làm công ăn lương theo tỉnh một trong các nhân tố quan trọng nhất là trình độ lao động của người lao động. Người có trình độ cao sẽ đảm nhiệm được vai trò vị trí việc làm cao trong tổ chức vì thế thu nhập cũng sẽ cao hơn và cũng là nhân tố dễ tác động nhất để cải thiện thu nhập cho người lao động.
2.4.2 Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để cải thiện thu nhập bình quân tháng của người lao động quân tháng của người lao động
2.4.2.1 Giải pháp để cải thiện thu nhập bình quân tháng của người lao động
Thực trạng thu nhập bình quân tháng của người lao động vẫn luôn tồn tại sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa khu vực thành thị và nông thôn. Bên cạnh đó thu nhập bình quân tháng của người lao động luôn có sự chênh lệch giữa người được đào tạo so với người chưa được đào tạo và chênh lệch giữa các khu vực kinh tế hay loại hình kinh tế. Vì vậy cần có những giải pháp cụ thể để giảm sự chênh lệch, tăng thu nhập bình quân tháng cho người lao động.
Về đặc điểm người lao động theo tỉnh:
Thứ nhất, địa phương cần xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về việc đào tạo nghề cho lao động. Bên cạnh đó ban hành các văn bản nhằm tạo điều kiện thuận lợi về các mặt như kinh phí đào tạo để các cơ sở dạy nghề tổ chức thực hiện, ưu tiên đầu tư phát triển dạy nghề, đặc biệt là các nghề có trình độ cao. Đâu tư xây dựng các sơ sở dạy nghề có thế mạnh về đào tạo lao động đáp ứng được nhu cầu công việc. Cần có chính sách đối với người học nghề, người dạy nghề, chính sách đối với tổ chức tham gia công tác đào tạo. Hình thành quỹ đào tạo nghề chung đối với công tác đào tạo lao động nhằm giảm bớt chi phí đào tạo đồng thời góp phần hỗ trợ vào kinh phí đào tạo nghề ở địa phương.
Thứ hai, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp ở địa phương cần mở rộng quy mô đào tạo, xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo phù hợp với yêu cầu của tổ
chức, đồng thời đảm bảo việc làm cho người lao động ngay sau khi hoàn thành khóa học. Xây dựng chương trình đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện, trong quá trình xây dựng chương trình cần có sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo, chuyện gia xây dựng chương trình và đại diện tổ chức sử dụng lao động.
Thứ ba, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành dựa vào lợi thế, tiềm năng phát triển các vùng, các ngành kinh tế. Chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ có giá trị cao.
Thứ tư, địa phương cần phát huy ngành kinh tế mạnh ở địa phương không ngừng cập nhập đổi mới, nâng cấp quy trình sản xuất từ đó nâng cao năng suất lao động.
Về môi trường xã hội:
Thứ nhất, cải thiện dịch vụ công và tăng cường công tác thông tin hỗ trợ người lao động. Phổ biến kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của tổ chức sử dụng lao động.
Thứ hai, địa phương cần tăng cường và đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật về lao động và an sinh xã hội nhằm nâng cao nhận thức và mức độ tuân thủ chính sách, pháp luật của người lao động, tổ chức sử dụng lao động.
Thứ ba, địa phương cần có chính sách phát triển kinh tế hướng đi cụ thể để phát huy những tiềm năng hiện có và phát triển bền vững.
2.4.2.2 Kiến nghị
Để thu nhập bình quân theo tháng của người lao động ngày càng được cải thiện nâng cao cần có những chính sách cụ thể. Những hướng đi đúng đắn của người hoạch định chiến lược phát triển phù hợp. Vì vậy luận văn có một số kiến nghị sau:
Thứ nhất, giảm khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ bằng cách cần tăng cường nhận thức giới cho các nhà hoạch định giáo dục. Lồng ghép phân tích giới vào quá trình xác định các mục tiêu nhập học. Tăng cường xem xét nhu cầu thị trường lao động tương lai về quy hoạch phát triển nguồn nhân lực và giáo dục mang
tính bình đẳng giới. Nhà nước nên chú ý phổ cập giáo dục tiểu học, đặc biệt cho lao động nữ vì bậc giáo dục này có tác dụng làm giảm mức bất bình đẳng trong thu nhập. Nhà nước cần hỗ trợ để tạo cơ hội hoàn thành bậc học này cho người lao động bằng nhiều hình thức như mở khóa học ngắn hạn, bổ túc... Bên cạnh đó cũng cần xóa bỏ tư duy ưu tiên cho bé trai đi học hơn là bé gái đặc biệt trong các gia đình nông thôn. Đặc biệt tăng cường đầu tư, khuyến khích nâng cao trình độ văn hoá cao, như bậc đại học, cao đẳng. Nên tạo điều kiện cho người lao động có thể hoàn thành bậc học này nhằm tăng mức lương cho lao động nữ, dưới các hình thức như tự học đến thi, học từ xa, buổi tối, ngoài giờ làm việc...Khuyến khích đào tạo ở mức cao không chỉ mở rộng phạm vi lựa chọn kinh tế mà còn tăng khả năng được đề bạt của người phụ nữ và nắm giữ những trách nhiệm quản lý và ra quyết định.
Thứ hai, giảm khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn thông qua việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư trong nước nói chung, đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Bằng việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, sau này là Luật Đầu tư nói chung với các quy định tương đối thông thoáng, cởi mở đã tạo nên một “làn sóng” đầu tư vào Việt Nam. Mạng lưới các khu công nghiệp, khu kinh tế hình thành trên địa bàn cả nước, trong đó, các khu công nghiệp được bố trí không chỉ trên địa bàn các thành phố, đô thị lớn mà cả ở những vùng nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu lao động của các vùng nông thôn. Tăng cường xây dựng cơ sở vất chất hạ tầng nông thôn, đặc biệt là hệ thống giao thông và hệ thống thông tin liên lạc để tạo khả năng giao lưu về kinh tế, văn hóa giữac các vùng, các khu vực. Bên cạnh đó kết hợp đổi mới công tác đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động nông thôn. Chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác hỗ trợ đào tạo nghề bằng các biện pháp như điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở đào tạo nghề của Nhà nước, đặc biệt là các cơ sở ở tuyến huyện; phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý dạy nghề và hỗ trợ trực tiếp cho lao động nông thôn học nghề. Xây dựng và kiện toàn quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ chính quyền cơ sở, đội ngũ cán bộ phục vụ cho nông nghiệp và phát triển nông thôn; chú trọng thu hút cán bộ trẻ, cán bộ khoa học - kỹ thuật về công tác tại khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Thứ ba, tăng chất lượng đào tạo người lao động. Thực hiện thông qua việc tăng cường đào tạo nghề cho lao động. Nâng cao chất lượng và hiê ̣u quả đào ta ̣o nghề, nhằm ta ̣o viê ̣c làm, tăng thu nhâ ̣p của người lao đô ̣ng để phu ̣c vu ̣ sự nghiê ̣p công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề, chăm lo đội ngũ giảng viên, phát triển các trung tâm hướng nghiệp, giới thiệu việc làm.
Thứ tư, tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. Cần giữ vững môi trường vĩ mô, ổn định chính trị xã hội. Đây là nhân tố quyết định để huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển và cũng là một nhân tố cho phát triển bền vững. Tập trung tái cấu trúc nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng một cách hợp lý nhằm nâng cao năng lực, năng suất, chất lượng, hiệu quả, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ, hạ tầng giao thông, hạ tầng y tế, giáo dục, hạ tầng đô thị nhằm nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế. hoàn thiện thể chế theo hướng tạo môi trường minh bạch hơn, cạnh tranh hơn, thông thoáng hơn để huy động các nguồn lực cho đầu tư cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. tập trung phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp là trung tâm; tăng cường vai trò nghiên cứu của các trường đại học; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ các chương trình khoa học trọng điểm, các nghiên cứu cấp bộ và hoạt động của các viện nghiên cứu Nhà nước; khuyến khích thành lập các viện nghiên cứu tư nhân, nhất là trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.
Thứ năm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp thủy sản và tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng và dịch vụ. Bên cạnh đó tăng giá trị sản xuất nông nghiệp bằng cách chú trọng phát triển các mô hình hợp tác trong nông nghiệp, tăng cường cơ giới hóa các khâu của quy trình sản xuất nông nghiệp; phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản, vận chuyển sau thu hoạch nhằm
thực hiện cơ khí hoá nông nghiệp và điện khí hoá nông thôn. Phát triển kinh tế hộ bằng cách khuyến khích các hộ nông dân, các trang trại, các thành phần kinh tế tham gia liên kết với nhau, hình thành các tổ chức, các hình thức hợp tác để mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh thu hút và hỗ trợ các gia đình còn khó khăn. Xây dựng chính sách ưu tiên đầu tư như bảo hộ sản phẩm, mở rộng các hình thức huy động vốn như cổ phần hoá các hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh,... nhằm tạo điều kiện cho người lao động, các tổ chức, các thành phần kinh tế góp vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng nhanh giá trị hàng hoá. Đưa ra những chính sách hướng đi đúng đắn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh. Theo đó, trọng tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng các ngành nông, lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ, qua đó giảm dần tỷ trọng lao động tương ứng ở các ngành. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế.
KẾT LUẬN
Thu nhập của người lao động là một nhân tố quan trọng tác động đến tạo đòn bẩy kinh tế có tác dụng kích thích lợi ích vật chất đối với người lao động làm cho họ vì lợi ích vật chất của bản thân và gia đình mà lao động một cách tích cực với chất lượng kết quả ngày càng cao. Thu nhập của người lao động chịu tác động của nhiều yếu tố thuộc nhiều lĩnh vực của chính bản thân người lao động, đời sống kinh tế, văn hóa xã hội. Trong khuân khổ luân văn “Nghiên cứu thống kê thu nhập của người lao động ở Việt Nam giai đoạn 2010-2018” tác giả đã làm rõ những nội dung sau:
Thứ nhất, luận văn đã đề cập đến lý thuyết chung về thu nhập bình quân tháng của người lao động làm công ăn lương theo tỉnh tại Việt Nam và các nhân tố tác động đến thu nhập bình quân tháng của người lao động làm công ăn lương theo tỉnh tại Việt Nam, bao gồm: khái niệm về thu nhập; chỉ tiêu nghiên cứu thu nhập; một số lý thuyết chủ yếu về các nhân tố liên quan đến thu nhập bình quân tháng của người lao động làm công ăn lương theo tỉnh tại Việt Nam. Ngoài ra, các nhân tố định tính ảnh hưởng đến thu nhập cũng được đưa ra phân tích gồm nhóm nhân tố về nhân khẩu học và nhóm nhân tố về môi trường xã hội
Thứ hai, luận văn nêu ra các vấn đề liên quan đến phương pháp luận và nguyên tắc phân tích như phương pháp thống kê mô tả, phương pháp dãy số thời gian, phương pháp phân tích dữ liệu mảng.
Thứ ba, luận văn nêu ra thực trạng về thu nhập bình quân tháng của người lao động làm công ăn lương theo tỉnh ở Việt Nam. Biến động thu nhập bình quân tháng của người lao động làm công ăn lương theo tỉnh ở Việt Nam theo hướng tiếp cận: Biến động chung; biến thông theo giới tính; biến động theo khu vực thành thị và nông thôn.
Thứ tư, luận văn phân tích được một số nhân tố tác động tới thu nhập bình quân tháng của người lao động làm công ăn lương theo tỉnh ở Việt Nam thông qua số liệu của 63 tỉnh/thành phố giai đoạn 2011-2017 bằng công cụ phần mềm eview.
Thứ năm, từ tất cả những phần trên luận văn đưa ra đánh giá chung và cung cấp những giả pháp kiến nghị để nâng cao thu nhập cho người lao động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu
1. Amy Y.C.Liu (2004), Bất bình đẳng giới về thu nhập ở Việt Nam: 1993- 1998, Australian National University, Australian National.
2. Bộ luật lao động (2012), Luật số 10/2012/QH13 ngày 18/06/2012.
3. Chu Tiến Quang (2009), Kinh tế hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Hoàng Phê (2016), Từ điển Tiếng Việt, nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội. 5. ILO (2010), Xu hướng việc làm Việt Nam 2010, Hà Nội
6. ILO (2018), Báo cáo quan hệ là động 2017 , Hà Nội.
7. Mehdi Yadolllahi Et Al, Laily Hj Paim, Mumtazah Othman, Turiman Suandi, Mohsen Darya Beygi (2011), “The level of Managerial Functions Practiced by the Head of household and Family Economics Status in Kerman, Iran”, Life Science Journal.
8. Mincer, J. (1958). Investment in Human Capital and Personal Income Distribution, Journalof Political Economy.
9. Mincer, J.(1974). Schooling, Experience and Earnings, New York, NY: Columbia University Press.
10. Nghị định 97/2016/NĐ-CP (2016), quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia ngày 01/07/2016.
11. Nguyễn Nam Phương và Ngô Quỳnh An (2016), Giáo trình Dân số và phát triển với quản lý, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
12. Nguyễn Tiệp (2011), Giáo trình thị trường lao động, Nhà xuất bản lao động – xã hội, Hà Nội.
13. Oaxaca, Reynold L (1973), Sự chênh lệch về thu nhập giữa nam và nữ trong thị trường lao động thành thị
14. Phan Công Nghĩa và Bùi Đức Triệu (2013), Giáo trình Thống kê kinh tế, nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
15. Phùng Thị Hồng Hà (2007), Giáo trình Quản trị kinh doanh nông nghiệp, nhà xuất bản Đại học Huế, Huế.
16. Samuelson (2002), Kinh tế học (tập 2), nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. 17. Tổng cục Thống kê (2008), Sách phương pháp biên soạn Hệ thống tài khoản Quốc gia ở Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
18. Tổng cục Thống kê, Báo cáo kết quả điều tra lao động việc làm năm 2010 – 2017, NXB Thống kê, Hà Nội.
19. Tổng cục Thống kê, Số liệu điều tra lao động việc làm 2010 – 2018. 20. Trang thông tin điện tử Tổng cục Thống kê: https://www.gso.gov.vn 21. Trang web hướng dẫn phân tích dữ liệu : https://www.vietlod.com/gioi- thieu-du-lieu-bang/2
22. Trần Xuân Cầu (2014), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
23. Vũ Thị Ngọc Phùng (2015), Giáo trình kinh tế phát triển, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết quả hồi quy theo mô hình Pooled Regression
Dependent Variable: Y Method: Panel Least Squares Date: 10/01/19 Time: 13:26 Sample: 2011 2017
Periods included: 7