Hoạt tính sinh học

Một phần của tài liệu Khóa luận Nghiên cứu thành phần triterpene glycoside từ loài Thìa canh lá to (Gymnema Latifolium) (Trang 25 - 27)

Bên cạnh việc sử dụng phổ biến để điều trị bênh tiểu đƣờng, các loài thuộc chi Gymnema còn đƣợc sử dụng để điều trị một số bệnh nhƣ béo phì, viêm khớp, bệnh Parkinson và bệnh sơ vữa động mạch. Các hoạt chất từ các loài thuộc chi Gymnema đã đƣợc nghiên cứu về tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, và kháng ung thƣ, và kháng cỏ dại. Dƣợc tính của các loài này đã đƣợc nghiên cứu rộng dãi. Hơn 70 hợp chất mới đã đƣợc phân lập. Dịch chiết đã đƣợc nghiên cứu lâm sàng và trên động vật. Các hoạt tính đƣợc thử nghiệm bao gồm:

Hoạt tính trị bệnh tiểu đường

Tác dụng hạ đƣờng huyết của dịch chiết saponin cùng với 5 triterpene

saponin gymnemic acid I-IV và gymnemasaponin V từ loài G. sylvestre đã đƣợc thông báo. Hợp chất gymnemic acid IV (3.4/13.4 mg/kg) đƣợc phát hiện có tác dụng hạ đƣờng huyết từ 14,0-60% trong vòng 6h khi so sánh với glibenclamide. Thêm vào đó, hợp chất này cũng làm tăng lƣợng insulin khi cho chuột bị tiểu đƣờng uống ở nồng độ 13.4 mg/kg [30]. Nghiên cứu khác về tác dụng hạ đƣờng huyết của lá loài G. sylvestre thông qua kiểm soát hàm lƣợng glyucose trong máu và lipid trên chuột Wistar ở nồng độ 200mg/kgP. Kết quả cho thấy dịch chiết loài này làm giảm đáng kể đƣờng trong huyết tƣơng và mỡ máu (thông qua các thông số cholesterol VLDL, LDL) [31]. Với liều triacetate dihydroxy gymnemic (20 mg/kgP) bằng đƣờng uống trong 45 ngày trên chuột bị tiểu đƣờng. Các thông số đánh giá bao gồm đƣờng huyết,

insulin, hemoglobin glycated (HbA1c), mô glycogen, các thông số lipid nhƣ triglycerid, cholesterol tổng, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol và họat tính của các enzym gan đánh dấu, nhƣ aspartate aminotransferase (AST), alanine

aminotransferase (ALT), alkaline phosphatase (ALP) và phosphatase acid

mg đã tác động đáng kể trên tất cả các thông số sinh hóa học so với nhóm chuột mang bệnh tiểu đƣờng [32]. Gymnemic acid từ lá loài G. sylvestre đã làm tăng đáng kể sự tiết ra insulin từ tế bào β- tuyến tụy của chuột mang bệnh tiểu đƣờng [33].

Một nghiên cứu ở cấp độ lâm sàng về tác dụng tiết insulin của dịch chiết

ethanol loài G. sylvestre thông qua đƣờng uống (500 mg/ngày) trong 60 ngày cho thấy nồng độ glucose trong máu lúc đói giảm từ 162 mg/L xuống còn 119 mg/L, nồng độ glucose trong máu sau ăn giảm từ 291 mg/L xuống 236 mb/L; tăng nồng độ insulin huyết thanh từ 24 đến 32 μU/mL, tăng nồng độ C-peptide

huyết thanh từ 298 đến 447 pmol/L, nhƣng không ảnh hƣởng đến cân nặng [34].

Một số nghiên cứu về tác dụng hạ đƣờng huyết loài G. inodorum đã chỉ dịch chiết cũng nhƣ các hợp chất từ loài này đã thể hiện tác dụng hạ đƣờng huyết mạnh [35, 36].

Hoạt tính chống béo phì

Saponin từ dịch chiết nƣớc của lá loài G. sylvestre đã đƣợc phát hiện có tác dụng chống béo phì tƣơng đƣơng với orlistat, một loại thuốc tổng hợp dùng để điều trị bệnh béo phì [37]. Dịch chiết nƣớc loài G. sylvestre đã phát hiện có khả năng chống béo phì trên chuột thông qua giảm nồng độ serum lipid, leptin, insulin, glucose, apolipoprotein B và LDH trong khi tăng nồng độ HDL-cholesterol, apolipoprotein A1 [38].

Hoạt tính kháng viêm khớp

Dịch chiết nƣớc và ether dầu hỏa từ lá loài G. sylvestre đã đƣợc phát hiện có tác dụng rõ rệt trong việc kiểm soát hiệu quả bệnh nhân viêm khớp

[34]. Thêm vào đó, các dịch chiết khác nhau từ loài này cũng đã đƣợc phân bố đều trong 1% Tween 8 và diclofenac sodium cho chuột viêm đa khớp uống 1 lần/ngày trong 21 ngày. Kết quả cho thấy dịch chiết ether dầu hỏa làm giảm rõ các yếu tố viêm nhƣ IL-1b, TNF-α, GM-CSF, PGDF [39].

17

Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu về hoạt tính diệt tế bào ung thƣ [40], kháng viêm [41], kháng khuẩn [42] từ các hợp chất cũng nhƣ cặn chiết của loài thuộc chi Gymnema.

Một phần của tài liệu Khóa luận Nghiên cứu thành phần triterpene glycoside từ loài Thìa canh lá to (Gymnema Latifolium) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)