Hiện trạng môi trường nước mặt tại làng nghề Phúc Lâm

Một phần của tài liệu BÁO CÁO “ỨNG DỤNG MỘT SỐ SẢN PHẨM SINH HỌC, HÓA HỌC VÀ THỰC VẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ PHÚC LÂM HUYỆN VIỆT YÊN, BẮC GIANG (Trang 69 - 71)

V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÀNG NGHỀ PHÚC LÂM

5.1.2. Hiện trạng môi trường nước mặt tại làng nghề Phúc Lâm

Bảng 15: Kết quả phân tích nước mặt lấy tại Phúc Lâm Bắc Giang tháng 11/2011

TT KHM Hiện trạng pH BOD5 COD Dầu mỡđộng

thực vật E.coli

Coliform Samonella

mg/l MPN/100ml CFU/ml

1 NM 1

Hồ ngâm xương, mùi thối, nước màu xanh đen (hồ thanh niên gần QL 1 cũ)

6,81 28 45 1,66 0 46.000 (-)

2 NM 2

Hồ không ngâm xương, nước màu xanh, thả đầy bèo, mùi ít thối hơn (hồ thanh niên)

6,78 27 38 1,11 0 60 (-)

3 NM 3 Màu nước xanh, ít mùi (Ao

trước đình ) 7,09 12 26 1,60 0 40 (-)

4 NM 4 Ruộng cấy lúa sắp thu, nước đục hơi có mùi thối 7,07 16 30 0,33 0 430 (-) 5 NM 5 Nước màu xanh rêu (ao ngõ làng) 7,02 19 37 0,46 0 0 (-) 6 NM 6 Ao nuôi vịt, nước đục hơi có

mùi (khu cống cá) 6,71 8 18 0,30 0 0 (-)

7 NM 7 Cấy lúa, nước xanh rêu (khu sau làng) 7,08 15 31 0,39 0 0 (-) 8 NM 8 Nước ao màu đen, thả nhiều rau ngổ (đồng nha) 6,77 26 28 0,56 0 0 (-) 9 NM 9 Trồng rau muống (đồng sủng) 6,70 22 32 0,70 0 90 (-)

10 NM 10 Lúa đang thu (bờ ngãnh) 6,36 29 42 0,82 0 0 (-)

QCVN 08-2008 (Cột B1 phục vụ sx nông

nghiệp, thủy sản) 5,5-9 15 30 0,1 100 7500

Trung bình 6,84 20 33 0,79 0

Nhỏ nhất 6,36 8 18 0,30 0 0

Lớn nhất 7,09 29 45 1,66 0 46.000

Kết quả phân tích nước mặt dưới ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt, nước thải giết mổ của làng nghề, hoạt động ngâm xương phục vụ sản xuất của làng nghề được lấy tại một số địa điểm tại Phúc Lâm năm 2011 cho thấy:

+ Giá trị pH của nước mặt ở mức trung tính, BOD dao động trong khoảng từ 8 – 29 mg/l, kết quả phân tích cho thấy có tới 7/10 mẫu có hàm lượng BOD vượt ngưỡng so với QCVN cho phép. Hàm lượng COD trong nước mặt dao động từ 18 – 45mg/l và có 5/10 mẫu có hàm lượng COD vượt quá QCVN cho phép.

+ Kết quả phân tích về tổng lượng dầu mỡ động thực vật trong nước mặt tại Phúc Lâm cho thấy tất cả các mẫu nước phân tích đều có hàm lượng dầu mỡ động thực vật vượt ngưỡng có phép từ 3 đến 16 lần QCVN cho phép, hàm lượng dầu mỡ dao động từ 0,3 – 1,16 mg/l. Theo đánh giá, hàm lượng dầu mỡ động thực vật cao trong nguồn nước mặt chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nước thải sản xuất của làng nghề Phúc Lâm.

+ Kết quả phân tích nhóm vi sinh vật cho thấy Ecoli tuy không phát hiện trong nước mặt nhưng Coliorm đã phát hiện ở 5/10 mẫu nước mặt, cá biệt tại mẫu nước mặt được lấy ở khu vực hồ ngâm xương của làng nghề có lượng Coliform lên đến 46000 MPN/100ml nước và vượt quá QCVN cho phép tới hơn 6 lần. Tất cả các mẫu đều không phát hiện thấy samonella ở [10-1].

Bảng 16: Kết quả phân tích nước mặt lấy tại Phúc Lâm Bắc Giang tháng 11/2011

TT KHM Hiện trạng N tổngsố P tổngsố Tss Cu Fe Pb Hg

mg/l

1 NM 1

Hồ ngâm xương, mùi thối, nước màu xanh đen (hồ thanh niên gần QL 1 cũ)

39,2 0,1 0,45 0,019 1,092 0,082 0,0003

2 NM 2

Hồ không ngâm xương, nước màu xanh, thả đầy bèo, mùi ít thối hơn (hồ thanh niên)

25,6 1,3 0,32 0,011 0,923 0,071 0,0002

3 NM 3 Màu nước xanh, ít mùi (Ao

trước đình ) 33,6 1,0 0,45 0,009 0,137 0,103 0,0001

4 NM 4 Ruộng cấy lúa sắp thu, nước đục hơi có mùi thối 11,2 1,0 0,35 0,022 0,122 0,148 0 5 NM 5 Nước màu xanh rêu (ao ngõ làng) 24,0 1,1 0,33 0,015 0,554 0,091 0,0001 6 NM 6 Ao nuôi vịt, nước đục hơi có

mùi (khu cống cá) 33,6 1,0 0,25 0,005 0,063 0,150 0

7 NM 7 Cấy lúa, nước xanh rêu (khu sau làng) 18,4 1,0 0,28 0,010 0,235 0,110 0 8 NM 8 Nước ao màu đen, thả nhiều rau ngổ (đồng nha) 20,5 1,4 0,40 0,009 0,121 0,050 0 9 NM 9 Trồng rau muống (đồng sủng) 16,8 1,9 0,35 0,006 1,673 0,096 0

10 NM 10 Lúa đang thu (bờ ngãnh) 27,8 1,4 0,29 0,020 0,185 0,101 0,0001

QCVN 08-2008 (Cột B1 phục vụ sx nông

nghiệp, thủy sản) 50 0,5 1,5

Trung bình 25,1 1,1 0,35 0,013 0,511 0,101 0,00008

Nhỏ nhất 11,2 0,1 0,25 0,005 0,063 0,050 0

Lớn nhất 39,2 1,9 0,45 0,022 1,673 0,150 0,0003

+ Hàm lượng Tss ở tất cả các mẫu đều thấp và nằm dưới ngưỡng tối đa cho phép của QCVN, dao động trong khoảng 0,25-0,45mg/l.

+ Đối với nhóm chỉ tiêu kim loại nặng: hàm lượng Cu và Hg ở tất cả các mẫu phân tích đều nằm dưới ngưỡng tối đa cho phép của QCVN. Hàm lượng Fe dao động trong khoảng 0,511-1,673mg/l và chỉ có 1 mẫu là vượt quá QCVN. Các mẫu có hàm lượng Pb dao động trong khoảng 0,050-0,150mg/l và có 9/10 mẫu có hàm lượng Pb vượt quá QCVN từ 2-3 lần.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO “ỨNG DỤNG MỘT SỐ SẢN PHẨM SINH HỌC, HÓA HỌC VÀ THỰC VẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ PHÚC LÂM HUYỆN VIỆT YÊN, BẮC GIANG (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w