Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Nhận thức về hiện tượng trầm cảm của sinh viên trường đại học công nghệ thành phố hồ chí minh (Trang 35)

8. Cơ cấu của đề tài nghiên cứu

2.3.1.Yếu tố chủ quan

Những sinh viên có vấn đề về sức khỏe cũng có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn so với những sinh viên có sức khỏe tốt. Vì khi không đảm bảo sức khỏe, sinh viên mất sự tập trung trong việc học, không thể đạt được mục tiêu học tập đã đặt ra, sợ thua kém bạn bè khiến sinh viên có cảm giác buồn chán, thất bại và bất lực. Từ đó có khả năng dẫn đến trầm cảm.

Nguy cơ trầm cảm cũng cao hơn đối với những sinh viên mất đi người thân. Do sự mất mát tình cảm quá lớn, thiếu đi sự quan tâm chia sẻ khiến sinh viên rơi vào trạng thái tuyệt vọng, tự cô lập mình với thế giới xung quanh.

Sinh viên được đặt nhiều kỳ vọng của gia đình và chính bản thân thì áp lực học tập tăng, thời gian biểu không hợp lý, giờ học kéo dài không có thời gian nghỉ ngơi giải trí, luôn trong trạng thái căng thẳng, lo lắng dẫn đến suy giảm trí nhớ, tâm thần bất an.

Trong môi trường sống lộn xộn, bừa bãi, sinh viên có nguy cơ trầm cảm cao hơn so với những sinh viên khác. Môi trường là nói diễn ra mọi hoạt động sống và học tập, do đó nếu môi trường bừa bãi, lộn xộn thì sinh viên không thể tập trung học tập, bất an và mệt mỏi, đặc biệt là sẻ xuất hiện cảm giác buồn chán kéo dài [19].

Ngoài ra, đa số sinh viên khi học đại học là bắt đầu cuộc sống xa nhà, có những sinh viên một năm chỉ được về thăm gia đình 1 – 2 lần. Điều này có thể gây ra sự gắn bó giữa cá nhân sinh viên với gia đình không còn như xưa và việc hỗ trợ từ phía gia đình nếu sinh viên có những cảm xúc tiêu cực cũng sẻ không kịp thời.

Đồng thời, khi môi trường sống thay đổi, môi trường học tập thay đổi cùng với những thay đổi trong nội dung và phương pháp học tập cũng khiên cho sinh viên gặp nhiều khó khăn. Sinh viên cần có sự thích ứng với tất cả những điều mới mẻ đó để hạn chế những cảm xúc tiêu cực có thể xảy ra khi có những thay đổi đột ngột.

Một phần của tài liệu Nhận thức về hiện tượng trầm cảm của sinh viên trường đại học công nghệ thành phố hồ chí minh (Trang 35)