Khái niệm nguồn lao động

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 2018 (Trang 27 - 28)

Từ hình 1.1, nhận thấy nguồn lao động là bộ phận của dân số, bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động (trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, cùng với nhóm ngoài tuổi lao động, có khả năng lao động, hiện không làm việc nhưng đang tìm kiếm việc làm (Nguyễn Nam Phương, Ngô Quỳnh An, 2016).

Ngắn gọn hơn, nguồn lao động được định nghĩa là một bộ phận của dân số bao gồm những người nằm trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và những người nằm ngoài độ tuổi lao động thực tế đang làm việc thường xuyên (Phan Công Nghĩa và Bùi Đức Triệu, 2013).

Như vậy, khái niệm nguồn lao động có phạm vi rộng hơn và bao hàm cả lực lượng lao động. Quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số sẽ quyết định quy mô, cơ cấu và chất lượng nguồn cung lao động tiềm năng cũng như cung lao động thực tế.

Nguồn lao động được nghiên cứu cả về số lượng và chất lượng. Nguồn lao động nghiên cứu mặt số lượng bao gồm: Dân số đủ 15 tuổi trở lên có khả năng lao động, hiện có việc làm hoặc đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm công việc nội trợ trong gia đình, không có nhu cầu làm việc và những người thuộc tình trạng khác. Số lượng nguồn lao động được đo lường thông qua chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng. Các chỉ tiêu này có liên quan mật thiết với quy mô và tốc độ tăng dân số. Quy mô và tốc độ tăng dân số là một trong những nhân tố tác động đến quy mô và tốc độ tăng nguồn lao động.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 2018 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)