thương tích, cháy nổ, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, phòng tránh các tệ nạn xã hội của nhà trường;
b) Đảm bảo an toàn cho học sinh và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường;
c) Không có hiện tượng kỳ thị, vi phạm về giới, bạo lực trong nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng:
Hằng năm, nhà trường có các phương án cụ thể đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, phòng tránh các tệ nạn xã hội, xây dựng nội quy nhà trường, bố trí đủ lực lượng cán bộ bảo vệ trường, phối hợp tốt với công an xã đảm bảo an ninh trật tự cho trường. Hằng năm, trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập quy chế phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh, học tập phòng cháy chữa cháy; trang bị đầy đủ cho phòng y tế trang thiết bị phục vụ sơ cứu ban đầu; nhân viên y tế làm tốt công tác sơ cứu cho giáo viên- học sinh; có văn bản phối hợp với Công an xã và trạm y tế về phòng chống tai nạn thương tích và phương án phòng chống cháy nổ, ngộ độc thực phẩm, phòng chống bệnh dịch nguy hiểm. Nhà trường thực hiện tốt việc bàn giao cơ sở vật chất lớp học cho các lớp và nhân viên bảo vệ. cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh ký cam kết không sản xuất, buôn bán, tàng trữ, sư dụng chất ma túy và pháo nổ... Đội Sao đỏ của nhà trường hoạt động có hiệu quả góp phần đảm bảo an ninh trật tự, nền nếp trường lớp [H18-1-07-01]; [H18-1-07-02]; [H18-1-07-03]; [H23-3-03-01].
Nhà trường chỉ đạo các hoạt động tham gia lao động giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, cảnh quan trường lớp luôn sạch đẹp [H23-3-03-01]; thường xuyên kiểm tra các điều kiện về cơ sở vật chất phòng học, lớp học, các phòng chức năng, phát hiện sớm những nguy cơ mất an toàn cho học sinh và cho cán
bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường để có kế hoạch sưa chữa kịp thời. Luôn đảm bảo môi trường thân thiện và an toàn cho mọi hoạt động của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh [H15-1-05-03].
Trường không có hiện tượng kỳ thị, vi phạm về giới, bạo lực trong nhà trường. Kết quả, năm 2011 nhà trường được UBND huyện Kim Sơn cấp chứng nhận cơ quan văn hoá cấp Huyện [H18-1-07-01]; [H18-1-07-02]; [H18-1-07- 03]; [H18-1-07-04 ].
2. Điểm mạnh:
Trường Tiểu học Kim Đông đã có các phương án cụ thể về đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội theo đúng văn bản quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và của các cấp chính quyền.
Trong nhiều năm qua, tình hình an ninh chính trị và trật tự xã hội trong nhà trường được đảm bảo tốt, hạn chế được các hiện tượng tiêu cực xảy ra, nhà trường không có CNGVNV, HS vi phạm những điều cam kết về phòng chống cháy nổ, tai tệ nạn xã hội.
3. Điểm yếu:
Nhà trường chưa trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ cho công tác phòng chống cháy nổ và các hiểm họa thiên tai.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Nhà trường tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục học sinh nêu cao ý thức chấp hành tốt nội quy trường lớp và thực hiện nghiêm túc cam kết không sản xuất, buôn bán, tàng trữ, sư dụng chất ma túy, pháo nổ.
Nhân viên bảo vệ thực hiện nghiêm túc nội quy đã đề ra về công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn trong trường học. Hằng ngày, ghi chép cụ thể tình hình xảy ra trong, trước cổng trường, có biện pháp hữu hiệu và báo cáo với lãnh đạo nhà trường để giải quyết kịp thời khi có hiện tượng mất an ninh trật tự, an toàn trong ca trực.
Xây dựng kế hoạch cụ thể để mua sắm trang thiết bị phòng tránh cháy nổ và các hiểm họa thiên tai trong năm học tới.
Kết luận về Tiêu chuẩn 1:
Qua công tác tự đánh giá, tại tiêu chuẩn 1, nhà trường có những điểm mạnh nổi bật sau đây:
Trường có cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp với quy định của Điều lệ trường tiểu học. Trường được đặt tại vị trí trung tâm xã Kim Đông, là trung tâm khu dân cư của xã nên rất thuận lợi cho con em của xã đến trường. Khuôn viên nhà trường riêng biệt, môi trường giáo dục xanh, sạch, đẹp, an toàn cho học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên. Học sinh nhà trường được tổ chức theo các lớp học, số lượng học sinh trong mỗi lớp đảm bảo phù hợp với quy định của Điều lệ trường tiểu học. Trong những năm học qua, nhà trường chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp; Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong các hoạt động giáo dục, thực hiện có hiệu quả các cuộc vân động, các phong trào thi đua do địa phương và ngành giáo dục phát động. Kết quả thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua của nhà trường đã tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, kỷ cương nền nếp được chấn chỉnh, bệnh thành tích được khắc phục, việc đánh giá, xếp loại giáo dục của HS đảm bảo tính khách quan, công bằng.
Lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động theo tuần, tháng, năm học cụ thể theo đúng quy định và có tính khả thi cao. Công tác kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng được lên kế hoạch ngay từ đầu năm học và thực hiện đảm bảo đúng kế hoạch. Nhà trường thực hiện nghiêm túc quản lý chuyên môn, quản lý tài chính, quản lý trường học. Làm tốt công tác kiểm tra nội bộ, công tác thi đua khen thưởng nên có tác dụng tích cực trong việc động viên khích lệ kịp thời tới cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Hằng năm, nhà trường có kế hoạch và thực hiện tốt các phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm… vì thế trong nhiều năm liền, nhà trường chưa để xảy ra bất cứ vụ tai nạn thương tích, cháy nổ, ngộ độc thực phẩm
nào đối với học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên. Nhà trường có đầy đủ hồ sơ, sổ sách, cập nhật thông tin, ghi chép đầy đủ và được lưu trữ theo đúng quy định. Các tổ chuyên môn, tổ văn phòng xây dựng kế hoạch hoạt động bám sát nhiệm vụ của nhà trường, thực hiện bồi dưỡng chuyên môn có hiệu quả.
Bên cạnh những điểm mạnh nổi bật, nhà trường vẫn còn một số điểm yếu sau:
Cơ cấu của Hội đồng trường và các hội đồng tư vấn còn chồng chéo về nhân sự nên đôi khi lịch hoạt động có sự trùng lặp, dẫn tới phải thay đổi lịch hoạt động. Số lượng và chất lượng học sinh ở các lớp của nhà trường chưa phân bổ đồng đều. Chất lượng sinh hoạt của các tổ chuyên môn, tổ văn phòng còn có buổi chưa thực sự hiệu quả, còn mang tính hình thức. Các thành viên trong tổ chưa thực sự mạnh dạn trao đổi ý kiến, góp ý về chuyên môn. Công tác văn thư còn có mặt hạn chế; công tác tham mưu với cấp trên để tuyển dụng, biên chế giáo viên dạy tiếng Anh và Tin học hiệu quả chưa cao. Nhà trường chưa trang bị đấy đủ các thiết bị phục vụ công tác phòng chống cháy nổ và các hiểm họa thiên tai.
Tiêu chuẩn 1: có 07 tiêu chí, cả 07 tiêu chí đều đạt.
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Mở đầu: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trường đáp ứng yêu cầu quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được đảm bảo các quyền theo chế độ chính sách hiện hành. Tập thể CBGVNV của nhà trường có tinh thần đoàn kết, xây dựng nội bộ; không có cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên bị xư lý kỷ luật. CBGVNV nhà trường thực hiện nghiêm túc việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ công tác, vận dụng sáng tạo, có hiệu quả phương pháp giáo dục và ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục.
Tiêu chí 1: Năng lực của hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trong quá trình triển khai các hoạt động giáo dục.
a) Hiệu trưởng có số năm dạy học từ 4 năm trở lên, phó hiệu trưởng từ 2 năm trở lên (không kể thời gian tập sự);
b) Được đánh giá hằng năm đạt từ loại khá trở lên theo Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học;
c) Được bồi dưỡng, tập huấn về chính trị và quản lý giáo dục theo quy định.
1. Mô tả hiện trạng:
Đồng chí Lê Hữu Ái – Hiệu trưởng có số năm công tác là 25 năm. Trong đó có trên 5 năm trực tiếp giảng dạy (từ tháng 9/1990 đến tháng 01/1995); 01 năm làm Phó Hiệu trưởng- Quyền Hiệu trưởng (từ tháng 9/1995 đến tháng 8/1996); 19 năm làm Hiệu trưởng (từ tháng 9/1996 đến tháng 2/2015). Đồng chí Phó Hiệu trưởng Phạm Thị Na có số năm công tác là 28 năm, trong đó có 11 năm trực tiếp giảng dạy (từ tháng 9/1987 đến tháng 11/1998) và 17 năm làm Phó Hiệu trưởng (từ tháng 12/1998 đến tháng 2/2015). Đồng chí Phó Hiệu trưởng Trần Văn Định có số năm công tác là 7 năm, trong đó có 5 năm trực tiếp giảng dạy (từ tháng 3/2008 đến tháng 2/2013) và 2 năm làm Phó Hiệu trưởng (từ tháng 03 năm 2013 đến tháng 2 năm 2015) [H1-1-01-01]; [H16-1-06-02].
Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng có năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động của nhà trường, nắm vững Chương trình Giáo dục tiểu học, có khả năng bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, nhân viên. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng nhà trường các năm học đều được xếp loại xuất sắc. Nhiều năm đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, được UNBD huyện tặng Giấy khen. Cụ thể: Đồng chí Lê Hữu Ái - Hiệu trưởng đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở. Năm học 2013-2014 được Uỷ ban nhân dân Huyện tặng Giấy khen. Cả 3 đồng chí cán bộ quản lý đều là những cán bộ đảng viên gương mẫu, có phẩm chất đạo đức tốt, được cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường và nhân dân địa phương tín nhiệm, có uy tín với phụ huynh và được học sinh yêu mến, Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý và chỉ đạo các hoạt động trong nhà trường. Hàng năm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng được đánh giá, xếp loại xuất sắc theo Chuẩn Hiệu trưởng trường Tiểu học [H16-1-06-02]; [H19-2-01-01], [H11-1-03-07].
Hiệu trưởng và hai Phó Hiệu trưởng đều đã tham gia bồi dưỡng về quản lý giáo dục và quản lý Nhà nước; Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng đã hoàn
thành chương trình trung cấp lý luận chính trị và có trình độ Tin học A, B do Sở GD&ĐT Ninh Bình cấp [H16-1-06-02]. Hiệu trưởng và hai Phó Hiệu trưởng đều tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ quản lý giáo dục [H16-1-06-02]; [H19-2-01-02]; [H10-1-03-06].
2. Điểm mạnh:
Cán bộ quản lý nhà trường đều có năng lực quản lý, tinh thần trách nhiệm cao; được bồi dưỡng về quản lý giáo dục, quản lý Nhà nước và Lý luận chính trị; thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và quyền hạn được giao, có chuyên môn vững vàng, được sự tín nhiệm cao trong tập thể nhà trường và đều có trình độ trên chuẩn (Cao đẳng, Đại học).