8. Cơ cấu của đề tài nghiên cứu
4.3. Một số trường hợp nhận thức về hiện tượng trầm cảm của sinh viên trường
trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở tiến hành nghiên cứu thực trạng, chúng tôi tìm hiểu, mô tả những trường hợp điển hình có nhận thức về hiện tượng trầm cảm trong trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và tiến hành trợ giúp nâng cao nhận thức thông qua chia sẻ, trò chuyện.
Trường hợp 1:
H.Y.N, nữ sinh viên năm 1 khối các ngành Khoa học Tự nhiên là trường hợp có nhận thức thấp đối với hiện tượng trầm cảm. N rụt rè, nhút nhát và thận trọng khi tiếp xúc cũng như cho thông tin.
Qua phần giới thiệu, trò chuyện, cũng như giúp N tiến hành làm phiếu khảo sát, chúng tôi nhận thấy răng N gần như chưa nắm bắt được thông tin về hiện tượng trầm cảm.
Mô tả của N về hiện tượng trầm cảm khá mơ hồ cả về nguyên nhân, hậu quả và triệu chứng. Qua đó N cho rằng trầm cảm là một dạng tâm thần chứ không phải chỉ là một sự buồn đau nào đó, không đáng lo ngại và kể về một người dì bị trầm cảm sau sinh. Thế nhưng, cả N và gia đình đều nghĩ việc trầm cảm trên là do bác sĩ chẩn đoán sai lầm hay dì mình nghĩ quá sự việc vì dì được chăm sóc rất chu đáo suốt thai kỳ, cũng như sau sinh. Chẳng ai có thể chết chỉ vì một chút buồn vu vơ cả.
Khi tiếp cận các câu hỏi nhận thức về hậu quả hay triệu chứng, N tỏ ra rất ngạc nhiên bởi các thông tin như đau đầu hay đau dạ dày có sự liên quan đến hiện tượng trầm cảm. N cho rằng ở trầm cảm, như một số phim ảnh được xem,
phải có sự lơ ngơ, không hoạt động, trở nên vô dụng, mất ý thức, thậm chí là sự hoang tưởng (loạn thần – theo mô tả của người được phỏng vấn).
Khi được hỏi về các biện pháp phòng ngừa – điều trị trầm cảm, N cho rằng nên gặp bác sĩ Thần kinh (có lẽ ý muốn diễn tả bác sĩ Tâm thần), cũng như là có những bước can thiệp tích cực tương đương với các chứng Rối loạn Tâm thần (như Tâm thần Phân liệt).
Trường hợp 2:
L.B.T, nam sinh viên năm 2 khối các ngành Khoa học Kỹ thuật là trường hợp có nhận thức trung bình đối với hiện tượng trầm cảm. T là người khá ít nói nhưng cũng không tỏ ra rụt rè trong khi giao tiếp, dáng người cao và gầy. T tỏ ra hứng thú và cởi mở trong quá trình phỏng vấn, thể hiện sự tự tin và kiến thứ của mình đối với hiện tượng trầm cảm.
Qua phần giới thiệu, trò chuyện và giúp T tiến hành làm phiếu khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng T có mức ĐTB lần lượt là: 3,1 đối với phần nhận thức về biểu hiện của hiện tượng trầm cảm; 3 đối với phần nhận thức về nguyên nhân của hiện tượng trầm cảm; 3,2 đối với phần nhận thức về hậu quả của hiện tượng trầm cảm và 2,9 đối với phần nhận thức về biện pháp phòng ngừa – chữa trị của hiện tượng trầm cảm. T chia sẻ rằng mình có một người bạn là sinh viên ngành Tâm lý học nên thường được cùng trao đổi với nhau về các đề tài liên quan đến sức khỏe tinh thần, trong đó có trầm cảm. T biết được các thông tin về trầm cảm qua Internet, mạng xã hội, tivi và trao đổi với bạn bè.
Mô tả của T về hiện tượng trầm cảm khá chính xác, qua đó trầm cảm không là một hiện tượng tâm lý nhất thời hay dị tật bẩm sinh mà là một dạng bệnh lý, có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, đặc biệt là trong môi trường học tập của sinh viên. T đánh giá các biểu hiện của cơ thể như: chán ăn, mất ngủ hoặc ngủ nhiều, mặt thường ủ rủ, buồn bã, hay bị đau đầu, đau dạ dày và cho rằng đó là dấu hiệu của người mắc bệnh trầm cảm.
Khi được hỏi về các phương pháp phòng ngừa – điều trị hiện tượng trầm cảm, T chia sẻ rằng: khi thấy bản thân có các dấu hiệu về trầm cảm liên tục trong khoảng thời gian dài thì nên tìm đến những thầy cô giáo mà mình tin cậy, đó có thể là thầy chủ nhiệm hoặc các thầy cô có trong phòng tham vấn tâm lý của trường. T có ý kiến rằng: không cần thiết phải đi tìm đến bác sĩ tâm lý trong trường hợp bị trầm cảm, vì 2 lí do: Thứ nhất sẽ phải bỏ khá nhiều tiền để được bác sĩ chuyên ngành tư vấn, mà sinh viên thì thường không ó nhiều tiền để làm việc đó. Thứ hai là có nhiều cách tự điều trị cho bản thân đã được chia sẻ rất nhiều trên internet và sách báo, nếu không thật sự nguy hiểm đến tính mạng thì không cần phải đi đến bác sĩ tâm lý.
Ở khối ngành học của T là khối ngành Khoa học Kỹ thuật, T cho rằng có rất ít thậm chí là không có học phần nào liên quan đến hiện tượng trầm cảm. Nhà trường cần khuyến khích các sinh viên tham gia các buổi chuyên dề do trường tổ chức đặc biệt là về hiện tượng trầm cảm dù nó không giúp cho học
phần chuyên ngành của mình. Bạn bè và gia đình nên thường cùng nhau chia sẻ và trò chuyện nhiều hơn và cuối cùng là bản thân các sinh viên cần chủ động theo dõi các tin tức liên quan đến trầm cảm trên internet, mạng xã hội hoặc sách báo để có nhận thức rõ ràng và cần thiết trong quá trình học tập của mình.
Trường hợp 3:
N.Đ.K, nam sinh viên năm 3 khối ngành Khoa học Xã hội, cũng là sinh viên ngành Tâm lý học. Đây là trường hợp có nhận thức cao đối với hiện tượng trầm cảm. K dễ gần, thân thiện và cũng thể hiện sự tự tin về kiến thức của mình đối với hiện tượng trầm cảm, nhất là ở sinh viên.
Qua quá trình học tập, cũng như tham gia các hoạt động nghiên cứu và thực tế trước đó, K đưa ra khá nhiều thông tin hữu ích, chính xác về vấn đề nay, với các triệu chứng, hậu quả, tiêu chuẩn chẩn đoán, tiêu chuẩn loại trừ cũng như các mức độ, giai đoạn tiến triển của hiện tượng trầm cảm, để từ đó có hướng hỗ trợ, giúp đỡ hoặc khuyến nghị các bạn xung quanh tiến hành tiếp nhận tham vấn hay trị liệu.
Nhưng khi được hỏi về các phương pháp phòng ngừa – điều trị tích cực cho trầm cảm, K cũng chia sẻ những trăn trở khó khăn khi còn khá nhiều bạn sinh viên, thậm chí là thầy cố, gia đình chưa nhận thức rõ, đầy đủ về hiện tượng trầm cảm, từ đó cũng tạo ra những khó khăn nhất định cho các sinh viên đang đối mặt với trầm cảm có dũng cảm chia sẻ, hay chủ động tìm đến hỗ trợ. Phần lớn sẽ có xu hướng tự chịu đựng một mình để tránh bị phê phán hoặc có suy nghĩ sai lệch về vai trò của bác sĩ tâm thần cũng như nhà trị liệu tâm lý. Đo là những bước cản trở tâm lý khiến việc trị liệu trở nên khó khăn hơn. Cũng từ đó có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc hơn.
Vì thế K cho răng nên có nhiều hoạt động, lớp học, chuyên đề phổ cập từ phía nhà trường nói riêng cũng như cộng đồng nơi sinh viên sinh sống nói chung, liên quan đến hiện tượng trầm cảm. Nhằm giúp nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy, có cái nhìn đúng về các nhà tâm lý trị liệu, đội ngũ bác sĩ tâm thần để cùng chung tay hỗ trợ kịp thời cho những người bị trầm cảm bằng những cách như: nhận biết triệu chứng, thông cảm, tránh kỳ thị, giúp họ hòa nhập hoặc khuyến nghị tiếp nhận trị liệu...
Tiếu kết chương 4.
Sinh viên các khối ngành có nhận thức khá tốt về một số nội dung liên quan đến hiện tượng trầm cảm như: biểu hiện của hiện tượng trầm cảm, hậu quả của hiện tượng trầm cảm, các biện pháp phòng ngừa – chữa trị hiện tượng trầm cảm, các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của hiện tượng trầm cảm. Nhưng bên cạnh đó cũng có một số nội dung sinh viên còn nhận thức chưa tốt như: bản chất của hiện tượng trầm cảm, nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Khi xét tương quan nhận thức của sinh viên về các vấn đề liên quan đến hiện tượng trầm cảm cho thấy, nhận thức của sinh viên về biểu hiện của hiện tượng trầm cảm và nhận thức của sinh viên về biện pháp chữa trị hiện tượng trầm cảm có mối tương quan
thuận, tức là sinh viên có nhận thức tốt về các biểu hiện của rối loạn trầm cảm cũng sẽ nhận thức tốt về các biện pháp chữa trị hiện tượng trầm cảm và ngược lại nếu sinh viên có nhận thức không tốt về các biểu hiện của hiện tượng trầm cảm thì cũng không thể nhận thức được tốt về các biện pháp chữa trị hiện tượng trầm cảm. Tương tự giữa nhận thức của sinh viên về yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nhận thức của hiện tượng trầm cảm; hậu quả của hiện tượng trầm cảm và biện pháp phòng ngừa hiện tượng trầm cảm cũng có tương quan thuận, tức là sinh viên có nhận thức tốt về các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của hiện tượng trầm cảm và hậu quả của hiện tượng trầm cảm thì sẽ có nhận thức tốt về các biện pháp phòng ngừa hiện tượng trầm cảm và ngược lại.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận.
Nhận thức của sinh viên về hiện tượng trầm cảm là sự hiểu biết của sinh viên về các kiến thức liên quan đến hiện tượng trầm cảm và khả năng vận dụng những hiểu biết đó để phòng ngừa hiện tượng trầm cảm.
Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy:
Hơn một nữa số sinh viên được nghiên cứu có nhận thức đúng về bản chất của hiện tượng trầm cảm, trong đó sinh viên khối các ngành Khoa học Xã hội và khối các ngành Khoa học Tự nhiên có tỉ lệ nhận thức đúng về bản chất của hiện tượng trầm cảm cao hơn so với khối các ngành Khoa học Kỹ thuật, tuy nhiên con số này không quá nhiều.
Sinh viên các khối ngành có nhận thức tốt và khá tốt về các biểu hiện của hiện tượng trầm cảm, trong đó sinh viên khối các ngành Khoa học Tự nhiên có nhận thức tốt hơn hai khối ngành còn lại. Tuy nhiên qua kết quả cũng cho thấy một số biểu hiện về nhận thức của hiện tượng trầm cảm thì sinh viên nhận thức chưa tốt.
Đa số sinh viên có nhận thức chưa đầy đủ về nguyên nhân của rối loạn trầm cảm. Hầu hết các sinh viên đều cho rằng trầm cảm có nguyên nhân do các yếu tố tâm lý tác động, rất ít bạn biết đến nguyên nhân sinh lý của căn bệnh này. Chỉ có một bộ phân sinh viên nhận thức được đầy đủ nguyên nhân của hiện tượng trầm cảm nhưng các ý kiến đưa ra cũng chỉ chung chung theo suy đoán cá nhan.
Sinh viên các khoa được nghiên cứu có nhận thức tốt về hậu quả của hiện tượng trầm cảm. Nhưng bên cạnh đó sinh viên vẫn còn nhầm lẫn một số hậu quả của hiện tượng trầm cảm với hậu quả của các bệnh tâm lý khác.
Sinh viên có nhận thức tốt và rất tốt về các biện pháp chữa trị trầm cảm, trong đó sinh viên khối các ngành Khoa học Xã hội có nhận thứ tốt hơn các khối ngành còn lại trong vấn đề này.
Hầu hết sinh viên cho rằng nhà tâm lý, bạn bè, cha mẹ và người thân là những đối tượng phù hợp để trợ giúp nếu sinh viên có biểu hiện của hiện tượng trầm cảm. Bên cạnh đó còn một bộ phận không nhỏ sinh viên chưa nhận thức được vai trò hỗ trợ của giáo viên và bác sĩ tâm thần trong trường hợp này.
Như vậy, qua kết quả nghiên cứu thực tiễn chúng tôi nhận thấy rằng kết quả này gần đúng so với giả thuyết nghiên cứu ban đầu đã đề ra.
2. Kiến nghị.
2.1. Đối với nhà trường.
Nhà trường cần phát triển các chương trình, hoạt động ngoại khóa, tập huấn, hội thỏa về hiện tượng trầm cảm, từ đó nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề này.
Phát triển trung tâm tư vấn tâm lý của nhà trường, nhằm hỗ trợ kịp thời cho những đối tượng sinh viên có nhu cầu chia sẻ, giải tỏa những cảm xúc tiêu cực. Đồng thời các chuyên viên tư vấn tại phong tham vấn là các kênh thông tin chính thống cung cấp cho sinh viên những kiến thức đầy đủ và chính xác về hiện tượng trầm cảm.
Nhà trường cần sắp xếp lịch học, chương trình đào tạo hợp lý, thiết kế các sân chơi lành mạnh cho sinh viên nhằm hạn chế sự căng thẳng, áp lực học tập cho sinh viên. Từ đó giảm thiểu các nguy cơ tâm lý dẫn đến hiện tượng trầm cảm ở sinh viên.
2.2. Đối với giảng viên.
Để nâng cao nhận thức của sinh viên về hiện tượng trầm cảm ngoài sự quan tâm của nhà trường thì các giảng viên cần quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao nhận thức của sinh viên về hiện tượng trầm cảm. Giảng viên nên đồng thời là những cố vấn giúp giải đáp những thắc mắc của sinh viên về sức khỏe tinh thần hoặc hướng dẫn sinh viên tìm đến những cơ sở hợp lý để có thể cung cấp cho sinh viên những kiến thức khoa học và chính xác về hiện tượng trầm cảm.
2.3. Đối với sinh viên.
Việc nâng cao kiến thức cho sinh viên về hiện tượng trầm cảm, không ai làm tốt việc này hơn chính bản thân sinh viên. Sinh viên cần phải đánh giá đúng đắn tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân. Từ đó xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý và có những biện pháp phòng ngừa các rối nhiễu tâm lý nói chung và các hiện tượng trầm cảm nói riêng. Để làm được điều này, sinh viên cần chủ động tìm hiểu các kiến thức về hiện tượng trầm cảm, cần
phải biết chọn các kênh thông tin tin cậy để có những hiểu biết chính xác và khoa học về vấn đề này.
Sinh viên phải hiểu được tầm quan trọng của những kiến thức liên quan đến các bệnh tâm lý nói chung và hiện tượng trầm cảm nói riêng. Chỉ khi nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này thì sinh viên mới ý thức được việc trang bị những kiến thức có liên quan.
Trong cuộc sống khi sinh viên xuất hiện những cảm xúc tiêu cực cần tìm hiểu ngày vấn đề của mình và tìm đến sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Bác sĩ Phan Đăng Khoa (2020), Trầm ảm – căn bệnh thời đại 4.0, Tin tức bệnh viện ngày 12/2.
2. Trần Kim Trang (2012), Stress, trầm cảm và lo âu của sinh viên Y khoa.
3. American Psychiatric Association, Diagnostic and Statistical Manual of
Mental Disorders, 5th ed. Washington D.C, (2013).
4. Hamilton M.A rating scale for depression, J Neurol Neurosurg Psychiatry (1960).
5. Beck AT Steer RA Garbin MG, Psychometric properties of the Beck Depression Inventory: twenty-five years of evaluation, Clin Psychol Rev
(1988).
6. Nguyễn Văn Dũng (2015), Sử dụng một số trắc nghiệm tâm lý hỗ trợ chẩn
đoán lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị các rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi https://bvtthan.thuathienhue.gov.vn/? gd=5&cn=28&tc=1251, (20/4/2015).
7. Nguyễn Thị Bình (2015), Nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Gradute School of Nutrition Education, Daejin University, Gyeonggi 487 – 711, Korea.
9. Vũ Dũng (2008), Từ điển Tâm lý học, Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
10. Paui Nennet (2003), Tâm lý học dị thường và lâm sàng, Nguyễn Sinh Phúc (dịch), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
11. Ferrari AJ, Charlson FJ, Norma RE, Patten SB, Freedman G, Murray CJL, Vos T, Whiteford HA (2013), Burden of depressive disorders by country,
sex, age, and year: findings from the Global Burden of Disease Study 2010, Xuất bản trong PloS Medicine.
12. Nguyễn Minh Tuấn (2002), Các rối loạn tâm thần – Chẩn đoán và điều trị, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
13. Nguyễn Xuân Thức (2009), Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
14. Bộ Y tế (2008), Tài liệu số 16 – Phục hồi chức năng tâm thần dựa vào