“Hà khắc”, không đúng thời điểm

Một phần của tài liệu Thực trạng chống lạm phát của chính phủ VN trong giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CỦA CÁC CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH LẠM

3.3 “Hà khắc”, không đúng thời điểm

Thực tế, ngân hàng nhà nước đang dựa trên chỉ số lạm phát hiện tại mà thực hiện

chính sách siết chặt tiền tệ, thế nhưng lại không nghĩ đến yếu tố là tình trạng khan hiếm

tiền mặt kéo dài ngay từ giữa năm ngoái, trong khi tình trạng ứ ngoại tệ vẫn đang diễn ra và chưa có giải pháp khả thi. Ban hành một chính sách quá “hà khắc”, không đúng thời điểm sẽ không chỉ gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp mà sẽ

còn ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. thị trường chứng khoán thời gian qua liên tiếp sụt giảm một phần nguyên nhân từ chính sách

kinh tế vĩ mô, thực sự đã làm không ít nhà đầu tưtrong và ngoài nước mất niềm tin. Nếu thị trường chứng khoán tiếp tục suy giảm kéo dài thì sẽ ảnh hưởng rất lớn

không chỉ đến nguồn vốn đầu tư gián tiếp qua thị trường chứng khoán mà còn ảnh hưởng

lớn đến quá trình cổ phần hóa và đặc biệt là cơ hội huy động vốn của các doanh nghiệp

qua thị trường chứng khoán.

Câu hỏi được dư luận đặt ra là liệu ngoài việc “rút tiền ra khỏi lưu thông”, còn giải

pháp nào sẽ thật sự hữu hiệu trong việc ngăn chặn nguy cơ lạm phát? Đồng tình với ý

kiến cho rằng muốn đụng đến tầng ngầm của lạm phát còn cần thêm một chính sách tài khóa vẫn được trông đợi là thắt chặt tương đối tài chính công; nhất là giới hạn nguồn chi

tài chính cho vốn đầu tư công. Sự tập trung này có thể dồn vào mục đích tăng chất lượng đầu tư công để giảm bớt các dự án kém hiệu quả và lãng phí, từ đó tăng hiệu năng của

toàn nền kinh tế. Chính sách tiền tệ chặt như đã công bố chỉ là điều kiện cần nhưng chưa là điều kiện đủ.

Tuy nhiên, ngay như với quan điểm kiểm soát lạm phát chỉ là giải pháp tiền tệ thì

ngân hàng nhà nước phải đưa ra mục tiêu chống lạm phát là mục tiêu trung hạn, trong đó ngân hàng nhà nước phải có lộ trình thắt chặt tiền tệ để việc kiểm soát lạm phát, không

làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, gây ra tổn

thất cho nền kinh tế. Có như vậy mới đạt được mục tiêu tăng trưởng như Quốc hội đề ra.

Kiểm soát lạm phát nhưng không ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng là bài toán lớn cho

Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Nếu chính sách mà không tạo niềm tin thì cho dù có chủ trương kiểm soát lạm phát cứng rắn bằng mọi giá thì giá cả vẫn tiếp tục gia tăng; bà bán rau ở chợ vẫn bị tác động tâm lý và sẽ vẫn phải tăng giá mớ rau của mình bán lên.

Một phần của tài liệu Thực trạng chống lạm phát của chính phủ VN trong giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)