3. Nội dung nghiên cứu
1.5.1. Điều kiện tự nhiên
1.5.1.1. Vịtrí địa lý
Hình 1.5: Vịtrí địa lý khu vực nghiên cứu
Tiền Hải là huyện nằm ở phía Đông Nam tỉnh Thái Bình, có tọa độ địa lý 20°17’đến 20°28' độvĩ Bắc; từ106°27’ đến 106°35’độkinh Đông.
Vùng ven biển có rừng ngập mặn ở Tiền Hải nằm về phía Bắc cửa Ba Lạt thuộc địa phận các xã: Nam Thịnh, Nam Hưng, Nam Phú, Đông Long, Đông Hoàng.
Phía Đông của khu vực là đai cồn cát cao gồm 2 cồn: Cồn Vành, Cồn Thủ chạy dài 15km từ cửa Ba Lạt đến cửa Lân, tiếp giáp với biển Đông. Cồn Vành có diện tích 2.000ha, nằm cách biệt với đất liền qua một eo biển có mực nước sâu, mép
32
bờ ngập nước triều là rừng ngập mặn trồng theo chương trình 327 của chính phủ. Nhưng gần đây, phần lớn đã chuyển thành các đầm nuôi tôm.
1.5.1.2. Khí hậu
Khí hậu ở huyện Tiền Hải mang đặc điểm chung của khí hậu các tỉnh miền Bắc với đặc điểm nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đông lạnh, nhưng lại nằm ở ven biển nên khu vực này ngoài khí hậu lục địa, còn mang đặc trưng của khí hậu vùng ven biển duyên hải rất rõ rệt: mùa đông ấm hơn, mùa hè mát hơn so với khí hậu khu vực ở sâu trong nội địa.
a. Nhiệt độ:
Theo số liệu hàng năm của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Thái Bình, nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23-240C. Tổng nhiệt hằng năm đạt 85000C .
Biên độ nhiệt độngày và đêm khoảng 8-100C. Nhiệt độ trung bình tháng/năm có sự dao động lớn, cao về mùa hạ, thấp vào mùa đông. Nhiệt độ trung bình tối đa là 33,10C (vào tháng 7), cao tuyệt đối là 40,30C, trung bình tối thấp là 80C, thấp tuyệt đối là 6,80C (vào tháng 1). Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất tập trung vào các tháng 6, 7, 8. Nhiệt độ tháng thấp nhất là từtháng 12 đến tháng 1, tháng 2 năm sau. Nhiệt độ trung bình các tháng còn lại biến đổi theo mùa. Đặc biệt, gió mùa Đông Bắc mang không khí lạnh đến Tiền Hải, nhiệt độ giảm xuống đột ngột, thời gian kéo dài 3-5 ngày hoặc hơn. Trong tháng 12 nhiệt độ không khí có ngày xuống rất thấp 80C. Sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa các mùa, chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất lên tới 15-160C, đặc biệt là nhiệt độ thấp trong những ngày có gió mùa Đông Bắc sẽảnh hưởng xấu đến sinh trưởng bần chua.
b. Độẩm không khí:
Độ ẩm không khí thấp nhất 82%, cao nhất 94%. Vào mùa đông độẩm không khí (khoảng 82%) thấp hơn so với mùa hè nhưng đến cuối mùa đông khá ẩm ướt, mưa phùn nên độ ẩm khá cao (86-87%). Mùa hè độ ẩm không khí tăng lên. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự nảy chồi và sinh lá mới của bần chua.
c. Bức xạ mặt trời:
33
d. Lượng mưa:
Chếđộ mưa ở huyện Tiền Hải cũng mang đặc tính chung của các tỉnh Bắc Bộ là lượng mưa không đều giữa hai mùa, mưa nhiều tập trung vào mùa hạ. Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1700-2000 mm, trong đó lượng mưa mùa hạ chiếm 85% lượng mưa cả năm, có ngày cường độ lên trên 360 mm/ngày. Trong mùa đông lượng mưa ít (khoảng 150-240 mm). Trong mùa xuân, lượng mưa ít song mưa phùn nhiều ngày kèm theo không khí lạnh, độ ẩm không khí cao.
Lượng mưa ở Tiền Hải tập trung vào các tháng 7, 8. Lượng mưa diễn biến theo mùa, lượng mưa ít nhất trong các tháng 1 và 2 (các tháng 12 và tháng 1 lượng mưa thường nhỏhơn lượng bốc hơi).
Mùa mưa thường có lũ, mực nước lũ diễn ra như sau: mực nước lũ khi có bão lớn là 3,2- 3,4 m; mực nước lũ cao nhất hằng năm là 2,6 m; mực nước lũ trung bình hằng năm là 0,61 m; mực nước lũ thấp nhất hằng năm là -0,6 m.
e. Chếđộ gió:
Ở Tiền Hải, gió thịnh hành là gió Đông Nam mang theo không khí nóng ẩm, tốc độ gió trung bình 2-5 m/s. Mùa đông, gió mùa Đông Bắc, trung bình có từ 28-30 đợt rét tập trung vào các tháng 11 đến tháng 2 năm sau, tốc độ gió cấp 3, 4 ven biển và cấp 5, 6 ngoài khơi làm biển động. Nhiệt độ giảm đột ngột trong những ngày có gió mùa Đông Bắc... Các cơn bão, áp thấp nhiệt đới xuất hiện vào mùa hè (tháng 7, 8) trung bình mỗi năm có 5-6 cơn bão xuất hiện kèm theo mưa lớn và gió, bão xuất hiện vào mùa hè từ tháng 6 đến tháng 10; nhiều nhất là tháng 8 (32,5%), tháng 9 (25%) và tháng 7 (22,5%). Mỗi năm trung bình có từ 2- 3 cơn bão, có năm tới 6 cơn bão. Cấp gió trung bình cấp 8-11. Gió mùa Đông Bắc và bão thường gây ra sóng to và mưa lớn làm nước biển dâng cao gây xói lở bờ biển, bờ sông và lũ lụt ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật và cuộc sống của người dân.
1.5.1.3. Sông ngòi
Là huyện ven biển thuộc châu thổ sông Hồng, hệ thống sông ngòi ở Tiền Hải nhiều, chằng chịt, có 3 con sông chính: sông Hồng, sông Trà Lý, sông Lân (là nguồn cung cấp nước chính cho huyện Tiền Hải). Tổng lượng nước sông Hồng đổ
34
ra cửa Ba Lạt hàng năm là 48,6 x 109m3, chiếm 39- 40% tổng lưu lượng của hệ thống sông Hồng. Lượng bùn cát do hệ thống sông Thái Bình - sông Hồng chuyển ra biển bồi đắp cửa Thái Bình là 20106 tấn/năm, cửa Trà Lý là 15106 tấn/năm và cửa Ba Lạt là 23106 tấn/năm. Đặc điểm chung của sông ngòi Tiền Hải là có nguồn nước dồi dào, lượng phù sa đổ ra biển hằng năm lớn ở các cửa sông tạo ra vùng bãi bồi rộng lớn ven biển là thế mạnh cho phát triển nông, lâm - ngư nghiệp của huyện.
1.5.1.4. Biển
a. Thủy triều:
Huyện Tiền Hải có 32km bờ biển, từ cửa Ba Lạt (sông Hồng) đến cửa Trà Lý (sông Trà Lý). Vùng biển Tiền Hải chịu ảnh hưởng của chếđộ thuỷ triều nhật triều thuần nhất (Trung tâm Khí tượng Thủy văn, 2004) chu kỳ khoảng 25 giờ, biên độ dao động trung bình từ 1,5-1,8 m, cao nhất từ 3,3-3,9 m, thấp nhất 1,25 m. Hằng năm có khoảng 176 ngày triều cao, trong 1 tháng có 3-5 ngày nước lên, xuống mạnh, kéo dài sau đó 4-5 ngày liên tiếp. Kỳ triều nước kém kéo dài 2-3 ngày, hoạt động mạnh vào các tháng 1, 6, 7, 12 [7].
b. Độ mặn:
Mực nước biển và độ mặn ven bờ không chỉ phụ thuộc vào chế độ thủy triều mà còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của lượng mưa, và nguồn nước từ sông Hồng và sông Sò. Độ mặn ngoài khơi cửa Ba Lạt là 33 0/00 NaCl, độ mặn của vùng cửa sông từ 5-20 0/00. Độ mặn thay đổi phụ thuộc vào các tháng trong năm và điều kiện cụ thể của từng vùng bãi, mùa mưa độ mặn ở cửa sông Hồng rất thấp [5].
1.5.1.5. Điều kiện thổnhưỡng.
Toàn vùng có 45.000 ha tính từ ngoài đê biển Quốc gia đến mức triều thấp nhất ởđộsâu 6m theo Công ước Ramsar. Vùng này lại phân chia thành 2 tiểu vùng là vùng ngập triều và vùng bãi triều. Vùng bãi triều có diện tích 12.500ha. Hàng năm sông Thái Bình, sông Trà Lý và sông Hổng đổ ra biển qua cửa Thái Bình, Trà Lý và Ba Lạt lượng phù sa rất lớn đã làm vùng đất này bình quân tiến ra biển từ 30- 50 m/năm và lớp phù sa được phủ dày thêm từ 0,5-1cm.
- Đất vùng triều gồm 5 nhóm:
+ Cát khô: Trên đỉnh các cồn cát sa bồi có tổng diệntích khoảng 500 ha là cát thô nếu không có rừng phi lao ổn định thì sẽ hình thành các giồng cát di động làm biến đổi địa hình một cách nhanh chóng.
35
+ Cát ướt: Phân bố ngoài cửa Lân và các cồn ngầm thấp, khoảng 4.000 ha cát ướt có phù sa mới bồi lên, phù hợp với nuôi ngao, nuôi vạng và các loài thân mềm hai mảnh vỏ.
+ Đất cát pha (50% cát và 50% sét): Phân bốởsườn Tây các cồn cát sa bồi về phía rìa ngoài của các bãi bồi ven đê có khoảng 2500 ha được hình thành do xói lở và bồi tụ.
+ Đất sét: Có khoảng 3.000 ha phân bố chủ yếu ở 2 cửa sông từ Ba Lạt trở lên và Trà Lý trở xuống, chủ yếu do phù sa lắng đọng.
+ Đất thịt nhẹ: Có khoảng 2.500 ha nằm giữa đất sét và đất còn ướt (Đào Mạnh Muộn, 1995), (T.T.M. Sen dẫn, 2005).
1.5.1.6. Thảm thực vật ven biển.
Trên các cồn cát ngoài khơi và các bãi cao ven bờ là rừng phi lao. Dưới các bãi triều là rừng ngập mặn với các loài cây như bần chua (S. caseolaris), mắm biển
(Avicennia marina), sú (Aegiceras corniculatum), vẹt (Bruiguera gymnorhira), phi lao (Casuarina equiseiifolia),... Hiện nay, rừng ngập mặn đã phát huy tốt công dụng cải tạo môi sinh và lấn biển mở rộng diện tích đất sản xuất. Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2000 theo chỉ thị số 24/TTg của Thủtướng Chính phủ, Tiền Hải có 995 ha đất rừng trồng, chủ yếu tập trung ở các xã ven biển. Từnăm 1997 đến năm 2002, Hội Chữ thập đỏĐan Mạch đã hỗ trợ kinh phí trồng và bảo vệ rừng ngập mặn 532 ha trên toàn tuyến ngoài đê quốc gia. Tiền Hải với những tài nguyên rừng ngập mặn có tác dụng lớn về cảnh quan môi trường và bảo tồn hệ sinh thái ngặp nước ven biển phục vụ cho nghiên cứu khoa học và là tiềm năng lớn phát triển ngành du lịch sinh thái [6].