IV. TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
4.3.7. Công nghệ sinh thái trong xử lý ô nhiễm môi trường nước
Xu hướng trong 70 năm qua trong xây dựng các cơ sở kiểm soát ô nhiễm nước cho đô thị với diện mạo “bê tông và thép” đã được lựa chọn thay thế dần bởi những công nghệ thân thiện hơn với môi trường. Chi phí năng lượng và chi phí vận hành cao khi hoạt động khiến các hệ thống này đã trở thành mục chi phí đáng kể cho cộng đồng khi vận hành chúng. (US, Envronment protection agency, 1988).
Theo Hantsche, N.N, cách tiếp cận kỹ thuật mới để xây dựng nhân tạo hệ sinh thái dùng khả năng tự nhiên của hệ sinh thái này phục vụ chức năng của quá trình xử lý nước thải hay có thể gọi là công nghệ sinh thái. Xử lý nước thải và tái sử dụng thành công nước đã xử lý phục vụ các mục đích: nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, sân golf và vành đai xanh thủy lợi. Một trong những biện pháp sinh thái đó là sử dụng thực vật thủy sinh, thực vật có khả năng xử lý nước thải trở thành xu hướng trong việc xử lý ô nhiễm nguồn nước .
Hệ thống xử lý nước thải sử dụng thực vật phải chú ý đến ba yếu tố cơ bản:
1. Quan tâm đến chức năng tự xử lý tự nhiên của hệ sinh thái thực vật trên mặt nước và vùng đệm;
2. Cần làm đa dạng, phong phú và phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, vùng ngập nước, đầm lầy và những vùng đệm sinh thái;
3. Đầu tư một cách thỏa đáng chi phí xây dựng và các hoạt động cộng đồng liên quan đến lĩnh vực này.
Trong các hệ thực vật thủy sinh, nước thải được xử lý chủ yếu bằng hiệu quả của quá trình trao đổi chất của vi khuẩn và quá trình vật lý (lắng đọng trầm tích) các quá trình phân hủy yếm khí, do đó hệ cây thực vật ở đây đòng vai trò hỗ trợ các quá trình kể trên. Một số chức năng của thực vật thủy sinh được tóm tắt trong
Bảng 9. Một số chức năng của thực vật thủy sinh
Phần của cây Chức năng
Rễ và phần thân trong nước 1. Là bề mặt hay giá thể cho hệ vi sinh vật trong nước
2. Là nơi cho các quá trình lọc và hấp phụ trong nước
Phần thân, lá trên mặt nước 1. Làm yếu đi cường độ ánh sáng mặt trời do đó có khả năng hạn chế bùng phát của quần thể tảo trong nước
2. Làm giảm ảnh hưởng của gió trên bề mặt nước. Ví dụ: quá trình trao đổi khí giữa tầng khí quyển và mặt nước. 3. Rất quan trọng trong các quá trình trao
đổi chất trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
Hệ sinh thái vùng đất ngập nước được hiểu là những khu vực bị ngập bão hòa bởi nước mặt hoặc nước ngầm với tần số và thời gian đủ để duy trì sự bão hòa đó. Những vùng sinh thái này có thể là từ tự nhiên (ví dụ như: đầm lầy, bãi lầy...) hoặc những vùng do con người xây dựng có đặc điểm sinh thái gần giống với tự nhiên.