CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CỦA CÁC CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH LẠM
3.2 Phải dự báo được xu hướng của thị trường
Phần lớn người dân Việt Nam vẫn sống với mức thu nhập thấp. “Cơn lốc” tăng giá ảnh hưởng trực tiếp lên cuộc sống hằng ngày của những người nghèo, những nông dân, công nhân lao động. Chủ trương kiểm soát lạm phát là đúng và hợp với lòng dân. Tuy nhiên, giải pháp được ngân hàng nhà nước cho rằng để chủ động kiểm soát chặt chẽ tiền
để hút về 20.300 tỷ đồng vào ngày 17-3 tới đây, theo tôi không chỉ “thắt quá chặt” mà còn là quá ngặt nghèo.
Từ vấn đề này, dư luận có thể đặt câu hỏi: Liệu đã có sự trao đổi, thảo luận và thống nhất giữa ngân hàng nhà nước và Bộ Tài chính trước khi ban hành quyết định này? Những nhà hoạch định chính sách có tiên liệu được những tác động trực tiếp đối với
chính sách này không? Ở các nước trên thế giới, khi ban hành một chính sách, các nhà hoạch định chính sách luôn công bố trước, đưa ra những chỉ số cần thiết có ảnh hưởng
trực tiếp; chẳng hạn như chỉ số thất nghiệp, thu chi ngân sách, chỉ tiêu tăng trưởng… để thăm dò ý kiến dư luận.
Chính sách không có dự báo, không có kế hoạch sẽ tạo ra cú sốc cho thị trường mà
trước mắt là thị trường chứng khoán.
Từ đó, mọi người dân và các chủ thể kinh tế có thể dự báo được xu hướng sắp tới
của thị trường để chủ động và có biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng. Một nền kinh tế thị trường ngày càng hội nhập sâu rộng như Việt Nam đòi hỏi những chính sách ban hành cũng phải được dự báo như vậy.
Với chính sách không có dự báo, không có kế hoạch và mang tính chất đối phó thì tất yếu sẽ tạo ra cú sốc cho thị trường. Không đợi đến tháng 3, các ngân hàng thương mại
bắt buộc phải hạn chế ngay việc cho vay. Ngay cả khi huy động vốn được, các ngân hàng cũng sẽ không cho doanh nghiệp vay mà đem cho vay trên thị trường tiền tệ ngắn hạn để
kiếm lợi nhuận cao hơn (lên đến 30%/năm).
Ngoài ra, khi ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi lên 13,2%/năm thì lãi suất cho vay
thực sự đang là gánh nặng lớn đổ lên vai các doanh nghiệp. Có ý kiến cho rằng giải pháp
chống lạm phát của Trung Quốc còn “nặng tay” hơn Việt Nam khi năm ngoái liên tiếp 5
lần đưa tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên dưới 14%.
Đây là sự so sánh khập khiễng và không thể có mẫu số chung. Trung Quốc là một nước lớn có nền kinh tế phát triển, sản phẩm hàng hóa của Trung Quốc có tính cạnh tranh
rất lớn trên thị trường thế giới. Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc rất lớn và ngân hàng
Trung ương có thể dùng số tiền này để đầu tư ra nước ngoài, luân chuyển được nguồn vốn không để tình trạng thừa ngoại tệ trong nước. Một khi ngân hàng Trung ương siết chặt
chính sách tiền tệ thì chi phí có gia tăng nhưng hàng hóa của Trung Quốc vẫn có thể cạnh
tranh được.
Hơn nữa, trong quá trình kiểm soát lạm phát, Trung Quốc đã đồng loạt đưa ra một
gói giải pháp kinh tế, tạo sự cân bằng cho thị trường chứ không chỉ là giải pháp một
chiều.