Tương thích với các quy định và thông lệ quốc tế

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Chính sách pháp luật hình sự Việt Nam đối với các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Trang 134 - 136)

Sau gần 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, hệ thống pháp luật SHTT ở Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Theo đánh giá, hệ thống pháp luật về bảo hộ và thực thi quyền SHTT của Việt Nam không những đạt chuẩn tối thiểu của WTO mà còn đạt tiêu chuẩn cao hơn theo Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ, có thể sánh với các nước tiên tiến trong khu vực và đang hướng tới các chuẩn mực tiên tiến của thế giới theo các cam kết trong các FTA thế hệ mới về các tiêu chí có lợi cho chủ sở hữu quyền [37]. Khung pháp luật đó bao gồm quy định về bảo hộ quyền SHTT trong Hiến pháp năm 2013, Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) cùng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này, và các Luật khác có liên quan như Luật Khoa học và công nghệ, Luật Hải quan, Luật Chuyển giao công nghệ, đặc biệt là hệ thống văn bản pháp luật về thực thi quyền SHTT như Bộ luật dân sự, Luật xử phạt vi phạm hành chính, Bộ luật hình sự.

Việt Nam cũng là thành viên của các điều ước quốc tế đa phương quan trọng nhất về SHTT như Hiệp định TRIPS về các khía cạnh thương mại của quyền SHTT trong khuôn khổ các hiệp định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, Công ước Pari về bảo hộ quyền SHCN, Công ước UPOV về bảo hộ giống cây trồng mới, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)… Nhìn tổng thể, mặc dù hệ thống pháp luật về SHTT của Việt Nam được xây dựng và hoàn thiện với tốc độ nhanh chóng, tương thích với chuẩn mực quốc tế, tuy nhiên, với những tiêu chuẩn ngày càng cao của TRIPS, CPTPP hay của EVFTA…với các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu mang tính chất khung, định hướng cơ bản cho mỗi quốc gia xây dựng pháp luật SHTT thì pháp luật Việt Nam cần phải có những thay đổi liên quan đến bảo hộ và thực thi quyền SHTT mới đảm bảo được tính tương thích của mình. Cần phải nhận thức rằng, các tiêu chuẩn cao đối với việc bảo hộ quyền SHTT, cũng như những yêu cầu về cơ chế thực thi trong các luật pháp quốc

tế là xu hướng mà chúng ta theo đuổi, được xây dựng bởi các nước phát triển. Việc hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam cần đảm bảo được sự kết hợp hài hòa

các giá trị pháp luật truyền thống của dân tộc với những thành tựu tiên tiến của

khoa học pháp luật trên thế giới [25, tr447].

Trong giai đoạn hiện nay, đứng trước các hành vi xâm phạm quyền SHTT ngày càng gia tăng, làm giảm năng lực phát triển kinh tế đất nước, hạn chế khả năng đầu tư nước ngoài, hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia và luật pháp quốc tế quy định về biện pháp xử lý ngày càng mạnh tay và chặt chẽ hơn, đặc biệt chú trọng hơn về biện pháp xử lý hình sự. Do đó, Việt Nam cần phải nghiên cứu hoàn thiện CSPLHS về nhóm tội phạm này. Ngoài việc xây dựng một hệ thống pháp luật hình sự xử lý các tội xâm phạm quyền SHTT phù hợp với Hiến pháp, pháp luật cũng như những điều kiện kinh tế - xã hội trong nước, chúng ta cần phải xây dựng một hệ thống pháp luật hình sự xử lý các tội xâm phạm quyền SHTT tương thích với pháp luật quốc tế, đặc biệt là tương thích với các hiệp định, hiệp ước mà Việt Nam đã ký kết với các quốc gia, vùng lãnh thổ.

Để đảm bảo được sự tương thích trong quy định của pháp luật hình sự quốc gia và quốc tế, đòi hỏi phải rà soát lại tất cả các quy định trong Bộ luật hình sự cũng như các văn bản hướng dẫn liên quan đến xử lý hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền SHTT, trên cơ sở đó, đối chiếu với các quy định, yêu cầu trong các Hiệp định, hiệp ước mà Việt Nam đã ký kết, hoặc đàm phán để ký kết.

Ở đây, chúng ta có thể tham khảo, học hỏi kinh nghiệm của các nước về chính sách pháp luật đối với các tội xâm phạm quyền SHTT. Trong lĩnh vực này, các nước đã đi trước chúng ta rất nhiều trong xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật về SHTT, trong khi đó, pháp luật về SHTT của Việt Nam mà đặc biệt là pháp luật về xử lý hình sự các hành vi xâm phạm quyền SHTT là một bộ phận mới chỉ thực sự phát triển khoảng hơn 10 năm trở lại đây khi Việt Nam gia nhập WTO và có Luật SHTT độc lập. Do đó, việc tham khảo kinh nghiệm nước ngoài để học hỏi, vận dụng cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam vừa đảm bảo sự kế thừa kinh nghiệm xây dựng pháp luật của quốc tế vừa đảm bảo pháp luật Việt Nam bắt kịp với

xu thế chung của pháp luật quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong quá

Như vậy, để hoàn thiện CSPLHS đối với các tội xâm phạm quyền SHTT, khi xây dựng các giải pháp, ngoài việc đảm bảo sự phù hợp với điều kiện tình hình trong nước, phải đảm bảo sự phù hợp và tương thích với quy định và thông lệ quốc tế, nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp và hợp tác quốc tế, tạo ra khung pháp lý vững chắc, toàn diện để xử lý hành vi phạm tội của nhóm tội phạm này

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Chính sách pháp luật hình sự Việt Nam đối với các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Trang 134 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)