Giải pháp về lượng cung – cầu tiền tệ

Một phần của tài liệu Thực trạng chống lạm phát của chính phủ VN trong giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 28)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CỦA CÁC CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH LẠM

3.1 Giải pháp về lượng cung – cầu tiền tệ

Lượng tiền lưu thông quá lớn, tỷ lệ tăng tín dụng tới 40% (trong khi tăng GDP chỉ

có 8,48%), cho nên vai trò của Nhà nước càng trở nên quan trọng với thị trường tiền tệ, như: nhằm thu hút bớt tiền trong dân, nhằm hướng người dân sử dụng đồng tiền vào đầu tư các hoạt động sản xuất, kinh doanh, vào việc tham gia mua nhiều trái phiếu Chính phủ,

thậm chí gửi tiền ngân hàng,...thông qua nhiều chính sách và biện pháp về ngoại hối,

ngoại tệ, lãi suất, ... Nhưng trong thực tế, việc điều hành ở tầm vĩ mô có việc chưa chuẩn

xác hoặc không có hiệu lực như:

Tăng dự trữ ngoại tệ là đúng, nhưng mua quá nhiều ngoại tệ (chủ yếu là USD –

đồng tiển đang mất giá so với nhiều đồng ngoại tệ khác) là không hợp lý. Năm 2007, Ngân hàng Nhà nước mua vào tới 9 bill. USD (tương ứng 145 nghìn tỷ đồng Việt Nam).

Nhà nước có chú ý thu tiền về bằng phát hành trái phiếu để sử dụng vào các mục tiêu đầu tưđã không được sự hưởng ứng rộng rãi của xã hội vì thiếu sự hấp dẫn (lãi suất ,

thời gian,...), mặt khác việc phát hành trái phiếu nhà nước, Bộ Tài chính lại đem ra chi (trong đó nhiều khoản chi không phải cho sản xuất), lại làm tăng áp lực lạm phát. Do vậy,

cần sớm phát hành trái phiếu ngân hàng để thu tiền về - biện pháp này đã không được đưa ra trong năm vừa qua.

Thị trường chứng khoán 2007 khởi sắc, phát triển nhanh, cũng thu hút được nhiều

tiền trong dân, nhưng mới là bước đầu và không vững chắc, nên vẫn còn hạn chế (và những ngày cuối năm và ít ngày đầu năm thị trường chứng khoán nước ta là một mầu ảm đạm) . Nhà nước cần có vai trò đối với thị trường này, như giảm cung bằng việc cân nhắc để dãn lộ trình IPO trong những thời điểm nhậy cảm như hiện nay, đồng thời có biện pháp

kích cầu.

Ngân hàng năm 2007 cũng là năm ăn nên làm ra, nhưng với lãi suất thấp (thấp hơn

cả CPI) nên không thu hút được tiền trong dân; chưa kể, trong năm 2007, việc điều chỉnh

lãi suất không kịp thời (thậm chí có thời gian lại giảm lãi suất tiền gửi), không hợp lý

cũng đã làm giảm khả năng hút tiền trong dân. Nhớ lại, Việt Nam đã có những năm tháng

lạm phát “siêu phi mã“ như năm 1987, lạm phát tới ba con số hay, năm 2004 mới đây CPI

cũng ở mức 9,5% Việt Nam đã thành công bằng nhiều biện pháp một cách đồng bộ, trong đó biện pháp tăng lãi suất tiền gửi ngân hàng đã tỏ ra rất hữu hiệu. Nhưng, năm 2007 lại

không kịp thời sử dụng công cụ này (tất nhiên nếu tăng lãi suất tiền gửi, có thể các ngân

hàng phải tăng lãi suất cho vay, như vậy, sẽ không hấp dẫn với người đi vay. Nhưng, giả định nếu không tăng lãi suất cho vay, thì các ngân hàng thương mại cũng không phá sản,

mà có thể giảm bớt một phần lợi nhuận mà thôi – điều này có thể thấy qua các thông tin

về kết quả hoạt động của nhiều ngân hàng năm 2007 rất khả quan: lợi nhuận nhiều, nộp nhà nước tăng, thu nhập của người lao động vào TOP 1- ngang ngửa với người lao động

làm việc trong các công ty thuộc ngành chứng khoán); hoặc sớm có các quy định tăng dự

trữ bắt buộc,...

Một phần của tài liệu Thực trạng chống lạm phát của chính phủ VN trong giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)