Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Chính sách pháp luật hình sự Việt Nam đối với các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Trang 34)

Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những tri thức đã được tổng kết ở các công trình khoa học trong và ngoài nước để bổ sung, hoàn thiện những vấn đề về lý luận, thực tiễn CSPLHS đối với các tội xâm phạm quyền SHTT, luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu những vấn đềsau đây:

- Về phương diện lý luận:

Luận án sẽ tiếp tục làm rõ nhận thức cơ bản về CSPLHS nói chung và CSPLHS đối với các tội xâm phạm quyền SHTT nói riêng, cụ thể như: luận án tiếp tục là rõ khái niệm và đặc điểm của CSPLHS đối với các tội xâm phạm quyền

bản, làm nền tảng cho hoạt động triển khai nghiên cứu;

Luận án sẽ xác định rõ các mục tiêu của CSPLHS đối với các tội xâm phạm quyền SHTT, để nắm bắt được tính hướng đích, xác định rõ cái mà CSPLHS đối với nhóm tội phạm này muốn đạt được;

Làm rõ về nội dung và đối tượng của CSPLHS đối với các tội xâm phạm quyền SHTT, để từ đó xác định vấn đề mình cần phải nghiên cứu, đánh giá về CSPLHS đối với nhóm tội phạm này là gì, cũng như những yếu tố ảnh hưởng, tác động giúp cho vấn đề triển khai, nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn của luận án có tính logic, khoa học và toàn diện.

- Về phương diện thực tiễn:

Trong các đề tài mà tác giả đã nêu ở phần tổng quan, có nhiều đề tài đề cập thực tiễn các hành vi xâmphạm quyền SHTT nói chung và các hành vi phạm tội nói riêng, đó là thực tiễn thực thi quyền SHTT từ việc áp dụng pháp luật cho đến công tác tổ chức, quản lý, tuyên truyền, giáo dục về SHTT. Tuy nhiên đa số các đề tài đều được nghiên cứu dưới góc độ đánh giá các quy định của BLHS với những hạn chế, bất cập khi vận dụng vào giải quyết vụ án hình sự. Mặt khác, hầu hết các công trình đều nghiên cứu trước khi BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có hiệu lực, nên chủ yếu đánh giá các quy định pháp luật hình sự trong các BLHS trước đó, vì vậy trong luận án này, tác giả sẽ đánh giá, phân tích thực tiễn CSPLHS đối với các tội xâm phạm quyền SHTT được biểu hiện thông qua đánh giá thực trạng thể hiện của CSPLHS về tội phạm và hình phạt đối với các tội xâm phạm quyền SHTT,

thể hiện trong các BLHS qua các thời kỳ, đặc biệt là trong BLHSnăm 2015 và đánh

giá quá trình thực hiện CSPLHS để phát hiện xử lý tội phạm cũng như áp dụng

hình phạt đối với các hành vi phạm các tội xâm phạm quyền SHTT. Luận án còn đưa ra sự đánh giá về mục tiêu đã được và chưa đạt được của CSPLHS đối với các tội xâm phạm quyền SHTT, từ đó nắm bắt các nguyên nhân và đưa ra các giải pháp hoàn thiện CSPLHS đối với các tội xâm phạm quyền SHTT.

- Các giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự Việt Nam đối với các

Trong phạm vi luận án, trên cơ sở nghiên cứu lý luận về CSPLHS đối với các tội xâm phạm quyền SHTT, cũng như đánh giá thực trạng CSPLHS đối với các tội xâm phạm quyền SHTT thông qua hoạt động đánh giá hình thức thể hiện, hoạt động thực hiện và mục tiêu của CSPLHS đối với các tội xâm phạm quyền SHTT, tác giả sẽ xác định các giải pháp cụ thể để hoàn thiện CSPLHS Việt Nam đối với các tội xâm phạm quyền SHTT. Đểđảm bảo rằng các giải pháp đưa ra mang tính khoa học, phù hợp, hiệu quả và khả thi tác giả sẽ xác định những định hướng của việc đưa ra

các giải pháp hoàn thiện CSPLHS đối với các tội xâm phạm quyền SHTT. Từ đó, đề xuất, gợi mở các giải pháp cụ thể để hoàn thiện hình thức thể hiện của CSPLHS về tội phạm và hình phạt, cũng như nâng cao hiệu quả của quá trình thực hiện

CSPLHS để phát hiện, xử lý và áp dụng hình phạt đối với các hành vi phạm tội trong nhóm tội phạm này. Các giải pháp này, sẽ góp phần vào việc đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm quyền SHTT một cách hiệu quả, từ đó kiểm soát và hạn chế các hành vi phạm tội, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể

quyền SHTT, bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của người tiêu dùng, tạo môi

trường kinh doanh lành mạnh, thu hút đầu tư thúc đẩy nền kinh tế tri thức của Việt Nam phát triển.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Đấu tranh phòng, chống tội phạm là hoạt động khó khăn và phức tạp, bởi tội phạm là một hiện tượng nguy hiểm và gây nguy hại cho đời sống xã hội. Với đặc tính giai cấp và tính lịch sử, Tình hình tội phạm luôn vận động theo thời gian và không gian, đòi hỏi các chủ thể hoạch định các chiến lược, sách lược để đối phó xử lý tội phạm phải luôn tư duy, thay đổi về phương thức, biện pháp phù hợp nhằm mang lại hiệu quả. Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội, đặc biệt là sự phát triển của cuộc CMCN 4.0 với mặt trái mang lại, đã đặt ra cho xã hội loài người muôn vàn thách thức, trong đó thách thức, khó khăn đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng rất lớn.

Nhóm các tội xâm phạm quyền SHTT là nhóm tội phạm thuộc lĩnh vực kinh tế, do đó chịu tácđộng rất lớn từ sự vận động này của điều kiện kinh tế - xã hội. Các tội phạm ngày càng gia tăng về số lượng, đa dạng, phức tạp về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, đặc biệt sự xuất hiện của các hành vi phạm tội mới, điều này đặt ra yêu cầu lớn cho sự thay đổi trong mục tiêu, nội dung và đối tượng của CSPLHS đối với các tội xâm phạ quyền SHTT. Tuy nhiên, để nghiên cứu và đưa ra

các định hướng, chiến lược hoàn thiện CSPLHS, cần phải nghiên cứu từ lịch sử khoa học pháp lý và các quy định của pháp luật hình sự. Và một trong những nền tảng rất quan trọng làm cơ sở lý luận cũng như phương pháp luận cho quá trình nghiên cứu này đó là các công trình khoa học trong và ngoài nước đã được các nhà khoa học ưu tú nghiên cứu và công bố. Các công trình mà tác giả đã đề cập, mặc dù không có công trình nào đề cập một cách trực tiếp đến nội dung nghiên cứu của luận án, nhưng những tri thức về lý luận và cách thức tiếp cận nghiên cứu sẽ đóng vai trò là phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu quan trọng để luận án tham

khảo, kế thừa và phát huy.

Trên cơ sở xác định những kiến thức, phương pháp nghiên cứu liên quan để hỗ trợ cho luận án từ vấn đề lý luận chung đến cơ sở thực tiễn và việc đề xuất các giải

pháp hoàn thiệnCSPLHS đối với các tội xâm phạm quyền SHTT, tác giả sẽ kế thừa và triển khai bổ sung những điểm đóng góp mới cho luận án của mình. Những điểm mới mà luận án đề cập tập trung vào ba vấn đề lớn cơ bản: (1) đề cập và phân tích

những vấn đề lý luận chung về CSPLHS đối với các tội xâm phạm quyền SHTT; (2)

Đánh giá thực trạng của CSPLHS đối với các tội xâm phạm quyền SHTT; (3) Hoàn thiện CSPLHS đối với các tội xâm phạm quyền SHTT. Với luận án này, tác giả mong muốn sẽ cung cấp, bổ sung thêm cho hệ thống lý luận về CSPLHS nói chung và CSPLHS đối với các tội xâm phạm quyền SHTT nói riêng, cũng như đưa ra sự đánh giá về những thuận lợi và những hạn chế, thiếu sót trong thực trạng CSPLHS đối với các tội xâm phạm quyền SHTT, trên cơ sở đó sẽ đề xuất, gợi mở một số giải pháp quan trọng nhằm hoàn thiện CSPLHS đối với các tội xâm phạm quyền SHTT góp phần vào việc thực hiện hiệu quả các mục tiêu của CSPLHS đã đề ra đối với nhóm tội phạm này.

Chƣơng 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 2.1. Khái niệm, đặc điểm của chính sách pháp luật hình sựđối với các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 2.1.1. Khái nim chính sách pháp lut hình s đối vi các ti xâm phm quyn quyn s hu trí tu 2.1.1.1. Khái niệm về chính sách hình sự

Việc xây dựng nhà nước pháp quyền, trước hết đòi hỏi phải có khung pháp lý vững chắc để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo trật tự nhất định. Khung pháp lý đó được hình thành và thực hiện trên cơ sở chính sách pháp luật. Trong lĩnh vực hình sự, hệ thống pháp lý để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan ngày càng được đảm bảo, đầy đủ và hoàn thiện. Điều đó thể hiện sự thay đổi phù hợp của chính sách hình sự trong từng thời kỳ, góp phần nâng cao hiệu quả đời sống pháp luật hình sự, trên cơ sở đó, hạn chế, tiến đến xóa bỏ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.

Chính sách pháp luật hình sự là một bộ phận của chính sách hình sự. Do đó, muốn nhận thức được CSPLHS, cần phải hiểu về khái niệm CSHS. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, khái niệm CSHS được tiếp cận và hiểu theo nhiều cách

khách nhau.Tham khảo kinh nghiệm pháp luật nước ngoài, đặc biệt là pháp luật hình sự của Nga (Liên Xô trước đây), cũng có nhiều quan điểm khác nhau về

CSHS, thể hiện chủ yếu qua một số quan điểm sau:

Các GS.TSKH luật Kovalev M.I. và Vorônhin Iu.A. đã quan niệm chính sách

hình sự “là phương hướng hoạt động của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện các biện pháp chính trị xã hội, kinh tế và soạn thảo các phương pháp tối ưu về mặt pháp luật hình sự nhằm mục đích xóa bỏ tình trạng phạm tội trong đất nước.” [65, tr8].

GS.TSKH luật Babaev M.M. coi “chính sách phòng ngừa tội phạm” là một dạng của“chính sách xã hội trong việc xóa bỏ tình trạng phạm tội”, tồn tại độc lập bên cạnh chính sách hình sự, các phương pháp và phương tiện của chính sách hình sự

nhất đấu tranh với cái ác và trừng phạt cái ác , còn chính sách thứ hai gieo mầmđiều kiện vàdạy cho chúng ta điều thiện. [11, tr12]

GS.TSKH luật Haumov A.V. viết “chính sách hình sự - một bộ phận cấu thành của chính sách xã hội gắn liền với việc sử dụng các khả năng và phương tiện của luật hình sự để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, của xã hội

và của nhà nước” [80, tr395-396]

Trong khoa học Luật hình sự Việt Nam, theo quan điểm của GS.TSKH. Đào

Trí Úc thì CSHS là một bộ phận của CSPL, bởi vì đó là những định hướng, những chủ trương trong việc sử dụng pháp luật hình sự vào lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm và phòng ngừa tội phạm. [139, tr182]

GS.TSKH Lê Cảm thì cho rằng chính sách hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền “là những phương hướng có tính chất chỉ đạo, chiến lược của Nhà nước trong lĩnh vực tội phạm và hình phạt nhằm xây dựng, hoàn thiện pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật thi hành án hình sự, cũng như thực tiễn áp dụng chúng, đồng thời soạn thảo và triển khai các biện pháp đấu

tranh phòng và chống tội phạm”. [21, tr24-25]

Theo PGS.TS Trịnh Tiến Việt cũng đưa ra khái niệm về CSHS trước thách thức của cuộc CMCN 4.0, theo đó: “Chính sách hình sựViệt Nam trước thách thức

CMCN 4.0là các chủ trương, đường lối, sách lược lớn của Nhà nước trong việc sử

dụng pháp luật hình sự vào hoạt động đấu tranh phòng và chống tội phạm, định hình những vấn đề pháp lý hình sự và cụ thể hóa các quan điểm, thái độ xử lý đối với những vấn đề đó trên nền tảng các chính sách xã hội kết hợp với thành tựu cách mạng khoa học và công nghệ, góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự quốc gia, đáp ứng yêu cầu xã hội trong xu thế toàn cầu hóa và phòng,

chống tội phạm.” [144, tr41]. Và CSHS có vai trò rất lớn trước thách thức này,

thông qua chính sách hình sự bảo đảm xây dựng nền tảng chính trị - pháp lý vững chắc và ổn định, cùng với đó là việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật hình sự nói chung, hệ thống tư pháp hình sự trong tương lai tương thích để điều chỉnh được những thay đổi của các quan hệ xã hội, cũng như sự tăng, giảm của tình hình tội phạm và mức độ trấn áp, răn đe hay giáo dục, phòng ngừa, hướng thiện trong Bộ

luật hình sự. Đặc biệt, ở mức độ rộng hơn, chính sách hình sự còn góp phần tìm hiểu nguyên nhân của tội phạm, nghiên cứu các biện pháp đối phó với tội phạm, dự báo tội phạm và những thay đổi của tội phạm, cũng như tìm ra điểm hạn chế trong hệ thống tư pháp hình sự hiệnhành để tiếp tục hoàn thiện hơn [144, tr40-41].

Theo GS.TS Võ Khánh Vinh, khái niệm chính sách hình sự được hiểu theo hai nghĩa: (1) ở nghĩa hẹp: chính sách hình sự là tổng thể tất cả các nguyên tắc, mục tiêu, định hướng và biện pháp hoạt động của Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ các quan hệ xã hội bằng pháp luật hình sự. Chính sách hình sự ở nghĩa hẹp được hiểu là chính sách pháp luật hình sự: xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự; và (2) ở nghĩa rộngchính sách hình sự là tổng thể tất cả các nguyên tắc, mục tiêu, định hướng sử dụng pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật điều tra hình sự và pháp luật thi hành án hình sự để đấu tranh với tình hình tội phạm.[156, tr6].

Từ những quan điểm và khái niệm trên của một số tác giả trong và ngoài nước,

cho thấy sự khác nhau trong cách tiếp cận, nhận thức, tuy nhiên về cơ bản, các tác giả đều thừa nhận chính sách hình sự là một bộ phận của chính sách xã hội nói chung và CSPL nói riêng, mà nội dung của nó đề cập đến những định hướng, quan điểm, mục tiêu chiến lược của Nhà nước về lĩnh vực tư pháp hình sự trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm. Cụ thể, bao gồm: chính sách pháp luật hình sự, chính sách pháp luật tố tụng hình sự, chính sách pháp luật điều tra hình sự, chính sách pháp luật thi hành án hình sự và chính sách phòng ngừa tình hình tội phạm

[164, tr410]. Chính sách hình sự hướng đến việc hoàn thiện các quy định của pháp luật cũng như hiệu quả của công tác thực tiễn đấu tranh phòng và chống tội phạm.

Tóm lại, có thể hiểu: Chính sách hình sự là hoạt động mang tính Nhà nước

trong lĩnh vực tư pháp hình sự nhằm xác định các nguyên tắc, mục tiêu, định hướng

và biện pháp trong hoạt động lập pháp và áp dụng pháp luật để đấu tranh phòng,

chống tội phạm, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá

nhân, góp phần hoàn thiện và phát triển xã hội trong nhà nước pháp quyền.

Việc nghiên cứu, hoạch định chính sách hình sự có vai trò quan trọng nhằm xác định một cách chính xác, khách quan và phù hợp các nhóm quan hệ xã hội cụ thể nào cần được điều chỉnh, những lợi ích nào cần được bảo vệ cũng như xác định

cách thức điều chỉnh hiệu quả, tạo cơ sở chính trị - pháp lý vững chắc đối với lĩnh vực tư pháp hình sự góp phần hoàn thiện pháp luật, nâng cao thực tiễn thực thi pháp luật cũng như công tác đấu tranh ngăn ngừa và chống tội phạm trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể.

2.1.1.2. Khái niệm về chính sách pháp luật hình sự đối với các tội xâm phạm

quyền sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Chính sách pháp luật hình sự Việt Nam đối với các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Trang 34)