Xác định lợi ích chung
- Để xác định lợi ích chung cần chú ý: thứ nhất, các lợi ích chung luôn tiềm tàng trong mọi cuộc đàm phán; thứ hai, hãy nhận biết một cách cụ thể lợi ích chung trong đàm phán và nhìn về tương lai; thứ ba, chú trọng những lợi ích chung có thể làm cho đàm phán trôi chảy hơn và có khả năng thành công hơn.
- Gắn các lợi ích khác nhau lại với nhau. Một cách để gắn lợi ích với nhau là sáng tạo ra một số phương án bạn chấp nhận được và hỏi xem phía bên kia thích phương án nào.
LỜI KẾT
Thực tế đã chỉ ra rằng không phải tất cả các cuộc đàm phán thương mại đều diễn ra thuận lợi và đi tới thành công, Một cuộc đàm phán có thể dẫn tới đổ vỡ vì rất nhiều lý do khác nhau như bất đồng quan điểm, không thể phân chia lợi ích giữa các bên,.... Điều đó đã một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc lập kế hoạch đàm phán ký kết hợp đồng quốc tế. Đây có thể nói là một trong những quá trình quyết định sự thành công hay thất bại của hợp đồng, tuy nhiên cũng là quá trình mà nhiều nhà kinh doanh mắc sai lầm khi xem nhẹ sự cẩn thận, tỉ mỉ, sát sao cần có khi thực hiện công đoạn này.
Qua quá trình tìm hiểu, nhóm chúng em đã rút ra được những điểm cần có và những điều cần lưu ý khi lập kế hoạch đàm phán ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá. Bên cạnh đó, những kỹ thuật cần thiết khi tham gia đàm phán thương mại quốc tế cũng được thể hiện đầy đủ trong bài tiểu luận. Việc lập kế hoạch trước khi tham gia đàm phán thương mại quốc tế là một bước quan trọng không thể bỏ qua hay xem nhẹ bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của công cuộc đàm phán. Có một kế hoạch được chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp cho quá trình đàm phán diễn ra suôn sẻ và đạt được mục đích cuối cùng của cuộc đàm phán.
Dựa trên những gì tìm được và nghiên cứu, nhóm chúng em đồng thời cũng trình bày ra được kế hoạch đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo với những ý chính và cơ bản nhất. Việt Nam là một trong những nước mạnh trong việc xuất khẩu gạo, chính vì vậy, việc có một kế hoạch tỉ mỉ trước mỗi cuộc đàm phán xuất khẩu gạo sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt Nam đàm phàn thành công và nâng tầm vị thế của mình trên trường quốc tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Phạm Duy Liên (chủ biên), Giáo trình Giao dịch thương mại quốc tế - trường đại học Ngoại thương, NXB Thống Kê
2. Lê Minh Trường, Đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế, 2010
3. TS Lê Thị Việt Nga, Bài giảng Đàm phán thương mại quốc tế: Chương 3 - TS Lê Thị Việt Nga, 2018
4. Thảo Phạm, Các rào cản trong đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế, 2020 5. Lê Thị Mỹ Hạnh, Nâng cao năng lực đàm phán thương mại quốc tế của các doanh
nghiệp, 2018
6. PGS, TS Tạ Văn Lợi, Giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương – trường đại học Kinh tế quốc dân, NXB Đại học Kinh tế quốc dân
7. Nguyễn Thị Thảo, Đàm phán và tầm quan trọng của đàm phán trong kinh doanh, 2017
8. Cục Xuất nhập khẩu, Xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2020 ước 6,15 triệu tấn, 2021
9. Vũ Long, Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục đạt mức giá cao kỷ lục, 2020
10.Nguyễn Mạnh Cường (chủ biên), Tài liệu tập huấn Kỹ năng đàm phán, Học viện Ngoại giao