Nghiên cứu tại Việt Nam về rối loạn trầm cảm trên bệnh nhân THA

Một phần của tài liệu Rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện nguyễn tri phương (Trang 25)

Nghiên cứu “Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân THA điều trị ngoại trú ở bệnh viện Nguyễn Tri Phương” của tác giả Lý Thị Phương Hoa và Võ Tấn Sơn năm 2010. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 151 bệnh nhân THA cho kết quả 26,5% bệnh nhân THA có biểu hiện trầm cảm. Qua khảo sát cho thấy có sự liên quan giữa tuổi, giới, trình độ học vấn, thu nhập cá nhân với mức độ trầm cảm. Cụ thể nữ bị trầm cảm nhiều hơn nam.

Nhóm tuổi có tỷ lệ trầm cảm cao: từ 18 – 29 (66,7%), so với nhóm tuổi từ 30 – 49 là 22,2%, nhóm 50 – 70 là 26,1%. Trình độ học vấn cao ít bị trầm cảm hơn. Thu nhập cá nhân thấp bị trầm cảm nhiều hơn, 80% bệnh nhân thu nhập dưới 10 triệu đồng/1 năm bị trầm cảm, và 19,8% bệnh nhân có thu nhập trên 10 triệu đồng/1năm bị trầm cảm [6].

Tuy nhiên, khảo sát này được thực hiện ở thời gian cách đâu khá lâu và nghiên cứu chưa đề cập đến các yếu tố nguy cơ như: Tình trạng hôn nhân, sử dụng rượu bia, chất kích thích, hút thuốc lá. Mức độ ảnh hưởng của những yếu tố này đến bệnh nhân THA có trầm cảm là bao nhiêu.

Một nghiên cứu khác của tác giả Bùi Thị Thúy Vân nghiên cứu “Rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân THA tai phòng khám bác sĩ gia đình bệnh viện quận 2 TP Hồ Chí Minh năm 2017”. Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 300 bệnh nhân THA đến khám cho kết quả có 24,3% bệnh nhân THA có rối loạn trầm cảm. Những người không sống cùng chồng/vợ có tỷ lệ trầm cảm bằng 1,62 lần so với những người đang sống cùng chồng/vợ. Thời gian điều trị THA từ 5 năm trở lên có tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm gấp 2,04 lần so với người có thời gian điều trị dưới 5 năm. Người không kiểm soát HA có tỷ lệ rối loạn trầm cảm tăng 1,88 lần so với những người có kiểm soát HA. Có mối liên quan khuynh hướng giữa mức độ quan tâm của người thân và rối loạn trầm cảm. Mức độ quan tâm càng giảm thì tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm càng tăng. Có sự liên quan giữa tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn thấp, mức độ quan tâm, thời gian điều trị THA, kiểm soát HA với rối loạn trầm cảm [17].

1.4. Thang đo rối loạn trầm cảm PHQ-9:

STT Công cụ Tác giả, năm

tạo lập

Mô tả Nghiên cứu

tính tin cậy, giá trị 1 Center for epidemiologic study depression scale (CES-D) [37] Laurie Radloff, 1977 Gồm 20 câu hỏi, mỗi câu trả lời tương ứng từ 0-3 điểm, tổng điểm dao dộng từ 0-60 Cronbach’s α=0.85-0.94 (Nghiên cứu tại Canada 2013)

điểm. Không trầm cảm, trầm cảm tương ứng <16, ≥16 điểm.

2 The Zung Self-

rating Depression Scale (Zung) William W. K. Zung, MD 1965 [49] Gồm 20 câu hỏi với 4 lựa

chọn tương ứng điểm số 1, 2, 3, 4. Ngưỡng trầm cảm là ≥ 50 điểm. Cronbach’s α=0,81 3 Beck Depression Inventery (BDI) Aaron T. Beck và cộng sự 1961 [27] Gồm 21 câu hỏi đánh giá triệu chứng . phân loại theo 4 mức độ: Không trầm cảm, trầm cảm nhẹ, trầm cảm trung bình, trầm cảm nặng lần lượt tương ứng với số điểm <10, 10- 18, 19-29, 29- 63. Cronbach’s α=0.79-0,90 4 Depreesion Anxiety Stress Scale (DASS) Lovibond, 1995 [43] Gồm 7 câu hỏi đánh giá phân loại trầm cảm Cronbach’s α=0,70-0,88

theo 5 mức độ: Bình thường, nhẹ, vừa, nặng, rất nặng lần lượt theo số điểm tương ứng <5, 5-7, 7- 10, 11-14, >14 điểm. 5 The Patient Health Questionnaire (PHQ-9) Robert L. Spitzer; Kurt Kroenke ; Janet Williams, DSW. [39] Gồm 9 câu hỏi tự điền, dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm của DSM-IV. Điểm của các câu hỏi dao động từ 0 (không có), 1 (vài ngày), 2 (hơn một nửa số ngày), và 3 (hầu như hàng ngày). Ngưỡng trầm cảm là ≥ 10 điểm. α= 0,85. Độ nhạy 75%. Độ đặc hiệu 90%

Hiện nay, có rất nhiều thang đo để đánh giá về vấn đề sức khỏe tâm thần trong đó có thang đo về trầm cảm. Trong đó có thang đo PHQ-9 (Patient Health Questionnaire- 9) được phát triển bởi Đại học Colombia, Hoa Kỳ vào năm 1999 là một bảng gồm 9 câu hỏi tự điền, dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm của DSM-IV. Tổng điểm dao

động từ 0 đến 27. Đánh giá tần suất các triệu chứng trầm cảm trong 2 tuần chia làm 4 cấp độ: Không có, vài ngày, hơn một nửa số ngày, hầu như hàng ngày. Điểm càng cao mức độ trầm cảm càng nặng. Phân loại trầm cảm theo các mức độ Bảng PHQ-9 được sử dụng như là một công cụ kép, vừa phát hiện trầm cảm và vừa phản ánh được mức độ nặng của trầm cảm. Có chức năng như một công cụ sàng lọc, hỗ trợ chẩn đoán trên bệnh nhân. Nhiều nghiên cứu đã cho rằng thang đo PHQ-9 là một công cụ nghiên cứu đầy hứa hẹn, có khả năng đưa ra phân loại triệu chứng trầm cảm tự đánh giá ở tuổi vị thành niên, kèm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng được ghi nhận bởi các điểm số liên tục, đồng thời cũng tương ứng với tiêu chí DSM-5 gần đây. Khả năng đáp ứng với các tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn trầm cảm độ đặc hiệu là 95% [24].

Ngoài ra, các chẩn đoán dựa trên các tiêu chuẩn về rối loạn trầm cảm, PHQ-9 cũng là một biện pháp đáng tin cậy và hợp lệ về mức độ trầm cảm. Những đặc điểm này cộng với sự ngắn gọn của nó làm cho PHQ-9 trở thành một công cụ nghiên cứu hữu ích. Có độ nhạy 88% và độ đặc hiệu 88% đối với trầm cảm chính với chỉ Cronbach’s là 0,89 [28].

Tại Việt Nam, theo BS. Nguyễn Minh Quân bảng PHQ-9 tập trung vào 9 tiêu chuẩn của rối loạn trầm cảm do vậy được áp dụng cho trầm cảm thực sự. Bảng câu hỏi PHQ-9 được chứng minh là nhạy và đặc hiệu để chẩn đoán trầm cảm thực sự, từng được sử dụng thành công tại các khoa tim mạch [16].

Vì vậy trong nghiên cứu này quyết định sử dụng bộ câu hỏi PHQ-9 để xác định tỷ lệ trầm cảm trên bệnh nhân THA.

1.4. Một số đặc điểm của đơn vị tiến hành nghiên cứu

Vào năm 1903, một Trạm y tế khiêm tốn với chỉ một Đông y sĩ chuyên chữa trị miễn phí cho cộng đồng người Hoa đã đựơc hình thành tại địa điểm này. Năm 1919 trạm được xây dựng qui mô lớn hơn với tên mới là Y viện Quảng Đông. Năm 1978 Y viện Quảng Đông được công lập hóa theo chủ trương của Chính phủ và một thời gian sau được đổi tên thành bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Năm 2003, BV đã chính thức được công nhận là BV hạng I.

BV nay đã là một BV có 550 giường điều trị nội, ngoại trú; khoảng 20 khoa phòng chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện mổ được các ca mổ siêu phẫu, đại phẫu, phẫu

thuật thần kinh; điều trị được hầu hết các loại bệnh, giảm tối đa tình trạng chuyển viện và tỷ lệ tử vong hiện nay chỉ còn 1,25%. Hằng năm, bệnh viện điều trị nội, ngoại trú trên

432.000 lượt bệnh nhân, thu hút trên 80.000 người đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế [11].

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương là nơi tập trung số lượng lớn bệnh nhân từ các quận trung tâm thành phố như quận 5, 10, 1, 3 đa số là người có thu nhập cao cũng như trình độ hiểu biết tốt. Nhưng áp lực công việc cao cũng như là làm việc nhiều dẫn đến ít quan tâm chăm sóc đến sức khỏe. Vì vậy, tiến hành nghiên cứu khảo sát xem tỷ lệ bệnh nhân THA có rối loạn trầm cảm là bao nhiêu.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2019

Địa điểm: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương 2.3.Đối tượng nghiên cứu

2.3.1. Dân số mục tiêu

Bệnh nhân THA đến khám tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương

2.3.2. Dân số chọn mẫu

Bệnh nhân THA đến khám tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong thời gian nghiên cứu được tiến hành.

2.3.3. Cỡ mẫu

Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu theo một tỷ lệ của nghiên cứu mô tả cắt ngang.

�� ×𝐩(𝟏−𝐩)

n= .

�� Trong đó:

n: Cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu

Z(1-α/2)=1,96: Trị số từ phân phối chuẩn. d=0.05 độ chính xác với khoảng tin cậy 95%

p: Trị số ước đoán tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân THA. Theo nghiên cứu của Lý Thị Phương Hoa dựa trên thang đo PHQ-9, tỷ lệ trầm cảm là 26,5% [6]. Do đó, chọn p = 0,265.

Cỡ mẫu tính được theo công thức: n = 300.

2.3.4. Kỹ thuật chọn mẫu

Sử dụng kĩ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Thời gian lấy mẫu là 4 tuần, với số ngày thực hiện nghiên cứu là 5 ngày/tuần x 4 tuần= 20 ngày. Mỗi ngày chọn 300/20= 15 mẫu, mỗi ngày sẽ thực hiện khoảng 15 mẫu.

2.3.5. Tiêu chí chọn mẫu Tiêu chí đưa vào

- Có THA đã được chẩn đoán bởi bác sĩ điều trị ít nhất 6 tháng trước (dựa vào tiền sử bệnh trong sổ khám bệnh của đối tượng) để đánh giá sự kiểm soát huyết áp.

- Tuổi từ 18 tuổi trở lên. - Biết đọc, biết viết.

- Đến khám tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong thời điểm nghiên cứu được tiến hành

-Đồng ý tham gia nghiên cứu tại thời điểm khảo sát.

Tiêu chí loại ra

- Bệnh nhân có rối loạn về tâm thần không có khả năng đọc hiểu câu hỏi hay khiếm khuyết không thể trả lời.

- Phụ nữ mang thai.

- Bệnh nhân mắc các bệnh ảnh hưởng đến giao tiếp như: Câm, điếc. - Bệnh nhân không trả lời đầy đủ các câu hỏi trong thang đo trầm cảm.

2.3.6. Kiểm soát sai lệch chọn lựa

Trong quá trình thu thập mẫu, sổ khám bệnh của bệnh nhân được sử dụng để xác định đúng đối tượng theo tiêu chí chọn vào, loại ra. phù hợp sẽ được loại ra. Các đối tượng trên sẽ được giải thích rõ ràng về mục tiêu nghiên cứu, lợi ích, bất lợi, tính bảo mật của thông tin để đối tượng hiểu rõ và cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho nghiên cứu.

Những người đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu sẽ có quyền từ chối tham gia hay trả lời các câu hỏi bất cứ lúc nào và nếu đồng ý tham gia họ sẽ được yêu cầu ký vào bản cam kết phỏng vấn. Phỏng vấn chỉ được bắt đầu khi người trả lời phỏng vấn đồng ý tham gia vào nghiên cứu.

2.4.Thu thập dữ kiện:

2.4.1. Phương pháp thu thập dữ kiện

Nghiên cứu viên sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp được soạn sẵn và in ra, tiến hành thu thập số liệu mặt đối mặt với đối tượng nghiên cứu tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương.

2.4.2. Công cụ thu thập

Sử dụng bộ câu hỏi in sẵn gồm: - Thông tin về đặc điểm dân số.

- Thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe. - Thông tin về gia đình – xã hội.

- Thông tin về hành vi nguy cơ. - Thông tin về hoạt động thể lực.

- Bảng câu hỏi PHQ-9 về đánh giá trầm cảm.

2.4.3. Kiểm soát sai lệch thông tin

Thường do sai lệch từ hai nguồn là sai lệch thông tin người phỏng vấn và người được phỏng vấn. Được khắc phục bằng cách:

Kiểm soát sai lệch thông tin từ người phỏng vấn:

- Liệt kê và định nghĩa rõ ràng cụ thể từng biến số.

- Thu thập thông tin đầy đủ, không bỏ sót, kiểm tra hoàn tất toàn bộ câu hỏi khi thực hiện xong cuộc phỏng vấn.

- Sử dụng thang đo đã được lượng giá về độ tin cậy và tính giá trị.

- Bộ câu hỏi được phỏng vấn thử trên 20 đối tượng và hiệu chỉnh cho phù hợp trước khi tiến hành khảo sát thật.

Kiểm soát sai lệch thông tin từ người được phỏng vấn:

- Khuyến khích bệnh nhân nói thật, không ép bệnh nhân phải trả lời.

- Thiết kế bộ câu hỏi đúng mục tiêu, rõ ràng về từ ngữ, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ trả lời, cấu trúc bộ câu hỏi chặt chẽ.

2.4.4. Nghiên cứu thử

Bộ câu hỏi đươc nghiên cứu thử 20 bộ trên đối tượng bệnh nhân tăng THA sau đó sẽ tiến hành kiểm tra và biên soạn lại nội dung cho phù hợp.

2.5.Xử lí dữ kiện

2.5.1. Liệt kê và định nghĩa các biến số:Nhóm biến số nền: Nhóm biến số nền:

Giới tính: Biến nhị giá với hai giá trị :

- Nam - Nữ

Tuổi: Biến định lượng được tính bằng cách lấy năm 2019 trừ năm sinh theo dương lịch. Nhóm tuổi:

Là biến số thứ tự - <40 tuổi - 40-49 tuổi - 50-59 tuổi - ≥ 60 tuổi

Dân tộc: Là biến nhị giá gồm 2 giá trị:

- Kinh - Khác

Tôn giáo: là biến số danh định gồm 4 gía trị:

- Không theo tôn giáo - Phật giáo

- Thiên chúa giáo - Khác

Trình độ học vấn: Dựa vào cấp bậc cao nhất mà bệnh nhân từng học, là biến số thứ tự

gồm 6 giá trị:

- Mù chữ: là tình trạng người không biết đọc biết viết.

- Biết đọc, biết viết: là người chưa từng đi học ở trường lớp nhưng có khả năng nhận biết, hiểu, truyền đạt và viết ra chữ.

- Cấp 1: học từ lớp 1 đến lớp 5 - Cấp 2: học từ lớp 6 đến lớp 9 - Cấp 3: học từ lớp 10 đến lớp 12

- Trên cấp 3: là những người học trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học.

Đặc điểm kinh tế - xã hội gồm các biến số

Nghề nghiệp: Là việc làm chính của bệnh nhân, là biến số danh định gồm 7 giá trị:

- Công nhân: Làm việc tại các xí nghiệp, nhà máy, sản xuất…

- Nông dân: Là những người tham gia sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, làm rẫy…

- Nội trợ: Là những người không đi làm chủ yếu làm việc nhà, chăm sóc gia đình…

- Buôn bán: Là công việc trao đổi hàng hóa nhằm thu lại lợi nhuận.

- Công nhân viên: Là những người làm việc ở các cơ quan nhà nước, văn phòng, các tổ chức…

- Nghỉ hưu: Là những người đã nghỉ làm theo tuổi lao động của nhà nước. - Nghề khác: Là những người không thuộc các ngành nghề trên.

Hoàn cảnh gia đình: Biến danh định gồm 3 giá trị:

- Sống một mình - Sống cùng gia đình

- Khác: Đối với những người sống một mình nhưng không cùng với gia đình.

Tình trạng hôn nhân của đối tượng: là biến số danh định gồm 4 giá trị:

- Độc thân - Đã kết hôn - Đã ly thân/ly dị - Góa

Điều kiện kinh tế: Đánh giá dựa vào cảm nhận của đối tượng. Là biến số thứ tự gồm 5

giá trị: - Rất nghèo - Nghèo - Cận nghèo - Trung bình - Khá giả

Sự hỗ trợ gia đình qua các biến số

Mối quan hệ trong gia đình: Dựa vào cảm nhận của bệnh nhân. Là biến danh định,

gồm 4 giá trị: - Mâu thuẫn

- Bất đồng quan điểm nhưng vẫn giải quyết được - Hòa thuận

Mức độ quan tâm của người thân: Dựa theo cảm nhận của bệnh nhân. Là biến danh định gồm 4 giá trị: - Không - Thỉnh thoảng - Thường xuyên - Khác

Biến số về yếu tố nguy cơ

Hút thuốc lá: Là tình trạng hút thuốc lá hiện tại của đối tượng nghiên cứu, bao gồm cả

thuốc lào, thuốc lá điện tử. Biến nhị giá, gồm 2 giá trị: - Có

- Không

Hút thuốc lá mỗi ngày: là biến nhị giá có hai giá trị

- Có: khi bệnh nhân trả lời ngày nào bệnh nhân cũng hút. - Không: bệnh nhân cso hút thuốc nhưng không thường xuyên.

Một phần của tài liệu Rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện nguyễn tri phương (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w