Kỹ thuật chung (SWOT)

Một phần của tài liệu LẬP KẾ HOẠCH đàm PHÁN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ (Trang 30 - 32)

Sử dụng SWOT để phân tích thực trạng hai bên trước khi đàm phán

- Strengths - Điểm mạnh: là tất cả những yếu tố thuận lợi từ bên trong tạo ra khả năng đạt được mục tiêu, tận dụng được mọi cơ hội và tránh được các nguy cơ.

- Weaknesses - Điểm yếu: là tất cả những yếu tố hạn chế bên trong khiến cho ta/đối tác gặp khó khăn trong việc tiến đến mục tiêu cũng như việc tận dụng được cơ hội và tránh được những nguy cơ.

- Opportunities - Cơ hội: là tất cả những gì xảy ra bên ngoài có tác động thuận lợi đến hoạt động của ta/đối tác.

- Threats - Nguy cơ: Là tất cả những gì xảy ra từ bên ngoài có thể gây ra những tác động không thuận lợi cho ta/đối tác.

Strengths – Điểm mạnh Weaknesses – Điểm yếu

+ Việt Nam có đất đai màu mỡ, khí hậu thuận tiện cho việc trồng trọt. Nguồn nhân lực dồi dào, chủ yếu là nông dân.

+ Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 về xuất khẩu gạo trên thế giới.

+ Giá thành rẻ nhờ năng suất cao, chi phí thấp, sản lượng cao.

+ Liên tục áp dụng những công nghệ mới giúp cho quá trình sản xuất gạo được rút ngắn mà vẫn tăng được hiệu quả, chất lượng gạo.

+ Chưa áp dụng các công nghệ tiên tiến đồng đều, giá công thuê lao động cao, chu kỳ sản xuất dài trên 4 tháng, thiếu vốn

+ Sản lượng lúa gạo nhóm chất lượng trung bình hiện không còn nhiều

+ Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, tổ chức sản xuất, liên kết chuỗi giá trị còn yếu, chất lượng nông sản không đồng đều, sản phẩm không có thương hiệu, mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn hạn chế, chủ yếu là công đoạn sản xuất, giá trị gia tăng thấp

+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong nông nghiệp còn yếu kém.

+ Nhân lực, kỹ sư đào tạo không được bài bản.

+ Phụ thuộc vào thời tiết khí hậu nhiều.

+ Hiệp định thương mại Việt Nam - Châu Âu được ký kết đã tạo ra một thị trường mới và đầy tiềm năng để xuất khẩu gạo sang thị trường Châu u

+ Trong năm 2021, các hiệp định thương mại tự do FTA chuẩn bị được thực thi

+ Diện tích gieo trồng có xu hướng tăng hàng năm, chất lượng lúa hướng tới đạt chuẩn theo tiêu chuẩn của EU, Hoa Kỳ, Hàn Quốc,...

+ Thời gian qua thị trường gạo trắng chúng ta đang mất dần, nhưng gạo thơm lại phát triển và là loại gạo mà Việt Nam có lợi thế sản xuất.

+ Nguồn cung bị thu hẹp.

+ Nhu cầu tiêu dùng gạo của thế giới ngày càng cao, trong khi lượng cung luôn thấp hơn nhiều so với cầu

+ Giá gạo tăng dẫn đến việc thu mua gặp khó khăn, cao hơn giá xuất khẩu 

sản lượng xuất khẩu giảm mạnh

+ Do dịch Covid 19 vẫn còn tiếp diễn phức tạp nên việc giao thương, vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia gặp khó khăn, trì trệ, nhiều chuỗi cung ứng bị gián đoạn

+ Chi phí “đầu vào” như logistics, nguyên liệu nhập khẩu tăng cao gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp.

+ Tình trạng thiếu container rỗng, chi phí vận chuyển tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó khăn

+ Sự biến đổi khí hậu toàn cầu, môi trường ngày càng ô nhiễm, sâu bệnh phá hoại có sự biến đổi phức tạp.

+ Sự cạnh tranh khốc liệt đến từ các nước châu Á và châu Phi.

+ Thách thức về mặt thương hiệu Khi đánh giá được thực lực của ta và dự đoán được thực lực của đối tác, sẽ có thể đưa ra những mục tiêu và phương án đàm phán phù hợp.

Một phần của tài liệu LẬP KẾ HOẠCH đàm PHÁN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)