụ: 4

Một tam giác có chiều cao bằng 3

4 cạnh đáy. Nếu chiều cao tăng thêm 3dm và cạnh đáy giảm đi 2dm thì diện tích của nó tăng thêm 12 dm2. Tính chiều cao và cạnh đáy?

Hướng dẫn: Giáo viên cần lưu ý cho học sinh dù có thay đổi chiều cao, cạnh đáy của tam giác thì diện tích của nó luôn được tính theo công thức:

S = 1

2a.h (Trong đó a là cạnh đáy, h là chiều cao tương ứng) Gọi chiều dài cạnh đáy lúc đầu là x (dm) , điều kiện x > 0. Thì chiều cao lúc đầu sẽ là:

3 4x (dm) Diện tích lúc đầu là: 1 3 . . 2 x 4x (dm2) Diện tích lúc sau là: 1 3 ( 2).( 3) 2 x 4x (dm2) Theo đề bài ta có phương trình:

1 3 1 3

( 2).( 3) . 12

2 x 4x 2 4x x Giải phương trình ta được x = 20 thoả măn điều kiện của ẩn. Vậy chiều dài cạnh đáy là 20 (dm)

Chiều cao là: 3

.20 15

4 (dm)

Bài giải phải đảm bảo được 3 yêu cầu trên không sai sót. Có lập luận, mang tính toàn diện và phù hợp kiến thức, trình độ của học sinh, đại đa số học sinh hiểu và làm được

Ví dụ: 10

Tìm hai số tự nhiên biết tổng của chúng là 17 và tổng các bình phương của chúng là 157.

Hướng dẫn. Bài toán này đã thể hiện khá rõ ràng mối quan hệ của hai số này nên ta

có thể giải như sau:

Gọi x là số thứ nhất (0 < x < 17) Số thứ hai là 17 – x.

Vì tổng bình phương hai số là 157 nên ta có phương trình x2 + (17 – x)2 = 157 Giải phương này ta được x1 = 11 , x2 = 6 (đều thỏa mãn)

Có HS giải như sau:

Gọi x, y là hai số cần tìm (0 < x, y < 17)

Tổng hai số là 17 nên ta có phương trình x + y = 17.

Tổng bình phương hai số là 157 nên ta có phương trình x2 + y2 = 157.

Ta giải hệ phương trình 2 2 17 157 x y x y        cũng ra kết quả hai số là 11 và 6.

Nhưng vô tình đã biến bài toán này thành một bài toán khó giải và không phù hợp với trình độ của HS yếu kém.

2.3.4.5. Lời giải phải trình bày khoa học.

Đó là lưu ý đến mối liên hệ giữa các bước giải trong bài toán phải lôgic, chặt chẽ với nhau. Các bước sau được suy ra từ các bước trước nó đã được kiểm nghiệm, chứng minh là đúng hoặc những điều đã biết từ trước.

Ví dụ. 4

Chiều cao của một tam giác vuông bằng 9,6 m và chia cạnh huyền thành hai đoạn hơn kém nhau 5,6 m. Tính độ dài cạnh huyền của tam giác?

H C B

A

Theo hình vẽ trên bài toán yêu cầu tìm đoạn nào, đã cho biết đoạn nào? Trước khi giải cần kiểm tra kiến thức học sinh để củng cố kiến thức. Đường cao của tam giác vuông được tính như thế nào? (AH2 = BH. CH) Từ đó gọi độ dài của BH là x (m). Điều kiện x > 0.

Suy ra HC có độ dài là: x + 5,6

Theo công thức đã biết ở trên ta có phương trình: x(x + 5,6) = (9,6)2

Giải phương trình ta được: x = 7,2 thoả mãn điều kiện Vậy độ dài cạnh huyền là: (7,2 + 5,6) + 7,2 = 20 ( m )

2.3.4.6. Lời giải bài toán phải rõ ràng, đầy đủ (có thể nên kiểm tra lại)

Lưu ý đến việc giải các bước lập luận, tiến hành không chồng chéo nhau, phủ định lẫn nhau, kết quả phải đúng. Muốn vậy cần rèn cho học sinh có thói quen sau khi giải xong cần thử lại kết quả và tìm hết các nghiệm của bài toán, tránh bỏ sót nhất là đối với phương trình bậc hai, hệ phương trình.

Ví dụ: 4

Một tàu thuỷ chạy trên một khúc sông dài 80 km. Cả đi và về mất 8 giờ 20 phút. Tính vận tốc của tàu thủy khi nước yên lặng. Biết vận tốc của dòng nước là 4 km/h.

Hướng dẫn giải

Gọi vận tốc của tàu thủy khi nước yên lặng là x km/h (x > 4). Vận tốc của tàu thủy khi xuôi dòng là: x + 4 ( km/h).

Thời gian của tàu thủy khi xuôi dòng là: 80

4

x (h). Vận tốc của tàu thủy khi ngược dòng là: x – 4 (km/h). Thời gian của tàu thủy khi ngược dòng là:

80 4

x (h). Theo đề bài ta có phương trình:

80 80 25

4 4 3

x x

 5x2 – 96x – 80 = 0 Giải phương trình này tìm được:

x1 = 8 0,8 10   ; x2 = 20

Đến đây học sinh dễ bị hoang mang vì ra hai kết quả không biết lấy kết quả nào. Vì vậy, giáo viên cần xây dựng cho các em có thói quen đối chiếu kết quả với điều kiện của đề bài. Nếu đảm bảo với điều kiện của đề bài thì các nghiệm đều hợp lý, nếu không đảm bảo với điều kiện thì nghiệm đó loại (chẳng hạn ở ví dụ trên với

x1 = 8 10 

< 4 là không đảm bảo với điều kiện nên loại). Một bài toán không nhất thiết duy nhất một kết quả và được kiểm chứng lại bằng việc thử lại tất cả các kết quả đó với yêu cầu của bài toán.

Một phần của tài liệu LUAN VANSKKN 3 (Trang 41 -46 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×