tăng 207,28 nghìn đồng.
- Khi GDP bình quân đầu người tăng 1 triệu đồng thì thu nhập bình quân tháng của người lao động làm công ăn lương theo tỉnh tăng 7,91 nghìn đồng.
Trong cả ba mô hình hồi quy phân tích giữa các miền Bắc, Trung, Nam thì biến tỷ trọng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo và biến GDP bình quân đầu người đều có ý nghĩa thống kê và giống với mô hình cả nước.
So sánh các hệ số của ba mô hình cho các khu vực, nhận thấy rằng thu nhập bình quân tháng của người lao động làm công ăn lương theo tỉnh ở khu vực miền Nam dường như nhạy cảm hơn với những thay đổi trong các biến độc lập và các biến có ý nghĩ đúng hơn theo cở sở lý luận. Miền Nam có điều kiện kinh tế phát triển khá là nhanh, sự khác biết phân hóa giữa từng người trong lao động ngày càng sâu vì thế các yếu tố tác động sẽ nhạy cảm hơn.
2.4 Đánh giá chung và một số giải pháp, kiến nghị
2.4.1 Đánh giá chung về thu nhập bình quân tháng người lao động làm công ăn lương theo tỉnh công ăn lương theo tỉnh
Nhìn chung thu nhập bình quân tháng của người lao động làm công ăn lương theo tỉnh giai đoạn 2010 -2018 có xu hướng tăng đều qua các năm. Bên có đó có sự khác biệt về thu nhập giữ khu vực thành thị và khu vực nông thôn, sự khác biết thu nhập về giới tính. Lao đông nam có xu hướng cao hơn lao động nữ là do một phần đặc thù công việc mà lao đông nam có thể phụ trách được mà lao động nữ thì không. Năng suất lao động nam cũng thường cao hơn lao đông nữ vì thế thu nhập cũng cao hơn. Về khu vực, thu nhập ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn do khu vực thành thị tập trung nhiều khu công nghiệp, các doanh nghiệp hay tổ chức người lao động cần có trình độ cao mới có thể đảm nhiệm nên thu nhập cũng cao hơn. Ở khu vực nông thôn đa phần là lao động phổ thông nên thu nhập sẽ thấp hơn.
của người lao động làm công ăn lương theo tỉnh ở từng vùng miền. Trong đó miền Nam có sự nhảy cảm, dễ biến động nhất trong ba mô hình khi một trong các nhân tố tác động thay đổi.