B. NỘI DUNG
4.1. Bối cảnh và quan điểm tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của
của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ
4.1.1. Bối cảnh hiện nay đối với tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ
Thứ nhất, tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động nhanh, phức tạp, khó dự báo. Nhiều vấn đề chiến lược mới đặt ra cần giải quyết mang tính thách thức toàn cầu như về biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh (đặc biệt là dịch bệnh COVID-19 hiện nay) và cả những thành tựu vượt bậc của khoa học và công nghệ đang tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống kinh tế - xã hội của đất nước ta cũng như trên toàn thế giới.
Bối cảnh toàn cầu hóa và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã đem lại những thời cơ, vận hội, đồng thời cũng làm xuất hiện những thách thức, nguy cơ thực sự đối với sự nghiệp xây dựng CNXH của Việt Nam. Quá trình hội nhập chủ động và tích cực của nước ta đang mở ra cánh cửa phát triển cho sinh viên, mang đến cho sinh viên nhiều vận hội, nhiều lựa chọn chưa từng có. Điều này đặt ra cho sinh viên các trường đại học không chỉ phấn đấu là chủ nhân tương lai mà phải là người định hình tương lai của đất nước.
Thứ hai, tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên diễn ra trong bối cảnh đất nước đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức đan xen. Những thành tựu về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã thúc đẩy niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và con đường đi lên CNXH.
Đại hội XIII của Đảng là sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong toàn xã hội, định hướng tương lai của đất nước. Sinh viên bày tỏ niềm phấn khởi và nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc cụ thể hóa các quan điểm, định hướng và quyết tâm đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Không ngừng nuôi dưỡng hoài bão, khát vọng vươn lên vì tương lai của dân tộc, nêu cao tinh thần trách nhiệm của sinh viên đối với đất nước, đối với xã hội.
Tuy nhiên, những khó khăn, hạn chế nội tại của nền kinh tế đất nước đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế và nhiều mặt khác của đời sống xã hội. Những ảnh hưởng từ bên ngoài gia tăng, cạnh tranh ngày càng gay gắt, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng mạnh, các loại dịch bệnh xẩy ra đặc biệt là đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống Nhân dân.
Thứ ba, các tỉnh ủy vùng Bắc Trung Bộ chú trọng nâng cao nguồn nhân
lực, tạo môi trường thuận lợi đối với công tác rèn luyện bản lĩnh chính trị cho thế hệ trẻ. Xuất phát từ vai trò và vị trí của thanh niên, sinh viên, các tỉnh ủy vùng Bắc Trung Bộ đều coi đây là lực lượng xung kích cách mạng. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các nhiệm kỳ 2020-2025 đều xác định một trong những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đặt ra trong nhiệm kỳ là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ để bổ sung cho Đảng: “Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo và giáo dục nghề nghiệp. Phát triển các trường đại học, cao đẳng và cơ sở đào tạo theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, hội nhập quốc tế, trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực vùng Bắc Trung Bộ” [154].
Sự quan tâm của tỉnh ủy của các tỉnh Bắc Trung Bộ đối với công tác nâng cao nguồn nhân lực của địa phương là điều kiện thuận lợi để các trường đại học chủ động trong đổi mới mô hình, phương thức hoạt động đặc biệt là trong xu thế tự chủ đại học như hiện nay. Theo đó, các trường đại học tiếp tục thực hiện ưu tiên hàng đầu đối với nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, là điều kiện thuận lợi để sinh viên ra sức học tập và rèn luyện bản lĩnh chính trị, trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương và cả nước.
Tuy nhiên, kinh tế vùng Bắc Trung Bộ phát triển chưa tương xứng tiềm năng ảnh hưởng đến công tác giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi ra trường. So với cả nước, vùng Bắc Trung Bộ cung cấp một lực lượng lao động dồi dào, chất lượng lao động ngày càng cao nhưng nhu cầu việc làm chưa được đáp ứng. Đó cũng là lí do dẫn đến tỷ lệ học sinh dự thi đại học trong những năm qua sụt giảm một cách đáng báo động gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở các trường đại học.
Thứ tư, các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ xác định vấn đề rèn luyện
Hiện nay, các trường đại học tiếp tục tập trung lãnh đạo thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ các trường nhiệm kỳ 2020-2025. Theo đó, sinh viên luôn được xác định là trung tâm của quá trình giáo dục. Các trường đại học xác định một trong những giải pháp thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển Nhà trường đó là nâng cao chất lượng sinh viên về mọi mặt, đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên.
Khi đại dịch COVID-19 xuất hiện và diễn biến phức tạp, khó lường, rất nhiều các quốc gia, các trường học đã lựa chọn học trực tuyến (e-learning) là một trong những giải pháp tối ưu để tiếp tục duy trì và phát triển việc học. Môi trường giáo dục truyền thống với bảng đen phấn trắng được thay thế bằng những lớp học ảo, thầy trò tương tác với nhau trên không gian mạng, đòi hỏi cả giảng viên và sinh viên phải có kỹ năng về công nghệ thông tin. Thực tế triển khai mô hình này trong thời gian qua cho thấy, nếu kéo dài học trực tuyến sẽ dẫn đến sự thụ động và thiếu tính tự giác do thiếu tương tác trực tiếp trong môi trường thực tiễn. Điều này sẽ khiến sinh viên hạn chế học hỏi và hạn chế thực hành rèn luyện kỹ năng, thái độ ứng xử với nghề nghiệp và với cuộc sống. Việc truyền cảm hứng từ giảng viên, bạn bè đến từng sinh viên là vô cùng khó khăn, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo sinh viên của các trường đại học.
Thứ năm, tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác
động sâu sắc, to lớn và nhiều mặt đến hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động giáo dục ở các trường đại học nói riêng. Các mặt trong giáo dục đại học chịu tác động trực tiếp của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư bao gồm tư duy, cơ cấu kiến thức, kỹ năng và phương pháp. Để không bị bỏ lại phía sau và có thể thích ứng với sự thay đổi nhanh chưa từng có của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các trường đại học phải trang bị cho người học kiến thức mới, khả năng sáng tạo. Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra ngày càng cao, sinh viên cần thông thạo ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh và một số ngoại ngữ phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động hiện nay. Đó là chìa khóa quan trọng để mở cánh cửa vào thế giới tri thức của nhân loại và làm việc trong môi trường quốc tế, đa văn hóa. Sinh viên
cần phải tích cực rèn luyện để trở thành người lãnh đạo, người chủ về công nghệ và đổi mới sáng tạo của đất nước, đi đầu phát triển và ứng dụng công nghệ.
Trong thời gian qua, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức, song với ưu điểm và thế mạnh của tuổi trẻ, sự quan tâm của các trường đại học và các tỉnh ủy vùng Bắc Trung Bộ, sinh viên đã và đang nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn để đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Trong thời gian tới, cần xác định quan điểm định hướng, trên cơ sở đó để đề ra các giải pháp mang tính đồng bộ và toàn diện nhằm tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ.
4.1.2. Quan điểm tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ
4.1.2.1. Tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên gắn với cuộc vận động đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Trong những năm qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng được đẩy mạnh với những nội dung cụ thể, thiết thực, đã và đã trở thành phong trào sâu rộng, thường xuyên, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội đặc biệt là trong môi trường giáo dục đại học. Các trường đại học đã thực hiện nghiêm việc đưa nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào việc giảng dạy và lồng ghép trong các chương trình giáo dục cho sinh viên. Cần tạo sự chuyển biến lớn cả về tư tưởng, đạo đức, lối sống và hành vi chính trị của mỗi sinh viên, đặc biệt là nêu cao trách nhiệm nêu gương, nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu trong việc thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, hết lòng, hết sức phấn đấu học tập và tích rèn luyện bản lĩnh chính trị hoàn thành mọi nhiệm vụ và mục tiêu đề ra. Nhiều hoạt động đa dạng, phong phú và tạo điểm nhấn trong môi trường học đường thúc đẩy quá trình rèn luyện bản lĩnh chính trị gắn với thực hiện chỉ thị 05, ví dụ như đẩy mạnh phong trào “Sinh viên 5 tốt”, mô hình hoạt động của các câu lạc bộ, các chiến dịch tình nguyện, tìm hiểu pháp luật, giáo dục kỹ năng mềm, hội thảo, giao lưu với các chuyên gia, doanh nghiệp, định hướng cho sinh viên hội nhập quốc tế và trở thành công dân toàn cầu…
Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, Đại hội
X Hội Sinh viên Việt Nam (2018-2023) chỉ rõ: “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thông qua các nội dung: tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị, tuyên truyền, giới thiệu các nội dung cốt lõi tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, triển khai việc thực hành làm theo lời Bác bằng các giải pháp, việc làm cụ thể” [72; tr.53]. Đây vừa là trách nhiệm, vừa là cơ hội để sinh viên nâng cao hiểu biết về chủ tịch Hồ Chí Minh và những lời dạy của Người đối với thế hệ trẻ, về tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giáo dục Việt Nam, từ đó góp phần giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, bồi dưỡng bản lĩnh chính trị của sinh viên.
Các trường đại học triển khai thực hiện chỉ thị 05 gắn với thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo” thông qua tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, chú trọng hướng dẫn phương pháp tự học cho sinh viên; mở rộng các mô hình, loại hình đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội, quan tâm đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập trong các đơn vị trường học; chủ động, tích cực, tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm thực hiện hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, bản lĩnh chính trị, thực hiện tốt Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030.
4.1.2.2. Tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên gắn với thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, tạo sự chuyển biến căn bản trong tư tưởng và hành động của các chủ thể
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo 35 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, tạo tiền đề quan trọng để tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều đó đặt ra những thời cơ, vận hội mới, đồng thời cũng đặt đất nước trước những thử thách to lớn. Trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đánh giá vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên, sinh viên. Đảng xác định họ là chủ nhân tương lai của đất nước, là đội quân xung kích cách mạng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc chăm lo bồi dưỡng, giáo dục thanh niên, sinh viên là một trong những yếu tố bền vững của sự nghiệp cách mạng, có ý nghĩa quyết định đối với
tương lai và vận mệnh của nước nhà. Thực tiễn cho thấy, với những quyết tâm và cố gắng của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị, bên cạnh những thành tựu trong phát triển kinh tế, chúng ta đã tạo lập và duy trì được môi trường chính trị - xã hội thuận lợi cho sự phát triển bền vững. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chăm lo đời sống của Nhân dân, trong đó quan tâm đến công tác rèn luyện bản lĩnh chính trị cho thế hệ trẻ.
Thời gian qua, nội dung giáo dục thế hệ trẻ của các chủ thể luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, kịp thời cập nhật tình hình mới trong đó tập trung giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc, nâng cao trách nhiệm cá nhân trong tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với sự phát triển của đất nước, phương thức giáo dục của các chủ thể đối với sinh viên liên tục được đổi mới, xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới với những tiêu chí cụ thể từ giá trị cốt lõi “Tâm trong - Trí sáng - Hoài bão lớn”. Nhờ vậy, công tác giáo dục sinh viên đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đổi mới của hệ thống chính trị, bắt nhịp nhanh hơn với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu hướng biến đổi nhanh chóng của tình hình thanh niên, sinh viên.
Thế hệ sinh viên ngày nay được sống, học tập, lao động trong môi trường hòa bình; được thừa hưởng thành quả của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và công cuộc đổi mới đất nước; được cống hiến và trưởng thành trong sự ổn định về chính trị, sự phát triển vững chắc về kinh tế - xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện; được gia đình và xã hội dành nhiều cơ hội học tập để có trình độ văn hóa, chuyên môn cao hơn các lớp sinh viên đi trước. Vấn đề rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên trong những năm gần đây đặt ra sự quan tâm, trăn trở cho nhiều chủ thể bởi đây không chỉ là nhiệm vụ của Đảng, Đoàn hay Hội mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Để