2, Tình đoàn kết hữu nghị.
3, Hát mừng ngày chiến thắng 30/4.
4, Hội vui học tập.
HOẠT ĐỘNG 1:
DI SẢN, DI TÍCH LỊCH SỬ VỚI THIẾU NHI
I, YÊU CẦU GIÁO DỤC:Giúp học sinh:
-Có hiểu biết về di sản, di tích lịch sử của địa phương, của đất nước; biết xác định trách nhệm của người học sinh trong việc bảo vệ các di sản, di tích lịch sử đó.
-Biết tôn trọng và có thái độ tích cực trong việc góp phần bảo vệ các di sản, di tích lịch sử của địa phương, của đất nước.
-Tich cực góp phần vào việc giữ gìn và bảo vệ các di sản, di tích lịch sử.
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC :
-Kĩ năng trình bày, lắng nghe. - Tự tin tham gia các trò chơi.
- Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động. - Kĩ năng giao tiếp /ứng xử.
III, NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:1 ).Nội dung : 1 ).Nội dung :
-Hiểu thế nào là di sản, di tích lịch sử.
-Hiểu được vì sao phải bảo vệ và phát huy di sản, di tích lịch sử.
-Biết làm thế nào để thiết thực góp phần bảo vệ các di sản, di tích lịch sử đó.
2 )Hình thức hoạt động :
-Thi trình bày kết quả sưu tầm các tài liệu viết về di sản, di tích lịch sử. -Vui văn nghệ.
IV, CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Về phương tiện hoạt động .
-Các tư liệu, tranh ảnh, bài viết bài thơ, ca dao tục ngữ về di sản, di tích lịch sử của địa phương, của đất nước.
-Một số câu hỏi phục vụ cho cuộc thi.
2 .Về tổ chức :
-Giáo viên chủ nhiệm nêu yêu cầu, nội dung hoạt động và định hướng tổ chức hoạt động.
-Hướng dẫn học sinh cách sưu tầm và sắp xếp các tư liệu thu thập được, nếu có thể trình bày trên tờ giấy k hổ to hoặc thành quyển album trong đố bao gồm tất cả các tư liệu mà tổ đã sưu tầm được. -Giáo viên chủ nhiệm xây dựng một số câu hỏi thi tìm hiểu theo chủ đề hoạt động này(phối hợp với giáo viên môn Lich sử, Địa lí).
-Cùng với học sinh xây dựng chương trình cuộc thi. -Cử người điều khiển chương trình.
-Cử ban giám khảo cuộc thi.
-Chuẩn bị một vài bài hát, truyện kể.