Đánh giá về sự liên quan của các công trình nghiên cứu đã công

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Chính sách pháp luật hình sự Việt Nam đối với các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Trang 32 - 34)

với nội dung của luận án về chính sách pháp luật hình sự đối với các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

cứu các vấn đề về chính sách pháp luật nói chung và chính sách hình sự nói riêng, đặc biệt là chính sách pháp luật hình sự đối với một đối tượng chủ thể phạm tội, hoặc là CSPLHS đối với một nhóm tội phạm cụ thể. Các công trình này đã tạo ra cho tác giả nền tảng lý luận cũng như phương pháp luận cơ bản để triển khai,

nghiên cứu cho đề tài luận án này.

Đây là những công trình có ý nghĩa quan trọng về những vấn đề lý luận cũng như đánh giá các quy định pháp luật liên quan đến luận án mà tác giả đang thực hiện. Và sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng để tác giả phân tích làm rõ những vấn đề lý luận chung về CSPLHS đối với các tội xâm phạm quyền SHTT cũng như hình thức thể hiện của CSPLHS về tội phạm và hình phạt đối với nhóm

tội phạm này.

- Về thực tiễn. Lĩnh vực SHTT ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện kinh tế, chính

trị, xã hội của mỗi một quốc gia, do đó nghiên cứu thực tiễn quy định pháp luật và thực thi quyền SHTTbằng biện pháp hình sự là nhiệm vụ quan trọng và nhiều thách

thức. Có nhiều đề tài, công trình khoa học đã được triển khai, thực nghiệm, đánh giá những hoạt động cụ thể, đưa ra các vấn đề vướng mắc, hạn chế trong thực trạng áp

dụng và thực thi pháp luật. Chẳng hạn như thực tiễn áp dụng quy định của luật hình sự về các tội xâm phạm SHTT, thông qua những thuận lợi và vướng mắc áp dụng; hoặc là tình hình vi phạm quyền SHTT ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam; tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, thực trạng áp dụng... Nói tóm lại, các công trình đã đem lại một bức tranh thực tiễn sinh động về việc áp dụng và thực thi pháp luật hình sự đối với các tội xâm phạm quyền SHTT. Là một trong những cơ sở để đánh gia mức độ và hiệu quả áp dụng, thi hành pháp luật hình sự đối với nhóm tội này trong giai đoạn hiện nay.

Vì vậy, luận án tiếp tục kế thừa các nghiên cứu trên để đưa ra các vấn đề mới về thực trạng thực hiện CSPLHS để phát hiện xử lý và áp dụng hình phạt đối với các tội xâm phạm quyền SHTT, từ đó nắm bắt được những thuận lợi và khó khăn, hạn chế để đưa ra các giải pháp hoàn thiện.

tác giả được tiếp cận phù hợp với những yêu cầu thiết yếu của lịch sử, phù hợp với điều kiện kinh tế, chínhtrị, xã hội trong giai đoạn cụ thể. Các giải pháp đó đã được nghiên cứu nhằm khắc phục những bất cập về hệ thống chính sách pháp luật, quy

định pháp luật, cơ chếthực hiện, biện pháp thực hiện trong thực tiễn xử lý các hành vi vi phạm SHTT nói chung và các tội xâm phạm quyền SHTT nói riêng. Một số đề tài đã đưa ra yêu cầu phải thay đổi về chính sách pháp luật, các quy định pháp luật liên quan đến SHTT, nhằm phù hợp với điều kiện mới hiện nay. Bên cạnh đó, nhiều tác giả đã chỉ ra xu hướng hoàn thiện pháp luật trong tương lai đối với các tội phạm nói chung và các tội xâm phạm về SHTT nói riêng, đặc biệt là trước sự tác động mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0. Mặc dù, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia khác nhau, nên hệ thống pháp luật về SHTT cũng có những khác biệt cơ bản, tuy

nhiên trong xu thế hội nhập, mở cửa nhằm phát triển kinh tế, do đó pháp luật của mỗi nước, đặc biệt là pháp luật về SHTT vẫn phải có những quy định chung đảm bảo sự tương thích, với mục đích đôi bên cùng có lợi, kể cả các quy định về biện pháp hình sự. Nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước đã chú trọng đến việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hoàn thiện. Qua các công trình này cũng giúp cho tác giả rút ra được nhiều bài học và kinh nghiệm quý báu để thực hiện luận án một cách hiệu quả, đưa ra các định hướng hoàn thiện CSPLHS đối với các tội xâm phạm quyền SHTT phù hợp với điều kiện thực tiễn ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Chính sách pháp luật hình sự Việt Nam đối với các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Trang 32 - 34)