cứu.
Dữ liệu phục vụ cho phân tích được thu thập từ Báo cáo Lao động và Việc làm và Niên giám Thống kê hàng năm của Tổng cục Thống kê cho 63 tỉnh thành Việt Nam trong 7 năm từ 2011 đến 2017. Nhằm phân tích ảnh hưởng giữa các yếu tố tới thu nhập bình quân tháng của người lao động làm công ăn lương theo tỉnh tại Việt Nam tại Việt Nam, mô hình hồi quy dữ liệu mảng được xây dựng cho 63 đối tượng, tương ứng 63 tỉnh thành, trong 7 năm từ 2011-2017 gồm 7 x 63 = 441 quan sát.
- Lựa chọn biến phụ thuộc (Y)
Do hạn chế về nguồn dữ liệu, tác giả lựa chọn chỉ tiêu thu nhập bình quân tháng của người lao động làm công ăn lương là biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy phân tích. Số liệu này được thu thập từ báo cáo điều tra lao động việc làm của Tổng cục Thống kê.
- Lựa chọn các biến độc lập (𝑋𝑖)
Theo phân tích của chương 1, các nhân tố tác động đến thu nhập rất đa dạng và phong phú. Hơn nữa các nhân tố này đa phần mang tính chất tính định liên quan đến các vấn đề kinh tế và xã hội. Trong quá trình lựa chọn biến độc lập cần đảm bảo tính khả thi trong việc thu thập số liệu. Một mô hình hồi quy lý tưởng là mô hình có đầy đủ các biến (không tác động qua lại với nhau) đại diện cho các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động. Tuy nhiên, trong điều kiện thu thập số liệu còn nhiều hạn chế, việc thu thập được đầy đủ dữ liệu của các biến độc lập mong
muốn đưa vào mô hình nghiên cứu là nằm ngoài khả năng thực hiện. Vì vậy, tác giả lựa chọn một số biến độc lập đưa vào mô hình gồm có:
- Nhóm nhân tố đặc điểm lực lượng lao động của tỉnh/địa phương, luận văn sử dụng các biến:
+ Tỷ trọng lao động theo loại hình kinh tế ngoài nhà nước: Thu nhập của người lao động có sự khác biệt theo từng loại hình kinh tế, khu vực kinh tế ngoài nhà nước bao gồm cả những người lao độngt thực hiện công việc giản đơn, những công việc đòi hỏi không quá cao nên thu nhập khu vực này thường sẽ thấp.
+ Tỷ trọng lao động theo loại hình kinh tế đầu tư nước ngoài: Thu nhập của người lao động có sự khác biệt giữa các loại hình kinh tế với nhau, loại hình kinh tế đầu nước ngoài làm việc đòi hỏi có kinh nghiệm, trình độ, tay nghề cao hơn. Khu vực này thường có chế độ đãi ngộ trả lương cao hơn so với trong nhà nước và ngoài nhà nước.
+ Tỷ trọng lao động theo khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản: Khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản đa phần thường là lao động giản đơn nên thu nhập sẽ có xu hướng thấp hơn so với các khu vực khác.
+ Tỷ trọng lao động theo khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng: Mỗi khu vực kinh tế khác nhau thì đặc thù công việc cũng khau, đòi hỏi mức độ ở người lao động cũng khác nhau. Khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng đòi hỏi lao động có trình độ cao nên sẽ có thu nhập cao hơn so với khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.
+ Tỷ trọng lao động nam: Lao động nam thường có xu hướng thu nhập cao hơn lao động nữ do tính chất công việc có thể đảm nhiệm và cường độ làm việc.
+ Tỷ trọng lao động đang làm việc đã qua đào tạo: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trược tiếp tới thu nhập của người lao động, người có trình độ đào tạo càng cao thì có thu nhập càng cao.
- Nhóm nhân tố về môi trường xã hội, sử dụng các biến:
+ Tỷ trọng lao động theo khu vực thành thị: Điều kiện kinh tế từng khu vực khác nhau thì có mức thu nhập khác nhau, thu nhập ở khu vực thành thị sẽ cao hơn
mức thu nhập ở khu vực nông thôn.
+ GDP bình quân đầu người theo tỉnh: Chỉ tiêu này phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế và phát triển của con người tác động trực tiếp đến nguồn lao động từ đó tác động đến thu nhập bình quân tháng của người lao động.
Bảng 2.5: Mô tả các biến và kỳ vọng dấu
Biến Mô tả Đơn vị tính Kỳ vọng dấu
Y
Thu nhập bình quân tháng của người lao động làm công ăn lương theo tỉnh tại Việt Nam
Nghìn
VND/người Biến phụ thuộc
𝑋1 Tỷ trọng lao động theo loại hình kinh
tế đầu tư nước ngoài từ 15 tuổi trở lên % +
𝑋2 Tỷ trọng lao động theo khu vực kinh
tế công nghiệp và xây dựng % +
𝑋3 Tỷ trọng lao động nam từ 15 tuổi trở
lên đang làm việc % +
𝑋4 Tỷ trọng lao động từ 15 tuổi trở lên
đang làm việc đã qua đào tạo % +
𝑋5 GDP bình quân đầu người Triệu
VND/người +
𝑋6 Tỷ trọng lao động theo khu vực thành
thị từ 15 tuổi trở lên đang làm việc % +
𝑋7
Tỷ trọng lao động theo loại hình kinh tế ngoài nhà nước ngoài từ 15 tuổi trở lên
% -
𝑋8 Tỷ trọng lao động theo khu vực kinh