chính trị.
1.3.1. Kinh nghiệm tạo động lực làm việc của một số trường chính trị
1.3.1.1.Kinh nghiệm tạo động lực làm việc của trường chính trị tỉnh Thanh Hóa
Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh uỷ Thanh Hóa, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hóa. Với mục tiêu xây dựng và phát triển nhà trường trở thành Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ điển hình ở khu vực Bắc Trung Bộ và trong cả nước, trong những năm qua, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã và đang đổi mới toàn diện, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tranh thủ các nguồn lực để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Để thực hiện mục tiêu đó, một trong những nội dung mà Trường Chính trị Thanh Hóa chú trọng đó là tạo được động lực làm việc cho đội ngũ viên chức Trường, từ đó hiện thực hóa những mục tiêumà Trường đặt ra.
Công tác tạo động lực tại Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa được thể hiện cụ thể thông qua những nội dung sau:
Thứ nhất, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã có nhữngđổi mới về xây dựng hình ảnh viên chức Trường:
Trong những năm gần đây, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa có những đột phá về xây dựng hình ảnh, tác phong của cán bộ, giảng viên, học viên trong dạy - học lý luận chính trị. Đặc biệt đã phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, giảng viên trong thực thi nhiệm vụ theo định hướng: Nghiêm về giờ giấc;đẹp về trang phục; chuẩn trong phát ngôn; đúng mực trong ứng xử và quyết liệtđổi mới phương pháp dạy học; phát huy vai trò là chủ và làm chủ của học viên trong quá trình học tập, rèn luyện, tiếp nhận tri thức, hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng lực, xây dựng tác phong học tập, rèn luyện theo nguyên tắc 3 không, 3 có (3 không: Không vào lớp muộn, về sớm; không cẩu thả; không làm việc riêng, sử dụng điện thoại trong giờ học; 3 có: có mục tiêu, động lực học tập tích cực; có tác phong, hình ảnh đẹp; có phương pháp học tập, rèn luyện khoa học). Những hoạt động này tạo ra không khí thi đua sôi nổi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, tạo ra động lực làm việc cho cán bộ, giảng viên Trường.
Thứ hai, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa tập trung cải tạo cơ sở vật chất, tạo diện mạo mới hướng đến các tiêu chí: sáng, xanh, sạch, đẹp.
Đối với cơ sở vật chất, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư cải tạo cơ sở vật chất theo hướng đồng bộ, hiện đại, sạch đẹp hơn, đảm bảo phục vụ đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đặc biệt Trường đã tiến hành cải tạo, nâng cấp phòng họp, phòng truyền thống và các hạng mục khác, để Trường thực sự là niềm tự hào của mỗi cán bộ, giảng viên. Điều này giúp tăng cường hơn sự gắn bó giữa nhà trường và viên chức làm việc tại Trường, góp phần trong việc tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, viên chức.
Thứ ba, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa luônquan tâm chế độ, chính sách kịp thời, tốt nhất, hiệu quả cao nhất
Đảng ủy, Giám hiệu Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm tới chế độ, chính sách cho cán bộ, giảng viên đảm bảo quy định, phù hợp với thực tiễn và đạt mức cao nhất trong hệ thống các trường chính trị trên cả nước. Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, viên chức đã được triển khai kịp thời, dân chủ, minh bạch. Qua đó, thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, viên chức, tạo động lực để tập thể nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
Thứ tư, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa thường xuyên tổ chức phong trào thi đua xuyên suốt, đạt hiệu quả cao.
Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, tham gia các phong trào, các hoạt động thi đua mang ý nghĩa thiết thực, như: Phong trào thi đua 5 tốt “Nghiên cứu tốt, tham mưu tốt, quản trị tốt, dạy - học tốt, tư vấn tốt”, cụ thể hóa 5 giá trị chuẩn mực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Phong trào thi đua xây dựng khoa, phòng kiểu mẫu, công dân kiểu mẫu trong khối cán bộ, viên chức; Phong trào thi đua xây dựng, tôn vinh tập thể lớp kiểu mẫu, học viên gương mẫu;…Các phong trào đã tạo không khí thi đua hết sức sôi động, làm nền tảng, phục vụ tốt cho công tác tạo động lực đối với viên chức của nhà trường.
Thứ năm, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa tiến hành đổi mới toàn diện mọi mặt công tác, xây dựng các mô hình chủ đạo để phát triển.
Nhằm xác định rõ vai trò, mục tiêu phấn đấu, tập trung nguồn lực, tạo động lực cho đổi mới và phát triển, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã đổi mới toàn diện mọi mặt công tác, trong đó quan tâm xây dựng các mô hình
phát triển về đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, xây dựng môi trường giáo dục kỷ cương, thân thiện, giàu tính Đảng…Các mô hình được xây dựng dựa trên nền tảng các tiêu chí: Đảm bảo định hướng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, của Tỉnh ủy và Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; phù hợp với điều kiện thực tế; huy động được nguồn lực; nâng cao hình ảnh, vị thế Nhà trường; phản ánh quy luật vận động và phát triển, sứ mệnh, tầm nhìn của Trường Chính trị Thanh Hóa. Trong đó, Nhà trường chú trọng xây dựng mô hình chủ đạo: 5 nhất, 4 trụ cột, 5 định hướng đổi mới.
1.3.1.2. Kinh nghiệm tạo động lực làm việc của Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện Quy định số 09-QĐi/TW ngày 13/11/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quy định số 04 -QĐi/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy của Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ. Theo đó, Trường có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở; cán bộ, công chức, viên chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, bản ở địa phương về: Lý luận chính trị - hành chính; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; kiến thức về một số lĩnh vực khác.
Tổ chức bộ máy của Trường gồm Ban Giám hiệu, 03 khoa, 02 phòng và 02 trung tâm (Trung tâm hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;
Trung tâm ngoại ngữ, tin học), tổng số 90 công chức, viên chức và người lao động.
Với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm tình hình như vậy, trong những năm qua, Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện tốt công tác tạo động lực làm việc cho viên chức Trường, được thể hiện qua những điểm sau:
Một là, Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ, tỉnh Quảng Ninh đã kịp thời triển khai, tham mưu cụ thể hóa các chủ trương, chính sách nghị quyết, kết luận, quy chế, quy định, hướng dẫn về công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước
Trong những năm qua, trường đã ban hành quy chế làm việc, quy chế quản lý cán bộ, trong đó quy định rõ công tác quản lý, quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, đánh giá cán bộ. Xây dựng đề án vị trí việc làm trình các cấp thẩm quyền phê duyệt; xây dựng đề án “về sắp sếp tổ chức, bộ máy Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ theo Quy định số 09 -QĐi/TW”.
Để nâng cao kiến thức thực tiễn cho đội ngũ giảng viên, Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh ban hành Quyết định số 737 -QĐ/TU ngày 13/11/2017 “về phê duyệt Đề án Bồi dưỡng kiến thức thực tế đối với cán bộ, giảng viên”; Quyết định số 1048- QĐ/TU ngày 11/6/2018 “về việc phân công các đồng chí lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia báo cáo viên kiêm chức, thỉnh giảng”; Quyết định số 1183-QĐ/TU ngày 01/10/2018 “về ban hành Quy định về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng tại trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ”. Đây là cơ sở nhằm đào tạo, nâng cao chất lượng giảng viên, đồng thời nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
của Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ theo chủ trương chỉ đạo của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó, hằng năm Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ đều ban hành, sửa đổi Quy chế thi đua, khen thưởng; Quy chế nâng lương trước thời hạn; Quy chế chi tiêu nội bộ bảo đảm đúng các quy định, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Trường vừa động viên, khuyến khích người lao động.
Hai là, Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Quảng Ninh tiếp tục chú trọng việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng cán bộ
- Trường đã thựchiện tốt công tác quy hoạch cán bộ: Trên cơ sở quy định về công tác cán bộ và phẩm chất, năng lực, khả năng, quá trình công tác của đội ngũ cán bộ, giảng viên, Trường đã xác định rõ các tiêu chí, tiêu chuẩn đối với từng vị trí, chức danh lãnh đạo, quản lý và giảng viên; tập trung xây dựng quy hoạch, hằng năm rà soát bổ sung và đưa ra khỏi quy hoạch những đồng chí không đủ điều kiện để trình các cấp thẩm quyền phê duyệt. Nhà trường xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bố trí các vị trí công tác phù hợp, luôn đảm bảo nguồn cán bộ kế cận có đủ phẩm chất, năng lực và các điều kiện để bổ nhiệm khi có sự biến động về cán bộ, tránh bị động trong công tác cán bộ.
Thứ ba, Trường luôn quan tâm thực hiện tốt công tác tuyển chọn, quản lý, đánh giá, phân công, điều động và luân chuyển cán bộ.
- Công tác tuyển chọn cán bộ: Căn cứ số lượng biên chế được giao, nhà trường tiến hành lựa chọn những giảng viên đã hợp đồng tại trường và các đối tượng khác đảm bảo các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực công tác theo quy định, có khả năng giảng dạy, phù hợp với vị trí việc làm, tiến hành các bước sơ tuyển tại trường và giới thiệu tham gia thi tuyển tại Hội đồng thi tuyển theo
quy định của tỉnh Quảng Ninh, nhờ đó đã tuyển dụng được giảng viên trẻ có năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu.
- Phân cấp quản lý cán bộ: Bám sát quy chế quản lý Tổ chức và cán bộ của Tỉnh ủy Quảng Ninh đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý và cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể về quản lý cán bộ đối với các khoa, phòng, trung tâm. Từ đó, công tác quản lý cán bộ được thực hiện đồng bộ, chặt chẽ, phát huy được năng lực và sở trường công tác của từng cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan.
- Công tác đánh giá, chính sách cán bộ: Thực hiện phương châm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, khách quan, không nể nang, né tránh, công tác nhận xét đánh giá cán bộ được Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường thực hiện thường xuyên, liên tục tại các kỳ sinh hoạt chi bộ, hội nghị chuyên môn ngoài ra còn chú trọng đánh giá qua các buổi dự giờ, duyệt giảng, các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, các hoạt động đoàn thể của cán bộ, viên chức Trường. Việc kiểm điểm, đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn, quy định của Đảng và Nhà nước và được cụ thể hóa thành các tiêu chí cho phù hợp với thực tiễn công tác của Nhà trường.Thông qua làm tốt công tác đánh giá cán bộ đã giúp đội ngũ cán bộ, viên chức Trường phát huy tốt ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tạo động lực trong phấn đấu, tiến bộ không ngừng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác của cán bộ, viên chức Trường; đánh giá đúng sẽ tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức Trường phát huy được sở trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Công tác bổ nhiệm, phân công, điều động và luân chuyển cán bộ: Dựa trên quy hoạch, phẩm chất, trình độ chuyên môn được đào tạo, năng
lực, sở trường của cán bộ, viên chức và Đề án vị trí việc làm, cấp ủy và Ban Giám hiệu thống nhất bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ cho phù hợp với cơ cấu tổ chức, bộ máy và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của Nhà trường. Trong quá trình thực hiện phải đảm bảo sự lãnh đạo của đảng, dân chủ, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của Nhà trường. Đối với công tác bổ nhiệm thực hiện theo đúng quy trình, đã tổ chức thi tuyển đối với một số chức danh trưởng các đơn vị tại Trường.
Bốn là, Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ, tỉnh Quảng Ninh rất chú trọng tăng cường công tác đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ
- Cử cán bộ, giảng viên đi đào tạo: Bên cạnh việc quy hoạch, sử dụng cán bộ, Nhà trường đã xây dựng quy chế luân chuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và đào tạo cán bộ, trong đó quy định rõ giảng viên giảng dạy lý luận chính trị dưới 40 tuổi (đối với nam), dưới 35 tuổi (đối với nữ) học Cao cấp lý luận chính trị tập trung tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.Theo đó, hằng năm cử từ 5- 7 giảng viên tham gia học cao cấp lý luận chính trị - hành chính và đào tạo sau đại học tập trung tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và tại các cơ sở đào tạo khác; tạo điều kiện cử cán bộ, giảng viên tham gia học các lớp đại học văn bằng 2, cử các đồng chí cán bộ, lãnh đạo quản lý và giáo viên ngoại ngữ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại nước ngoài theo chương trình đào tạo của tỉnh Quảng Ninh.
Với việc thực hiện bài bản những nội dung trên, trong những năm qua Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ, tỉnh Quảng Ninh đã làm tốt công tác tạo được động lực làm việc cho viên chức của Trường, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu của Trường trong thời gian tới.
1.3.2.Một số bài học kinh nghiệm về tạo động lực làm việc cho viên chức các trường chính trị
Từ những kinh nghiệm về tạo động lực tại Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa và Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Quảng Ninh, có thể rút ra một số bài học sau:
Thứ nhất, bài học về đặt mục tiêu chiến lược của tổ chức:
Mỗi tổ chức đều có mục tiêu riêng của mình. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, mục tiêu của tổ chức chính là việc hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao. Khi mục tiêu của tổ chức với mục tiêu của cá nhân phù hợp thì tổ chức sẽ phát triển vững mạnh đồng thời, người lao động sẽ toàn tâm với công việc. Hiểu rõ được điều đó nên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng được những mục tiêu cụ thể, qua đó, viên chức Trường dễ dàng nắm bắt được để hành động, hướng đến việc đạt được mục tiêu của tổ chức.
Thứ hai, bài học về chính sách nhân sự: Tại Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ, tỉnh Quảng Ninh, chính sách nhân sự luôn được chú trọng đặc biệt ở các khâu như bố trí, đào tạo, đánh giá, chế độ đãi ngộ,…Với quan điểm coi trọng nguồn lực con người, quan tâm đến công tác cán bộ, Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ, tỉnh Quảng Ninh đã đưa ra các chính sách phù hợp với tính chất công việc và thỏa mãn mục tiêu của viên chức Trường. Trong quá trình bố trí, phân công nhiệm vụ cho viên chức cần xem xét, đánh giá khả năng làm