CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CỦA CÁC CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH LẠM
3.4 Ngoài giải pháp, còn cần ý chí
Việt Nam đang áp dụng bài thuốc chữa lạm phát đã được đại đa số các nước chấp
nhận, áp dụng và chứng minh tính hiệu quả trong quá khứ. Tuy nhiên, trước khi áp dụng
bài thuốc này, lẽ ra nên có sự thảo luận giữa các nhà xây dựng chính sách và các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp để có thể tính tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế, từ đó đưa đến những quyết định là tỷ lệ lạm phát nên được chấp nhận ở mức độ nào để có thể giữ được tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, các cơ quan quản lý nhà nước cần băn khoăn trước những câu hỏi như:
Tại sao nền kinh tế Việt Nam quá dễ bị tổn thương trước sự biến động của giá dầu, giá
nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu thế giới? Tại sao Việt Nam mãi là một nước xuất khẩu
dầu thô và mỗi khi giá dầu thế giới tăng thì Việt Nam lại phải tăng giá xăng dầu, kéo theo
sự leo thang của giá cả tiêu dùng? Tại sao những nước khác vẫn nhập khẩu lớn nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và chịu tác động từ việc giá cả tăng cao nhưng việc điều hành kinh tế của họ vẫn không bị lúng túng? Phải chăng, các nhà quản lýđã có những khiếm
khuyết trong điều hành để đến thời điểm này, nền kinh tế phải gánh chịu những hệ quả
mang tính tổng hợp.
Giải pháp hiện nay, cần ưu tiên chống lạm phát, hạn chế dòng vốn đầu tư gián tiếp
nâng giá tiền đồng Việt Nam để hàng hóa vào Việt Nam nhiều hơn. Ngoài ra, tuyệt đối
không thể cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần bằng ngoại tệ vì sẽ phát sinh
các khoản vay trá hình khi ai cũng có thể sở hữu đô la Mỹ.
Tuy nhiên cũng phải bình tĩnh nhìn nhận dòng vốn nước ngoài. Thay vì thắt chặt, Nhà nước cần thiết lập một hành lang pháp lý để tiếp nhận đầu tư hợp lý. Vấn đề của
chính sách để có thể thực hiện đồng bộ. Ông Thơ khẳng định, chúng ta không chỉ cần giải
pháp mà còn rất cần ý chí để thực hiện các chính sách phù hợp.
Các cơ quan quản lý nhà nước cần áp dụng linh hoạt việc siết chặt tín dụng ở
những lĩnh vực không khuyến khích đầu tư nhưng bù lại, nên có chính sách hỗ trợđối với
những lĩnh vực khuyến khíchđầu tư, cụ thể thông qua việc giảm thuế nhập khẩu một
số mặt hàng nguyên liệu, vật liệu cơ bản.
Về vấn đề nhập siêu, 70% tỷ lệ nhập khẩu hiện nay là nguyên liệu, nhiên liệu, vật
liệu và thiết bị công nghệ. Dođó, bất cứ chính sách nào về hạn chế nhập khẩu cũng sẽ
tiếp tục gây ra sự khan hiếm về nguyên liệu, vật liệu và kéo theo tăng giá, từ đó tiếp tục
góp phần đẩy giáđầu vào sản xuất tăng. Theo ông, nên sử dụng nguồn ngoại tệ dư thừa
cho việc nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng.
Ý kiến của nhiều chuyên gia là ngoài những biện pháp truyền thống, nên kiềm chế chi tiêu, đặc biệt là Nhà nước cần có biện pháp cụ thể về chi tiêu công. Có thể thấy đầu tư
dàn trải và phí phạm là một trong những yếu tố dẫn đến lạm phát, do đó cần giảm thiểu đầu tư công.
KẾT LUẬN
Lạm phát không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế mà còn ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của xã hội. Trong thời gian lạm phát tăng cao như hiện nay, chính phủ cũng đã có những biện pháp hết sức cấp bách nhằm kiềm chế lạm phát. Nhưng bên cạnh đó, cũng
có những tác động tiêu cực không nhỏ đến thị trường tài chính – tiền tệ. Tuy nhiên, để có
thể thực hiện tốt vai trò quản lý vĩ mô của mình, chính phủ nên kết hợp nhiều chính sách
với nhau để có kết quả tốt nhất, bao gồm: chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư… Mỗi chính sách có những ưu nhược điểm riêng và có những hiệu quả nhất định, và qua các chính sách này, chúng ta đã, đang và sẽ cố gắng thực hiện những biện
pháp trung và dài hạn nhằm ổn định tình hình kinh tế để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP và kiềm chế được lạm phát như mong muốn.