Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Một phần của tài liệu Nhận thức về hiện tượng trầm cảm của sinh viên trường đại học công nghệ thành phố hồ chí minh (Trang 38)

8. Cơ cấu của đề tài nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phân tích, tổng hợp, hộ thống hóa và khái quát hóa những lý thuyết, những công trình nghiên cứu thực tiễn của các tác giả ở trong nước và ngoài nước trên cơ sở những công trình đã được công bố trên các sách báo và tạp chí khoa học trong nước và quốc tế về những vấn đề liên quan đến nhận thức của sinh viên về hiện tượng trầm cảm.

3.2.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi.

Mục đích: thu thập thông tin nghiên cứu để hình thành nội dung sơ bộ cho bảng hỏi.

Nội dung thu thập thông tin nghiên cứu: chúng tôi sử dụng 03 nguồn thông tin. Nguồn thứ nhất, tổng hợp những nghiên cứu của các tác giả trong nước và ngoài nước về hiện tượng trầm cảm. Nguồn thứ hai là lấy ý kiến của giảng viên. Nguồn thứ ba là khảo sát thăm dò sinh viên đang học tập tại các trường trong diện nghiên cứu. Tổng hợp thông tin từ 03 nguồn trên, chúng tôi xây dựng bảng hỏi dành cho sinh viên.

Nguyên tắc điều tra: sinh viên tham gia điều tra trả lời độc lập, theo suy nghĩ của bản thân. Bảng hỏi được phát cho sinh viên tại các lớp học và thu về ngay sau khi phiếu điều tra được trả lời tại các lớp học.

Bảng hỏi bao gồm 15 câu được chia làm các phần như sau:

Phần 1: Tìm hiểu thông tin cá nhân.

Phần 2: Tìm hiểu thức trạng nhận thức của sinh viên về hiện tượng trầm

cảm. Trong đó bao gồm các nội dung sau:

Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về khái niệm của trầm cảm: câu B6. Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về những biểu hiện của trầm cảm: câu B1.

Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm: câu B2.

Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về những hậu quả của trầm cảm: câu B3.

Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về những phản ứng của của người bị trầm cảm: câu B4, B5.

Phần 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về hiện tượng trầm cảm.

3.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu.

Mục đích phỏng vấn: nhằm thu thập thêm thông tin để bổ sung thông tin đã thu được ở phạm vi rộng.

Nội dung phỏng vấn sâu: phỏng vấn về thực trạng của sinh viên về trầm cảm.

Nguyên tắc phỏng vấn sâu: phỏng vấn được tiến hành trong không khí thoải mái cởi mở, tin cậy. Sinh viên được tự do trình bày vấn đề của mình, được tự do sử dụng các cách thức trao đổi như trực tiếp, qua mạng, qua điện thoại. Việc phỏng vấn thông qua các câu hỏi mở bao gồm cả những câu được chuẩn bị và có thể tùy theo câu chuyện các bạn trao đổi.

Khách thể phỏng vấn sâu:

Cách lựa chọn khách thể phỏng vấn sâu: lựa chọn ngẫu nhiên sinh viên tại các khoa nghiên cứu.

3.2.4. Phương pháp thống kê toán học.

Kết quả khảo sát được xử lý bằng phần mềm thống kê toán học SPSS 22. Đây là phần mềm được sử dụng trong các nghiên cứu khoa học xã hội đem lại độ chính xác cao cho số liệu khảo sát.

3.2.4.1. Phương pháp phân tích thông kê mô tả.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các chỉ số thống kê mô tả sau: Điểm trung bình cộng (mean) được dùng để tính điểm đạt được của từng yếu tố.

Độ lệch chuẩn (Standardizied Deviation) được dùng để mô tả mức độ tập trung hay phân tán của các câu trả lời được lựa chọn.

Tần suất chỉ là chỉ số phần trăm các phương án trả lời của các câu hỏi đóng và câu hỏi mở.

3.2.4.2. Phương pháp phân tích thống kê suy luận.

Phân tích so sánh: Trong các nghiên cứu này, chúng tôi chủ yếu sử dụng phép so sánh giá trị trung bình (compare means). Các giá trị trung bình được xem là khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với xác suất p < 0,05.

Phân tích tương quan nhị biến dùng để tìm hiểu sự liên hệ bậc nhất giữa hai biến số, nghĩa là sự biến thiên ở một biến số xảy ra đồng thời với sự biến thiên ở biến số kia như thế nào. Mức độ liên kết hay độ mạnh của mối liên hệ giữa hai biến số được đo bởi hệ số tương quan (r). Trong nghiên cứu này, chúng

tôi dùng hệ số tương quan Pearon. Hệ số này có giá trị từ -1 đến +1 cho biết độ mạnh và hướng của mối liên hệ đó. Giá trị + (r > 0) cho biết mối liên hệ thuận giữa hai biến số. Giá trị - (r < 0) cho biết mối liên hệ nghịch giữa hai biến số. Khi r = 0 thì hai biến số đó không có mối liên hệ. Dựa vào hệ số xác suất (P) ta có thể biết được mức độ có nghĩa của mối quan hệ, ở đây, chúng ta chọn Alpha = 0,05 là cấp độ có nghĩa. Khi P < 0,05 thì giá trị r được chấp nhận là có ý nghĩa cho phân tích về mối quan hệ giữa hai biến số.

3.2.4.3. Thang đánh giá.

Cách tính toán điểm số của các phần trong bảng hỏi như sau: Ở mức độ nhận thức:

+ Sai: 1 điểm.

+ Sai nhiều hơn đúng: 2 điểm. + Nửa đúng nửa sai: 3 điểm. + Đúng nhiều hơn sai: 4 điểm. + Đúng: 5 điểm.

Ở mức độ tìm hiểu thông tin:

+ Hoàn toàn không đồng ý: 1 điểm. + Không đồng ý: 2 điểm.

+ Phân vân: 3 điểm. + Đồng ý: 4 điểm.

+ Hoàn toàn đồng ý: 5 điểm.

Như vậy, ở mức độ tìm hiểu thông tin và mức độ nhận thức điểm tối đa là 5 và tối thiểu là 1. Từ thang điểm trên chúng tôi tính được ĐTB của từng iteam.

Chúng tôi cũng tiến hành xây dựng các thang đo để đo mức độ nhận thức của sinh viên về các vấn đề liên quan đến trầm cảm. Cách tính điểm chênh lệch của mỗi thang đo như sau: Chúng tôi lấy ĐTB của sinh viên có ĐTB cao nhất trừ đi ĐTB của sinh viên có ĐTB thấp nhất và chia cho 5. Kết quả đó chính là độ chênh lệch của mỗi thang đo (SD). Từ đó chúng tôi chia khoảng của thang đo như sau:

Mức độ nhận thức của sinh viên về biểu hiện của hiện tượng trầm cảm.

Qua xử lý SPSS chúng tôi tính được sinh viên có ĐTB cao nhất là 5 và ĐTB thấp nhất là 1,15. Chúng tôi tính được: (5 – 1,15)/5 = 0,77. Qua đó, chúng tôi phân chia mức độ nhận thức của sinh viên về biểu hiện của hiện tượng trầm cảm như sau:

ĐTB từ 1,15 đến dưới 1,92: Mức độ thấp, tương ứng với việc sinh viên có nhận thức rất kém về biểu hiện của hiện tượng trầm cảm.

ĐTB từ 1,92 đến dưới 2,69: Mức độ tương đối thấp, tương ứng với việc sinh viên có nhận thức kém về biểu hiện của hiện tượng trầm cảm.

ĐTB từ 2,69 đến dưới 3,46: Mức độ trung bình, tương ứng với việc sinh viên có nhận thức khá về biểu hiện của hiện tượng trầm cảm.

ĐTB từ 3,46 đến dưới 4,23: Mức độ tương đối cao, tương ứng với việc sinh viên có nhận thức tốt về biểu hiện của hiện tượng trầm cảm.

ĐTB từ 4,23 đến 5: Mức độ cao, tương ứng với việc sinh viên có nhận thức rất tốt về biểu hiện của hiện tượng trầm cảm.

Mức độ nhận thức của sinh viên về nguyên nhân của hiện tượng trầm cảm.

Qua xử lý SPSS chúng tôi tính được sinh viên có ĐTB cao nhất là 5 và ĐTB thấp nhất là 1. Chúng tôi tính được: (5 – 1)/5 = 0,8. Qua đó, chúng tôi phân chia mức độ nhận thức của sinh viên về biểu hiện của hiện tượng trầm cảm như sau:

ĐTB từ 1 đến dưới 1,8: Mức độ thấp, tương ứng với việc sinh viên có nhận thức rất kém về nguyên nhân của hiện tượng trầm cảm.

ĐTB từ 1,8 đến dưới 2,6: Mức độ tương đối thấp, tương ứng với việc sinh viên có nhận thức kém về nguyên nhân của hiện tượng trầm cảm.

ĐTB từ 2,6 đến dưới 3,4: Mức độ trung bình, tương ứng với việc sinh viên có nhận thức khá về nguyên nhân của hiện tượng trầm cảm.

ĐTB từ 3,4 đến dưới 4,2: Mức độ tương đối cao, tương ứng với việc sinh viên có nhận thức tốt về nguyên nhân của hiện tượng trầm cảm.

ĐTB từ 4,2 đến 5: Mức độ cao, tương ứng với việc sinh viên có nhận thức rất tốt về nguyên nhân của hiện tượng trầm cảm.

Mức độ nhận thức của sinh viên về hậu quả của hiện tượng trầm cảm.

Qua xử lý SPSS chúng tôi tính được sinh viên có ĐTB cao nhất là 5 và ĐTB thấp nhất là 1. Chúng tôi tính được: (5 – 1)/5 = 0,8. Qua đó, chúng tôi phân chia mức độ nhận thức của sinh viên về hậu quả của hiện tượng trầm cảm như sau:

ĐTB từ 1 đến dưới 1,8: Mức độ thấp, tương ứng với việc sinh viên có nhận thức rất kém về hậu quả của hiện tượng trầm cảm.

ĐTB từ 1,8 đến dưới 2,6: Mức độ tương đối thấp, tương ứng với việc sinh viên có nhận thức kém về hậu quả của hiện tượng trầm cảm.

ĐTB từ 2,6 đến dưới 3,4: Mức độ trung bình, tương ứng với việc sinh viên có nhận thức khá về hậu quả của hiện tượng trầm cảm.

ĐTB từ 3,4 đến dưới 4,2: Mức độ tương đối cao, tương ứng với việc sinh viên có nhận thức tốt về hậu quả của hiện tượng trầm cảm.

ĐTB từ 4,2 đến 5: Mức độ cao, tương ứng với việc sinh viên có nhận thức rất tốt về hậu quả của hiện tượng trầm cảm.

Mức độ nhận thức của sinh viên về biện pháp phòng ngừa – chữa trị của hiện tượng trầm cảm.

Qua xử lý SPSS chúng tôi tính được sinh viên có ĐTB cao nhất là 5 và ĐTB thấp nhất là 1,3. Chúng tôi tính được: (5 – 1,3)/5 = 0,74. Qua đó, chúng tôi phân chia mức độ nhận thức của sinh viên về biện pháp phòng ngừa – chữa trị của hiện tượng trầm cảm như sau:

ĐTB từ 1,3 đến dưới 2,04: Mức độ thấp, tương ứng với việc sinh viên có nhận thức rất kém về biện pháp phòng ngừa – chữa trị của hiện tượng trầm cảm. ĐTB từ 2,04 đến dưới 2,78: Mức độ tương đối thấp, tương ứng với việc sinh viên có nhận thức kém về biện pháp phòng ngừa – chữa trị của hiện tượng trầm cảm.

ĐTB từ 2,78 đến dưới 3,52: Mức độ trung bình, tương ứng với việc sinh viên có nhận thức khá về biện pháp phòng ngừa – chữa trị của hiện tượng trầm cảm.

ĐTB từ 3,52 đến dưới 4,26: Mức độ tương đối cao, tương ứng với việc sinh viên có nhận thức tốt về biện pháp phòng ngừa – chữa trị của hiện tượng trầm cảm.

ĐTB từ 4,26 đến 5: Mức độ cao, tương ứng với việc sinh viên có nhận thức rất tốt về biện pháp phòng ngừa – chữa trị của hiện tượng trầm cảm.

Tiểu kết chương 3.

Việc nghiên cứu được tố chức một cách khoa học kết hợp với nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: nghiên cứu tài liệu, trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu. Các phương pháp này bổ sung, hỗ trợ nhau giúp cho kết quả nghiên cứu được đầy đủ và chính xác. Các số liệu được xử lý theo phương pháp định lượng và định tính đảm bảo độ tin cậy cho phép nghiên cứu thu được những kết quả mang tính khách quan và khoa học.

Chương 4:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NHẬN THỨC VỀ HIỆN TƯỢNG TRẦM CẢM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

4.1. Thực trạng nhận thức về hiện tượng trầm cảm của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

4.1.1. Mức độ nhận thức về biểu hiện của hiện tượng trầm cảm của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

Trầm cảm có các dạng biểu hiện đa dạng, phong phú tuy nhiên cũng tương đối đặc trưng và có khả năng nhận biết sớm thông qua các biểu hiện bên ngoài. Để nghiên cứu nhận thức của sinh viên về các biểu hiện của hiện tượng trầm cảm, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 1 (Câu B1 – Phụ lục 01), kết quả thu được cho thấy: Ở nhóm “biểu hiện về nhận thức” có ĐTB = 3,37; nhóm “biểu hiện về cảm xúc” có ĐTB = 3,40; nhóm “biểu hiện về hành vi” có ĐTB = 3,39 và nhóm “biểu hiện về cơ thể” có ĐTB = 3,44 (Câu B1 – Phụ lục 05). Tức là, sinh viên có nhận thức khá về nhóm các biểu hiện về nhận thức, biểu hiện về cảm xúc, biểu hiện về hành vi, biểu hiện về cơ thể. Kết quả được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 4.1: Nhận thức của sinh viên về biểu hiện của hiện tượng trầm cảm.

Nhóm các biểu

Biểu hiện về nhận thức

Không phân biệt được giới tính của mình. 2,12 1,282 Luôn cho rằng mình là người giỏi nhất. 2,32 1,227 Lúc nào cũng nghĩ rằng mình luôn mắc

bệnh gì đó. 3,09 1,303

Có ý nghĩ tự sát. 3,84 1,211

Nghĩ rằng mọi người không thích mình. 3,86 1,208 Luôn thấy mình không có tương lai. 3,78 1,227 Luôn cảm thấy mình không xứng đáng. 3,84 1,226

Luôn nghĩ mình vô dụng. 3,73 1,208 Giảm sút tính tự trọng. 3,15 1,295 Luôn nghĩ rằng mình có lỗi. 3,80 1,163 Cho rằng mình kém cỏi. 3,56 1,240 ĐTB chung 3,37 Biểu hiện về cảm xúc.

Lạc quan, yêu đời một cách thái quá. 2,52 1,253

Tăng hứng thú tình dục. 2,61 1,119

Luôn muốn trở thành trung tâm của mọi

sự chú ý. 2,35 1,212

Luôn bi quan trong cuộc sống. 4,01 1,156 Luôn lo lắng một cách thái quá. 3,92 1,144 Mất mọi quan tâm thích thú. 3,67 1,258

Chán ghét cuộc sống. 3,84 1,282

Vẻ mặt u sầu, chán nản. 3,58 1,245

Có nhiều mâu thuẫn nội tâm. 3,96 1,152 Không có bất kỳ sở thích nào. 3,05 1,441 Nét mặt thờ ơ, vô cảm. 3,56 1,198 Giảm sút sự tự tin. 3,84 1,236 Chán ghét bản thân. 3,83 1,279 Giảm hứng thú tình dục. 2,92 1,231 ĐTB chung 3,40 Biểu hiện về hành vi.

Có những hành vi lôi cuốn tình dục không

thích hợp. 2,58 1,197

Nói nhiều và nói linh tinh. 2,73 1,260 Không tham gia các hoạt động tập thể. 3,75 1,174

Hay nói chuyện một mình. 3,27 1,347

Thu mình, ngại giao tiếp. 3,86 1,308 Bỏ bê việc chăm sóc bản thân. 3,77 1,254 Có hành vi tự hủy hoại bản thân. 3,97 1,183 Giảm năng lượng, giảm hoạt động. 3,68 1,307 Bận tâm vì những chuyện nhỏ nhặt. 3,55 1,375 Giảm sút sự tập trung và sự chú ý. 3,71 1,203

Xa lánh mọi người. 2,92 1,367

Có khuynh hướng bạo lực, thích gây sự. 3,74 1,144 Thường xuyên gào thét ầm ĩ. 2,98 1,411

Từ bỏ những sở thích cũ. 2,89 1,259

ĐTB chung 3,39

Biểu hiện về cơ thể.

Mất ngủ. 3,98 1,185

Sút cân. 3,52 1,133

Chán ăn. 3,51 1,189

Mệt mỏi, cơ thể suy nhược. 3,70 1,286

Ăn nhiều. 2,93 1,141

Đau đầu. 3,50 1,135

Đau dạ dày. 2,94 1,359

Mất ngủ. 3,98 1,185

ĐTB chung 3,44

Qua bảng trên ta thấy, trong nhóm “biểu hiện về nhận thức” thì có một số biểu hiện ở mức ĐTB thuộc mức tương đối cao như : “Có ý nghĩ tự sát; Nghĩ

rằng mọi người không thích mình; Luôn thấy mình không có tương lai; Luôn cảm thấy mình không xứng đáng; Luôn nghĩ mình vô dụng; Luôn nghĩ rằng mình có lỗi,”. Điều này cho thấy, sinh viên có nhận thức tương đối tố về các

biểu hiện này, trong đó có cả những biểu hiện của hiện tượng trầm cảm và không phải của hiện tượng trầm cảm. Tức là sinh viên có sự nhận thức tương đối rõ rệt, chắc chắn và không nhầm lẫn về các “biểu hiện nhận thức” của hiện tượng trầm cảm. Tuy nhiên, đáng chú ý có hiểu hiện “Không phân biệt được

giới tính của mình; Luôn cho rằng mình là người giỏi” có ĐTB lần lượt là 2,12; 2,32 thuộc mức độ tương đối thấp, có nghĩa là sinh viên có nhận thức kém về biểu hiện này.

Ở nhóm “biểu hiện cảm xúc” thì nhận thức của sinh viên cũng ở mức tương đối cao ở những biểu hiện: “Luôn bi quan trong cuộc sống; Lo lắng một

cách thái quá; Chán ghét cuộc sống; Có nhiều mâu thuẫn nội tâm; Giảm sút sự tự tin; Chán ghét bản thân” . Nhưng bên cạnh đó thì các biểu hiện: “Lạc quan, yêu đời một cách thái quá; Tăng hứng thú tình dục; Luôn muốn trở thành trung tâm của mọi sự chú ý; Giảm hứng thú tình dục” thì được sinh viên nhận thức

Một phần của tài liệu Nhận thức về hiện tượng trầm cảm của sinh viên trường đại học công nghệ thành phố hồ chí minh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w