3. Nội dung nghiên cứu
2.3.6. Phương pháp chi phí thay thế dùng để xác định giá trị phòng hộ của
Để lượng giá được giá trị phòng hộ của rừng ngập mặn tại 3 xã vùng đệm, luận văn sử dụng phương pháp chi phí thay thế (Replacement Cost Method). Phương pháp chi phí thay thế giả thiết rằng các chi phí phải gánh chịu để thay thế các tài sản môi trường đã mất có thểđược ước lượng là giá trị của hàng hoá và dịch vụ nhận được từ tài sản môi trường đó. Một cách cơ bản, giả thiết rằng một lượng tiền mà xã hội phải chi trảđể thay thế cho những tài sản môi trường là tương đương với những lợi ích những tài sản đó đem lại bị mất đi.
Cụ thể để tính toán cho giá trị phòng hộ của rừng ngập mặn tại 3 xã Nam Hưng, Nam Phú và Nam Thịnh luận văn tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Xác định các dịch vụ được cung cấp bởi hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng đệm KBTTN ĐNN Tiền Hải
Giá trị quan trọng mà hệ sinh thái rừng ngập mặn cung cấp là chắn sóng, bão và ổn định đường bờ biển.
- Bước 2:Xác định vật thay thế
Giá trị của dịch vụ này có thể được ước lượng thông qua tính toán các chi phí thay thế rừng ngập mặn bằng việc nâng cấp chiều cao đê biển tại khu vực nghiên cứu.
48
- Bước 3:Tính toán giá trị thay thế
Để đánh giá được giá trị phòng hộ của rừng ngập mặn, chúng tôi đưa ra một bài toán giả định về việc nâng cấp chiều cao một con đê lên khoảng 1 (m) tại khu vực nghiên cứu. Sau đó chúng tôi sẽ tiến hành tính giá trị của việc nâng cấp chiều cao lên đến 1 (m) cho 1 (km) đê trong trường hợp có rừng ngập mặn và không có rừng ngập mặn. Cụ thể giá trị phòng hộ của rừng ngập mặn được tính như sau:
B = Kt * C B: Là giá nâng cấp chiều cao đê của một km đê C: Chi phí cho việc nâng cấp chiều cao đê Kt: Cao trình đê
Tiếp theo đểlượng giá được giá trị phòng hộ chúng tôi tiến hành như sau: Bphòng hộ= Bnâng cấp chiều cao đê khi không có rừng – Bgiảm thiểu chiều cao dê khi có rừng