Thói quen sinh hoạt là các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được, là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Ngoài ra, một lối sống lành mạnh sẽ giúp tinh thần cũng như thể chất thoải mái, phấn chấn hơn nhất là đối với những người lớn tuổi. Các hành vi yếu tố lối sống được quan tâm nhất hiện nay là hút thuốc lá, uống rượu bia, chế độ ăn, tập thể dục…
Hút thuốc lá có phải là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh THA hay không hay chỉ gây ra các bệnh tim mạch đến nay vẫn chưa được làm rõ. Và có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa THA và hút thuốc lá, điển hình như nghiên cứu của tác giả Cù Nguyễn Quang Minh khảo sát trên đối tượng THA tại quận 10 cho thấy ở những người hút thuốc lá có tỷ lệ THA cao hơn không hút thuốc lá [8]. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi có 15,33% hút thuốc lá hầu hết ở người nam giới trong đó có 91,3% người hút thuốc họ hút thuốc mỗi ngày.
Sử dụng rượu, bia có nguy cơ phát sinh các vấn đề về sức khoẻ như rối loạn tâm thần, hành vi và ngược lại. Đồng thời còn gây ra các bệnh không lây như bệnh xơ gan và bệnh tim mạch, THA…Có 31% đối tượng nghiên cứu có sử dụng rượu bia, tần suất khoảng 1-3 lần/tháng, trung bình 2-4 lon cho mỗi lần uống.
Tập thể dục không chỉ giúp nâng cao thể chất mà còn ở mặt tinh thần nhất là trong phòng chống bệnh không lấy như THA, đái tháo đường…Trong nghiên cứu của chúng tôi có 74,33% có tập thể dục, chủ yếu là tập hằng ngày và trên 30 phút mỗi ngày. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Thúy Vân chỉ có 21,3% khảo sát tại bệnh viện quận 2 trước đó [17]. Sự chênh lệch này có thể lý giải rằng người dân đến khám tại bệnh viện quận 2 chủ yếu đến từ các quận như quận 9, Thủ Đức…nghề nghiệp đa phần là lao động tay chân nên họ ít có thời gian để tập thể dục hơn.
Thói quen ăn mặn ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ và là một trong những yếu tố nguy cơ gây THA và các bệnh lý tim mạch. Kết quả của nghiên cứu của tác già Cù Nguyễn Quang Minh cho thấy ở những người có thói quen ăn mặn có tỷ lệ THA cao hơn 1,5 lần so với người không có thói quen ăn mặn [8]. Ở nghiên cứu chúng tôi có 85,67% bệnh nhân THA tuân thủ theo chế độ ăn nhạt và đa phần không cảm thấy khó chịu khi thực hiện chế độ ăn này vì họ đã dần quen với chế độ ăn uống này.
Đa phần đối tượng nghiên cứu có đi tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ (88,67%) và họ không cảm thấy khó khăn hay phiền phức gì mỗi lần đi khám cũng như chi phí điều trị cũng ở mức vừa phải vì đa số đều sử dụng bảo hiểm y tế. Số ít những người còn lại họ ở quê luôn khám không có bảo hiểm nên hơi bất tiện và khó chịu khi chi phí hơi cao so với kinh tế của họ.
Thừa cân/ béo phì được xem là yếu tố nguy cơ của rất nhiều bệnh mạn tính khác như THA, đái tháo đường, rối loạn lipid máu…Đôi khi thừa cân/béo phì cũng ảnh hưởng đến tâm lý của họ về mặt thẩm mỹ cũng như khó khăn khi đi lại, làm việc...khiến họ cảm thấy không thoải mái hay tự ti về bản thân. Hơn một nửa (64,67%) đối tượng nghiên cứu có thừa cân/béo phì. Kết quả này cũng tương đương với kết quả của nghiên cứu trước đó của tác giả Nguyễn Thị Vi Hằng [3].
4.2. Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân THA
Theo kết quả của nghiên cứu, ước tính có 19,6% đối tượng có rối loạn trầm cảm kèm theo THA theo thang điểm PHQ-9. Theo nghiên cứu trước đó của tác giả Bùi Thị Thúy Vân tại bệnh viện quận 2 năm 2017 [17] tỷ lệ này là 24,3% được khảo sát trên 300 bệnh nhân với cùng thang đo. Khi thực hiện phép kiểm so sánh hai tỷ lệ, có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Sở dĩ có sự chênh lệch này có thể hiểu rằng đối tượng và địa điểm lấy mẫu ở hai nghiên cứu khác nhau. Ở nghiên cứu trước, đối tượng nghiên cứu chủ yếu từ 55 tuổi trở lên, còn nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu từ 60 tuổi trở lên, các đối tượng đến khám chủ yếu từ quận 9, quận Thủ Đức…còn đang trong độ tuổi lao động nên đôi khi áp lực công việc ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của họ - ở đây là trầm cảm.
Một nghiên cứu khác của tác giả Lý Thị Phương Hoa cũng được thực hiện tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2010 [6] khảo sát trên 151 bệnh nhân THA có cùng thang đo PHQ-9, kết quả có 26,5% bệnh nhân THA có rối loạn trầm cảm cao hơn nghiên cứu của chúng tôi tại thời điểm 2019. Theo nghiên cứu của tác giả Lý Thị Phương Hoa nhóm tuổi 18-29 có tỷ lệ trầm cảm cao nhất 66,67%, ở độ tuổi này chủ yếu là học tập và xây dựng sự nghiệp, công việc nên nhiều áp lực, căng thẳng dẫn đến trầm cảm là điều hợp lý. Còn đối tượng đến khám mà chúng tôi tiếp cận đa số là >60 tuổi. Ngoài ra thì cả ba nghiên cứu này đều sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp nên câu trả lời của bệnh nhân còn phụ thuộc vào cách giao tiếp của người phỏng vấn nên có thể có kết quả khác nhau. Một nghiên cứu tại Trung Quốc về tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân THA [50] vào năm 2015 cho kết quả là 21,6% cũng khá tương đồng với kết quả của chúng tôi.
4.2. Rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan
4.2.1. Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và đặc điểm dân số của mẫu:
Tuổi tác có liên quan đến rối loạn trầm cảm. Kết quả nghiên cứu ở cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở nhóm 40 – 49 tuổi và 50 - 59 tuổi lần lượt cao gấp 0,38 lần và 0,24 lần so với nhóm tuổi <40. Điều này có thể lý giải rằng ở độ tuổi 40 – 59 tần số tuy ít nhưng đối tượng còn đang trong độ tuổi lao động, công việc đôi khi gây ra khó khăn và áp lực kèm với tình trạng bệnh THA khiến họ bị rối loạn trầm cảm. Còn độ tuổi ≥ 60 tần số tuy cao nhưng họ chủ yếu sống chung với gia đình, được người thân quan
tâm chăm sóc, có thời gian chăm lo sức khỏe tập nên tinh thần họ thoải mái hơn. Kết quả này khá tương đồng
với nghiên cứu của tác giả Irene A Kretchy và cộng sự thực hiện tại Ghana vào năm 2014 [20]. Còn tại Việt Nam theo nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Thúy Vân khảo sát tại bệnh viện quận 2 [17] thì cho kết quả tỷ lệ trầm cảm ở nhóm hơn 70 tuổi cao gấp 3,08 lần so với nhóm dưới 60 tuổi. Sự khác biệt này có thể do đặc điểm đối tượng trong dân số nghiên cứu khác nhau.
4.2.2 Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và đặc điểm kinh tế - xã hội của mẫu:
Có mối liên quan giữa tình trạng sống chung và rối loạn trầm cảm. Cụ thể ở người có sống chung với người khác nhưng không phải người trong gia đình (ở đây là giúp việc nhà) thì tỷ lệ trầm cảm cao gấp 4,5 lần so với người chỉ sống một mình. Có thể do công việc gi úp việc khiến họ cảm thấy tự ti, kèm theo đó là khó có thể tâm sự hay chia sẻ về mặt tinh thần với chủ nhà nên họ rơi vào rối loạn trầm cảm. Tuy nhiên, số người có tình trạng sống chung này trong cỡ mẫu ít nên cần một nghiên cứu lớn hơn để có thể hiểu rõ. Nghiên cứu trước đó của tác giả Lý Thị Phương Hoa năm 2010 [6] cũng chưa tìm thấy mối liên quan này.
Có mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân và rối loạn trầm cảm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ở những người đã kết hôn có tỷ lệ trầm cảm cao gấp 0,46 lần so với những người độc thân. Tuy có sống chung vợ chồng nhưng có thể cuộc sống họ hay nảy sinh mâu thuẫn, xung đột không được vui vẻ, thoải mái nên tinh thần bị ảnh hưởng dẫn đến rối loạn trầm cảm. Mối liên quan này không được tìm thấy ở những nghiên cứu trước đó có thể do đặc điểm đối tượng nghiên cứu khác nhau, tuy nhiên vẫn không thể không quan tâm vấn đề này.
4.2.3. Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và các hành vi nguy cơ của đối tượng:
Có mối liên quan giữa hành vi hút thuốc lá và rối loạn trầm cảm trong nghiên cứu của chúng tôi. Ở những người hút thuốc lá có rối loạn trầm cảm cao gấp 2,05 lần so với những người không hút thuốc lá. Kết quả của nghiên cứu trước đó tại Nepal vào năm 2015 [35] cũng chỉ ra mối liên quan này và tỷ lệ là 5,6 lần. Nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Thúy Vân [17] và lý Thị Phương Hoa [6]. Rượu bia là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng đối với THA và nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra ở những người uống rượu bia tần suất 1 – 3 lần/ tháng có tỷ lệ rối loạn trầm cao gấp 0,30 lần so với những người sử dụng rượu bia có tần suất hơn 5 ngày trong một tuần. Sở dĩ ở những người tuy chỉ sử
dụng rượu bia 1 – 3 lần/ tháng nhưng lại có tỷ lệ rối loạn trầm cảm cao hơn là vì tần số ở nhóm này cao hơn nhiều so với nhóm ≥ 5 ngày/ tuần.
4.2.4. Mô hình hồi quy đa biến:
Sau khi phân tích mô hình hồi quy đa biến, những yếu tố thật sự có mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và THA đó là nhóm tuổi, tình trạng sống chung, hút thuốc lá, tiền sử gia đình THA và ăn nhạt.
Có mối liên quan có khuynh hướng giữa rối loạn trầm cảm và nhóm tuổi. Cụ thể, khi nhóm tuổi tăng một bậc thì tỷ lệ trầm cảm giảm đi 0,49 lần, mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 và KTC 95% 0,35 – 0,69. Điều này có thể hiểu rằng ở những người còn đang trong độ tuổi lao động, công việc đôi khi gây ra áp lực hay khó khăn dẫn đến tinh thần của họ không được thoải mái dẫn đến rối loạn trầm cảm.
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa rối loạn trầm cảm và tình trạng sống chung. Ở người có sống chung nhưng không phải người trong gia đình (ở đây là giúp việc) thì có tỷ lệ rối loạn trầm cảm gấp 6,58 lần so với người sống một mình. Việc sống chung với người khác không phải gia đình mình có thể khiến họ không cảm thấy thoải mái, cô đơn, không có người tâm sự hay chia sẻ về mặt tinh thần, kèm theo đó công việc khiến họ tự ti nên dễ dẫn đến rối loạn trầm cảm.
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa rối loạn trầm cảm và hút thuốc lá. Cụ thể, ở những người hút thuốc lá có tỷ lệ trầm cảm gấp 2,83 lần so với người không hút thuốc lá. Theo Bs. Phạm Văn Trụ bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh cho biết người bị bệnh trầm cảm dễ hút thuốc lá hơn là người không bị trầm cảm [15] Có thể do căng thẳng, áp lực trong cuộc sống nên họ tìm đến thuốc lá như một biện pháp để giải tỏa tinh thần.
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa rối loạn trầm cảm và tiền sử THA của gia đình. Ở những người không có tiền sử gia đình THA có tỷ lệ trầm cảm gấp 1,90 lần so với người có tiền sử gia đình THA. Như vậy, tiền sử gia đình không ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm của bệnh nhân.
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa rối loạn trầm cảm và chế độ ăn nhạt. Ở những người không thực hiện chế độ ăn nhạt thì tỷ lệ rối loạn trầm cảm bằng 0,51 lần so với những người thực hiện chế độ ăn nhạt.
Tiền sử gia đình THA đôi khi cũng làm bệnh nhân cảm thấy buồn hay lo lắng ảnh hưởng tinh thần có thể dẫn đến trầm cảm nhẹ. Nhưng đây là một yếu tố mà những nghiên cứu trước chưa tìm thấy mối liên quan. Vì vậy, cần thêm những nghiên cứu lớn hơn để hiểu rõ vấn đề này.
Chế độ ăn nhạt cũng có thể làm cho bệnh nhân cảm thấy không hợp khẩu vị, dẫn đến chán ăn, bỏ bữa, ảnh hưởng đến thể chất lẫn tinh thần. Đó cũng là một trong những yếu tố nằm trong thang điểm PHQ-9 mà chúng tôi khảo sát.
Còn những yếu tố còn lại khá tương đồng với kết quả của các nghiên cứu trước của tác giả Lý Thị Phương Hoa [6], Bùi Thị Thúy Vân [17].
4.4. Điểm mạnh và hạn chế của đề tài:4.4.1. Điểm mạnh của đề tài: 4.4.1. Điểm mạnh của đề tài:
Các nghiên cứu về trầm cảm trên bệnh nhân THA có khá nhiều đặc biệt là ở nước ngoài. Tuy nhiên, phần lớn là thời gian tiến hành đã lâu không phù hợp với bối cảnh hiện tại. Trong khi đó, tại Việt Nam tính đến nay chỉ có hai đề tài nghiên cứu rối loạn trầm cảm trên đối tượng này được thực hiện mặc dù THA và trầm cảm đang có tỷ lệ mắc rất cao tại Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu của tác giả Lý Thị Phương Hoa vào năm 2010 cũng được thực hiện tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương nhưng thời gian đã lâu, đặc điểm dân số chủ yếu có trình độ học và thu nhập cao. Đối với nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Thúy Vân được thực hiện tại bệnh viện quận 2, một quận khá xa trung tâm thành phố nên đặc điểm dân số có thể khác đi. Vì vậy, nghiên cứu của chúng tôi thực hiện ngay tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương gần với các quận trung tâm của thành phố do đó hy vọng nghiên cứu có tính kịp thời và khả năng can thiệp vào cộng đồng cao.
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên thang điểm đo rối loạn trầm cảm PHQ-9 là một trong thang điểm được nhiều nghiên cứu áp dụng trên bệnh nhân tim mạch và có Cronbach’s alpha= 0,852 nên sẽ cho kết quả đáng tin cậy hơn.
4.4.2. Điểm hạn chế của đề tài:
Đây là một nghiên cứu cắt ngang nên chỉ tìm ra được mối liên quan mà không tìm được quá trinh tác động.
Tại thời điểm nghiên cứu đang là mùa hè, thời tiết rất nóng bệnh nhân hơi khó chịu nên cũng ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình của cuộc phỏng vấn, đa số bệnh nhân đến khám chỉ mong khám nhanh rồi về.
Đôi khi trong quá trình phỏng vấn bệnh nhân đến lượt vào khám nên xảy ra một vài bệnh nhân không hoàn thành xong bộ câu hỏi.
Khi đánh giá về kinh tế, sức khỏe và mối quan hệ, chúng tôi chỉ sử dụng sự đánh giá theo chủ quan của bản thân đối tượng nên kết quả chưa hoàn toàn chính xác.
4.3. Tính ứng dụng của đề tài:
Đây là nghiên cứu về rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân THA được thực hiện tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Kết quả sẽ góp phần bổ sung vào y văn và tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn về bệnh nhân THA có trầm cảm đi kèm.Kết quả nghiên cứu có những yếu tố liên quan do đó mang nhiều giá trị và ý nghĩa ứng dụng thực tiễn tại bệnh viện đồng thời góp phần bổ sung, tạo cơ sở đưa ra kiến nghị, đề xuất giải pháp, chính sách phù hợp nhằm nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân THA.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu trên 300 đối tượng là bệnh nhân THA đến khám và điều trị ngoại trú tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bằng phương pháp cắt ngang với hình thức phỏng vấn trực tiếp. Nghiên cứu xác định được được các tỷ lệ sau:
1. Tình trạng rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân THA:
Tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân THA đến khám và điều trị ngoại trú tại bệnh viện