Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Chính sách pháp luật hình sự Việt Nam đối với các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Trang 25 - 32)

*Các công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách pháp luật hình sự:

- Sách chuyên khảo “Luật hình sự Việt Nam (quyển I) - Những vấn đề chung”

của tác giảĐào Trí Úc năm 2000 được NXB Khoa học Xã hội xuất bản là cuốn sách

đề cập về những nội dung như: xác định mối liên hệ giữ nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội xâm phạm với hệ thống tư pháp hình sự; đề cập những vấn đề lý luận chung của Luật hình sự Việt Nam như các khái niệm, các nguyên tắc, hiệu lực, nguồn của Luật hình sự Việt Nam; đặc biệt trong cuốn sách này tác giả dành một chương để đề

cập đến chính sách hình sự. Trong chương IV về chính sách hình sự, tác giả đã phân

tích và làm rõ khái niệm chính sách hình sự, cụ thể tác giảđã chỉ ra rằng: “chính sách

hình sự là một bộ phận của chính sách pháp luật, bởi vì đó là những định hướng,

những chủtrương trong việc sử dụng pháp luật hình sựvào lĩnh vực đấu tranh chống

tội phạm và phòng ngừa tội phạm”[137, tr182]. Từ khái niệm, tác giảđã xác định các

yếu tố thuộc về nội dung của chính sách hình sự và cuối cùng tác giảđã làm rõ các lĩnh

vực của chính sách hình sự. Có thểnói, đây là một trong những công trình nghiên cứu

đầu tiên chuyên sâu vềlĩnh vực, chính sách hình sự, do đó, cuốn sách này có ý nghĩa

rất lớn cho việc nghiên cứu và nhận thức về CSPL nói chung và CSHS nói riêng.

- Tiếp tục phát triển về tư duy nhận thức liên quan đến khoa học luật hình sự nói

chung và chính sách hình sự nói riêng, GS.TSKH. Lê Văn Cảm đã biên soạn cuốn sách chuyên khảo sau đại học về “Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự” (phần chung) vào năm 2005, tái bản vào năm 2019 được xuất bản bởi NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Mục đích của công trình nghiên cứu là phân tích và lý giải để làm sáng tỏ về mặt lý luận những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (phần chung), từ đó soạn thảo các luận điểm khoa học riêng biệt và xây dựng các mô hình

lý luận của các kiến giải lập pháp đối với các quy phạm và các chế định tương ứng được đề cập trong cuốn sách này [21, tr20]. Để đạt được những mục đích nghiên cứu, tác giả đã giải quyết, phân tích một cách khá cụ thể và rõ ràng các nội dung về: Chính sách hình sự; đạo luật hình sự; tội phạm; trách nhiệm hình sự; hình phạt và biện pháp

giải một cách cụ thể, do đó, tài liệu này là một công trình nghiên cứu khoa học rất có giá trị. Thể hiện sự nhận thức đầy đủ về khoa học luật hình sự, đặc biệt, tác giả cũng khẳng định về mặt lý luận những quan điểm nhận thức về chính sách hình sự. Trong

công trình này, tác giả đã làm rõ khái niệm, các mục đích và đặc điểm cơ bản của CSHS, cũng như đề cậpcác bộ phận cấu thành của chính sách hình sự; đề cập những cơ sở khoa học – thực tiễn của việc hoạch định chính sách hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền; và xác định nội dungcốt lõicủa chính sách hình sự. Với việc kết quả nghiên cứu này, đã bổ sung những nhận thức quan trọng và giá trị cho khoa học luật hình sự nói chung và chính sách hình sự nói riêng.

- Sách chuyên khảo: “Chính sách hình sự trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam”

do PGS.TS Phạm Văn Lợi chủ biên, Nhà xuấtbản Tư pháp, Hà Nội năm 2007. Bằng cách tiếp cận các quan điểm khác nhau dưới góc độ Khoahọc Luật hình sự ở Việt Nam cũng như Liên Xô (trước đây) về khái niệm CSHS, trên cơ sở đó tác giả khẳng định rằng, CSHS có quan hệ và gắn bó mật thiết với việc xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và chịu sự tác động, chi phối của các chính sách này. Đồng thời, CSHS trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền là những phương hướng có tính chất chỉ đạo, chiến lược của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực tội phạm và hình phạt nhằm xây dựng, hoàn thiện pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật thi hành án hình sự, cũng như thực tiễn áp dụng chúng, soạn thảo và triển khai các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm. Chuyên khảo đã chỉ rõ những mục đích cơ bản của CSHS; ý nghĩa của việc nghiên cứu CSHS; coi sáng tạo pháp luật, áp dụng pháp luật và giáo dục, phát triển ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý trong xã hội là các hình thức thể hiện của CSHS; phân tích làm sáng tỏ nội hàm, bản chất của chính sách phòng ngừa tội phạm, chính sách pháp luật hình sự, chính sách pháp luật tố tụng hình sự, chính sách pháp luật thi hành án hình sự; phân tích những cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định CSHS. Đặc biệt, chuyên khảo đã khái quát về thực trạng tình hình tội phạm ở Việt Nam thời gian qua cũng như làm sáng tỏ những quan điểm và nội dung cơ bản của CSHS trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Chuyên đề “Một số vấn đề về CSHS của Nhà nước ta hiện nay và phương

hướng sửa đổi BLHS” của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Việt, thuộc Đề tài cấp Bộ “Nghiên

cứu vấn đề lý luận và thực tiễn hoàn thiện chế định tội phạm và hình phạt hướng tới việc sửa đổi BLHS năm 1999 đáp ứng yêu cầu mới”, Hà Nội năm 2009. Trong chuyên đề, tác giả đã tiến hành phân tích, làm sáng tỏ nội dung, bản chất CSHS của Nhà nướcta đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tác giả khẳng định, CSHS có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, tính quyết định của CSHS thể hiện ở việc nó góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội hay kìm hãm bước tiến của xã hội đối với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Hiện nay, CSHS thể hiện tập trung trong BLHS năm 1999 của Nhà nước ta. Tinh thần CSHS của Nhà nướclà chủ nghĩa nhân đạo, bảo vệ quyền con người, điều này được thể hiện ở các quy định tại phần chung và phần các tội phạm cụ thể. Xây dựng cơ chế pháp luật đề cao tính nhân đạo và quyền con người trong pháp luật hình sự, xem xét kỹ việc quy định và áp dụng hình phạt tử hình như một biện pháp chế tài đặc biệt chỉ áp dụng trong những trường hợp phạm tội hình sự đặc biệt nghiêm trọng, tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm khủng bố, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đặc biệt là các tội buôn bán phụ nữ, trẻ em và các tội phạm ma túy. Trên tinh thần đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện BLHS của Nhà nước ta trong bối cảnh cải cách tư pháp.

- Đứng trước những tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Bên cạnh những ưu việt mà nó mang lại, CMCN 4.0 cũng đang đặt ra những thách thức to lớn với việc phát sinh nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội mới, tội phạm thườngsử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi của mình,

xâm phạm và gây thiệt hại nghiêm trọng đến các lợi ích của nhà nước, của tổ chức và của cá nhân. Do đó, xét riêng trong lĩnh vực phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm điều này đòi hỏi trong chính sách hình sự của Nhà nước phải có những thay đổi, ứng phó xử lý trước tình hình, xu thế phát triển mới của tội phạm, tạo cơ sở pháp lý để xử lý một cách kịp thời và hiệu quả. Trước yêu cầu này, PGS.TS Trịnh

Tiến Việt với vai trò là chủ biên đã công bố cuốn chuyên khảo: “Chính sách hình

sự Việt Nam trước thách thức Cách mạng công nghiệp 4.0”, xuất bản năm 2020.

Cuốn sách tập trung phân tích những vấn đề lý luận cơ bản nhất về chính sách hình sự, đánh giá sự thể hiện chính sách hình sự trong BLHS hiện hành, từ đó hình thành các nhận thức khoa học mới về chính sách hình sự Việt Nam trước thách thức CMCN 4.0, chỉ ra những tác động tích cực và các thách thức đặt ra từ CMCN 4.0 đến chính sách hình sự và pháp luật hình sự. Trên cơ sở đó, chỉ ra các cơ sở khoa học - thực tiễn của việc hoạch định CSHS, đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện quy định của BLHS năm 2015 đáp ứng yêu cầu chính sách hình sự trước thách thức CMCN 4.0, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, đề xuất dự kiến các mô hình trách nhiệm hình sự đối với thực thể AI trên cơ sở tiếp cận liên ngành khoa học luật hình sự và nhiều ngành khoa học khác, kết hợp với giải pháp bảo đảm thực thi. Qua

các kết quả nghiên cứu và đánh giá, tác giả đưa ra giải pháp hướng đến hoàn thiện quy định trong BLHS năm 2015 và đảm bảo khả năng thực thi của CSHS trước những thách thức của cuộc CMCN 4.0.

- Để bổ sung cho khoa học pháp lý những công trình nghiên cứu chuyên sâu về chính sách pháp luật, cũng như để truyền tải những nhận thức phù hợp, đúng đắn về CSPL, GS.TS Võ Khánh Vinh đã biên soạn cuốn giáo trình sau đại học “Chính

sách pháp luật” xuất bản năm 2020, NXB Khoa học Xã hội. Lần đầu tiên, trong

khoa học pháp lý Việt Nam, cuốn sách này là một công trình nghiên cứu công phu, toàn diện và chuyên sâu về CSPL. Tác giả cuốn sách đã làm rõ những vấn đề chung của chính sách pháp luật; nghiên cứu những vấn đề lý luận về CSPL, trên cơ sở đó

tác giả đã đề cập các hình thức thực hiện CSPL đồng thời xác định và phân tích các

loại và các cấp độ chính sách pháp luật; và cuối cùng tác giả đã đề cập đến chính

sách pháp luật so sánh. Đặc biệt trong cuốn sách này, GS.TS Võ Khánh Vinh cũng đã đưa ra hướng nghiên cứu và nhận thức về CSHS. Trên cơ sở nền tảng của các công trình về CSHS trong và ngoài nước, tác giả đã luận giải được những yếu tố cơ bản của CSHS. Cụ thể như, tác giả đã chỉ ra được bản chất của CSHS, theo đó: CSHS được thể hiện ở việc soạn thảo và thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của

nhà nước trong lĩnh vực phòng ngừa và đấu tranh với tình hình tội phạm, ở việc xác định các phương tiện, các giải pháp, các hình thức và các phương pháp hoạt động của nhà nước và các cơ quan nhà nước, trước hết của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong lĩnh vực phòng ngừa và đấu tranh với tình hình tội phạm [164, tr408]. Và tác

giả cũng đã chỉ rõ mục tiêu của CSHS đó là xác định các chiến lược và sách lược phòng ngừa và đấu tranh với tình hình tội phạm nhằm hạn chế, khắc phục, thu hẹp và từng bước giảm thiểu tình hình tội phạm, nói cách khác là phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với tình hình tội phạm [157, tr408]. Bên cạnh đó, tác giả đã chỉ ra được các yếu tố cấu thành nên CSHS bao gồm: chính sách pháp luật hình sự, chính

sách pháp luật tố tụng hình sự, chính sách pháp luật điều tra hình sự, chính sách pháp luật thi hành án hình sự, chính sách phòng ngừa tình hình tội phạm [164, tr410]. Trên cơ sở đó, CSPLHS được hiểu là hoạt động có căn cứ khoa học, nhất quán và hệ thống của các cơ quan xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật nhằm soạn thảo và áp dụng các luận điểm chung của pháp luật hình sự, xác định nhóm hành vi tội phạm và hệ thống hình phạt, xây dựng các chế tài trong cấu thành tội phạm cụ thể và lựa chọn các biện pháp tác động công bằng và hợp lý đối với người phạm tội [164, tr410]. Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu cơ bản và quan trọng làm nền tảng tư tưởng và nhận thực để triển khai nghiên cứu về các loại chính sách pháp luật chuyên ngành, riêng biệt. Công trình này là tài liệu tham khảo, là phương pháp luận rất quan trọng đối với việc nghiên cứu luận án của tác giả. Trên nền tảng tư tưởng này, luận án sẽ phát huy và vận dụng vào việc nghiên cứu, khai thác lĩnh vực của mình.

Luận án tiến sĩ “Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ở

Việt Nam hiện nay” của tác giả Hoàng Minh Đức, Học viện Khoa học xã hội, năm

2016. Đây là một trong những khá ít đề tài luận án viết về CSHS. Tuy vậy, trong luận án đã làm rõ được những cơ sở lý luận về CSHS nói chung cũng như CSHS đối với với người chưa thành niên phạm tội nói riêng. Thông qua việc làm rõ khái niệm, đặc điểm, mục tiêu và các nguyên tắc của CSHS đối với người chưa thành niên phạm tội. Cùng với đó là việc phân tích CSHS được thể hiện trong pháp luật

hình sự đối với đối tượng phạm tội này. Tác giả đã đề cập đến tình hình thực hiện CSHS và nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót trong việc thực hiện, trên cơ sở đó xác định các giải pháp hoàn thiện CSHS đối với người chưa thành niên phạm tội hiện nay ở Việt Nam.

Tiếp sau luận án về “Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm

tội ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Hoàng Minh Đức, phải kể đến luận án đề cập

đến CSPLHS đối với một tội phạm cụ thể, đó là luận án của tác giả Doãn Trung

Đoàn, Họcviện Khoa học Xã hội, được thực hiện vào năm 2017. Đây là luận án đề cập khá sâu vào một trong những cấu thành CSHS Việt Nam đó là CSPLHS. Chính sách pháp luật hình sự là một bộ phận hợp thành của CSHS. Luận án của tác giả Doãn Trung Đoàn đã đi tiếp cận chuyên sâu hơn CSHS nói riêng, và CSPLHS nói chung. Tác giả cũng đã đưa ra được cơ sở lý luận về CSPLHS đối với các tội phạm về chức vụ, thông qua việc làm rõ hình thức thể hiện chủ yếu là quy định của BLHS và hình thức thức thực hiện cơ bản là quá trình áp dụng pháp luật hình sự đối với nhóm tội phạm này. Trước những hạn chế trong thực trạng các quy phạm pháp luật hình sự cũng như những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, tác giả xem đây là những yêu cầu bức thiết để hoàn thiện CSPLHS đối với nhóm tội phạm này. Và trên nền tảng nghiên cứu, luận án đã xác định được những giải pháp cụ thể để hoàn thiện CSPLHS đối với các tội phạm về chức vụ.

* Các công trình nghiên cứu liên quan đến CSPLHS đối với các tội xâm phạm

quyền sở hữu trí tuệ:

- Sách chuyên khảo “Đấu tranh với tội phạm xâm phạm SHTT. Thực trạng và

giải pháp”của TS. Hồ Thế Hòe và TS. Lê Việt Long, NXB Công an nhân dân năm

2012. Trong tài liệu này, các tác giả đã đề cập đến những vấn đề lý luận chung về các tội xâm phạm SHTT, cũng như lịch sử lập pháp hình sự về nhóm tội này. Từ việc phân tích tình hình tội phạm, thông qua đánh giá thực trạng đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm SHTT trước khi có BLHS năm 1999 và sau khi có BLHS năm 1999, với những thuận lợi và khó khăn cụ thể từ quy định pháp luật cũng như thực tiễn đấu tranh phòng ngừa tội phạm này, nhóm tác giả còn chỉ ra các nguyên nhân và điều kiện

phạm tội, như do ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội, do hệ thống pháp luật về đấu tranh phòng ngừa tội phạm, do các cơ quan chuyên trách. Trong chương về giải

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Chính sách pháp luật hình sự Việt Nam đối với các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Trang 25 - 32)