3. Nội dung nghiên cứu
1.4.2. Các nghiên cứu về lượng giá giá trị kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn
Việt Nam.
Tại Việt Nam những nghiên cứu vềHST RNM tương đối nhiều nhưng những nghiên cứu về lượng giá giá trị kinh tế của HST RNM mới được tiến hành và còn hạn chế. Những nghiên cứu điển hình là nghiên cứu lượng giá giá kinh tế một số vùng ĐNN ven biển quan trọng ở Việt Nam do Trường Đại học quốc gia Hà Nội thực hiện. Nhiều vùng ĐNN ven biển đã được lượng giá như vùng cửa sông Bạch
29
Đằng, cửa sông Văn Úc, cửa sông Bà Lạt, vùng đất ngập triều Kim Sơn hay vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, v.v… Tác giả Mai Trọng Nhuận và các cộng sựđã sử dụng phương pháp giá trị thị trường đánh giá giá trị kinh tế của một sốđiểm trình diễn ĐNN tại Việt Nam năm 2000, trong đó ước tính sơ bộ giá trị sử dụng trực tiếp của một số vùng ĐNN tiêu biểu tại Việt Nam. Năm 2005, tác giả Đỗ Nam Thắng cũng sử dụng phương pháp giá trị thị trường tính toán giá trị sử dụng trực tiếp tài nguyên ĐNN vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tác giả Lê Thu Hoa và các cộng sự năm 2006 cũng sử dụng kỹ thuật giá trị thị trường để tính toán giá trị nuôi tôm tại khu ĐNN Vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định [2]
Nguyễn Hoàng Trí & Nguyễn Hữu Ninh, 1998 thực hiện đề tài: Economic evaluation studies of Mangrove conservation and Rehabilitation in Nam Ha Province; Lượng giá kinh tế của HST RNM Việt Nam (UNEP, 2005-2010); Nguyễn Hoàng Trí (2006) đã phân tích một số nghiên cứu điển hình về lượng giá kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn trên thế giới và Việt Nam tại Hội thảo “Tăng cường phối hợp quản lý tổng hợp vùng bờ, Hải phòng – tháng 11/2006”; Trên cơ sở tổng hợp các công trình nghiên cứu, Nguyễn Hoàng Trí (2006) cũng đã xuất bản cuốn sách “Lượng giá kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn, Nguyên lý và ứng dụng”. Công trình nghiên cứu “Khôi phục và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ” đã đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học & Công nghệnăm 2005. Theo kết quả lượng giá kinh tế của các tác giả, tổng giá trị kinh tế của HST RNM khu vực Cần Giờ (bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp) được tính ra bằng tiền là 7.863,4 tỷđồng (khoảng 558 triệu USD). [8]
Phân tích kinh tế RNM Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh do Tô Thị Thúy Hằng và Nguyễn Thị Ngọc An thực hiện năm 1999. Nghiên cứu đã làm rõ giá trị của RNM và tầm quan trọng của RNM đối với người dân địa phương; phân tích chi phí lợi ích của từng hình thức quản lý và áp dụng mô hình cho các vùng khác [10].
Đềtài “Nghiên cứu áp dụng phương pháp lượng giá kinh tế tài nguyên một số hệ sinh thái tiêu biểu ven biển Hải Phòng và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững” của ThS Nguyễn Thị Minh Huyền cùng cộng sự tại Viện Tài nguyên và môi
30
trường biển (Viện KH&CN Việt Nam) năm 2008. Nghiên cứu này đã đánh giá về hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long thuộc huyện Cát Hải - Hải Phòng, làm cơ sở khoa học cho việc xác định và định lượng hoá các giá trị sinh thái được cung cấp đểquy đổi thành tiền tệ.
Năm 2012, Tác giả Trần Thị Thúy Hằng và Nguyễn Đức Thành bộ môn Quản lý môi trường và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản, trường Đại học Nông Lâm Huế đã thực hiện đề tài: “Xác định giá trị kinh tế của RNM Rú Chá xã Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Tổng giá trị kinh tế RNM Rú Chá là sấp sỉ 1,25 tỷđồng/1 năm.
Phạm Khánh Nam, Trần Võ Hồng Sơn (2001), Khoa kinh tế Phát triển của Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh nghiên cứu khám phá ra giá trị du lịch giải trí của các đảo san hô xung quanh đảo Hòn Mun. Trong nghiên cứu này các tác giả đã áp dụng phuơng pháp du lịch phí để xác định giá trị du lịch giải trí của các đảo. Cụ thể là kết quả của sử dụng mô hình du lịch phí theo vùng để ước tính giá trị du lịch giải trí hàng năm xấp xỉ 17,9 triệu USD, trong khi đó kết quả từ việc sử dụng mô hình du lịch phí cá nhân (ITCM) là vào khoảng 8,7 triệu USD.
Trần Thị Thu Hà và Vũ Tấn Phương, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (2005) đã áp dụng TCM để ước tính giá trị du lịch giải trí tại Vườn quốc gia Ba Bể và Hồ Thác Bà. Kết quả của nghiên cứu này đã chỉ ra rằng tổng giá trị du lịch giải trí của vườn quốc gia Ba Bể là 1552 triệu đồng/năm và của Hồ Thác Bà là 529 triệu đồng/năm.
Nguyễn Đức Cường (2005) đã sử dụng phương pháp du lịch phí cá nhân để xác định giá trị du lịch giải trí cho khu bảo tồn thiên nhiên Yên Tử - Uông Bí- Quảng Ninh. Nghiên cứu này đã xây dựng được mô hình du lịch phí theo nhu cầu cá nhân cho khu bảo tồn thiên nhiên Yên Tử là: V =5,099507- 0,20789P (trong đó: Pi : chi phí đến thăm điểm giải trí từ vùng i và Vi: Số lần viếng thăm) và tổng lợi ích về mặt du lịch giải trí tính cho toàn bộ khu bảo tồn Yên Tử là khoảng 1380 triệu đồng.
31
Ngoài ra, còn một số nghiên cứu khác, tuy nhiên các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào lượng giá giá trị kinh tế do một HST tại vùng ĐNN đó mang lại, ví dụ như lượng giá giá trị của HST cỏ biển, HST san hô…