5. Bố cục của đề tài
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân lực tại doanh
tạo ra văn hoá doanh nghiệp
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân lực tại doanhnghiệp nghiệp
1.3.1Nhân tố bên ngoài
Thứ nhất là nhân tố thị trường lao động Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu
dân số vàng, số người trong độ tuổi lao động chiếm tới 50%, tạo nên một thị trường lao động dồi dào. Cùng với sự phát triển của kinh tế-xã hội, khoa học kỹ thuật thì nguồn lực trong ngành kỹ thuật điện đang hết sức đa dạng và phong phú. Điều này đã tạo cơ hội để công ty tiến hành các hoạt động tuyển mộ một cách hiệu quả nhất khi công ty sử dụng đa phần là lực lượng lao động trẻ, có độ tuổi từ 22 – 30. Với nguồn tuyển mộ phong phú, bộ phận tuyển dụng của công ty dễ dàng thu hút được những lao động có chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu công việc và yêu cầu đặt ra của công ty.
Thứ hai là sự lạm phát và biến động của nền kinh tế. Nền kinh tế Việt
Nam vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn và ẩn chứa những rủi ro vĩ mô: Nợ xấu chưa được giải quyết; lạm phát tiếp tục tăng do ảnh hưởng từ việc áp dụng các chính sách nới lỏng tài chính tiền tệ ở ngoài nước và điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng, dịch vụ trong nước. Dẫn đến việc hạn chế đầu tư do khó khăn chung của nền kinh tế và nội tại các đơn vị ngành điện. Mức lương NLĐ nhận được không đủ để bù đắp những chi phí sinh hoạt khi giá cả leo thang.
Thứ ba, cùng với sự lạm phát và biến động của nền kinh tế, hoạt động
quản trị nhân lực tại công ty còn chịu sự ảnh hưởng của sự phát triển khoa học, kỹ thuật. Sự cải tiến các dịch vụ, thiết bị kỹ thuật điện lỗ thời làm giảm doanh thu. Điều này làm ảnh hưởng đến các kế hoạch, dự án kinh doanh của công ty sẽ tác động trực diện tới công tác hoạch định nhân lực, tuyển dụng nhân lực,... tại công ty.
Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học, kỹ thuật, các doanh nghiệp cần tích cực áp dụng các phần mềm quản lý vào hoạt động quản trị nhân lực như: Phần mềm ERP của SAP- giải pháp quản lý tổng thể nguồn nhân lực, hệ thống email nội bộ, các phần mềm săn email, các công cụ lọc, xuất dữ liệu cho hoạt động tuyển dụng, tính lương, thưởng... cho phép nhân viên toàn công ty làm việc mọi lúc, mọi nơi, nhanh chóng, hiệu quả, luôn đảm bảo, duy trì và nâng cao tính chuyên nghiệp, tạo nên sức mạnh và hiệu suất, chất lượng trong toàn hệ thống.
Thứ tư, hoạt động quản trị nhân lực còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của
chính sách pháp luật, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng và vai trò tạo hành lang pháp lý cho hoạt động quản trị nhân lực không chỉ với công ty mà còn với nhiều doanh nghiệp khác. Ràng buộc các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng, đãi ngộ người lao động, đòi hỏi giải quyết tốt mối quan hệ về lao động. Ởnước ta, hệ thống pháp luật được coi là khá hiện đại, đặc biệt là Bộ luật Lao động. Những nội dung đề cập trong Bộ luật Lao động tác động trực tiếp tới chính sách nhân sự của công ty qua những điều chỉnh liên quan tới chính sách lương, thưởng, bảo hiểm, phụ cấp,...cho phù hợp với quy định của Luật.
Thứ năm, đó là ảnh hưởng của mức độ cạnh tranh trên thị trường: Với thị
trường lao động, các tổ chức đều cần nhân tài, cần những lao động có chất lượng cao, trong khi đó, lao động có trình độ cao trên thị trường lao động lại là nguồn lực khan hiếm. Vì vậy, các doanh nghiệp khác cần có chính sách tuyển dụng và thu hút nhân tài thích hợp, đồng thời giữ chân nhân viên. Không chỉ thị trường lao động, thị trường vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm,… luôn có sự cạnh tranh khốc liệt. Để tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh đó, doanh nghiệp cần tích cực thúc đẩy tính sáng tạo, tích cực làm việc của nhân viên và nhà quản lý để nâng cao tính cạnh tranh, khuyến khích nhân viên đạt được mục tiêu đề ra thông qua việc xây dựng chính sách lương, thưởng, phúc lợi hợp lý, cải thiện môi trường và điều kiện làm việc.
Cuối cùng, đó là sự ảnh hưởng của khách hàng mua sản phẩm và dịch vụ
khách hàng tức là không có việc làm, doanh thu quyết định đến tiền lương và phúc lợi. Do đó phải bố trí nhân viên đúng để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất
1.3.2Nhân tố bên trong doanh nghiệp
Thứ nhất, đó là sự ảnh hưởng của mục tiêu, sứ mạng, chiến lược kinh
doanh trong doanh nghiệp. Cần có sự phối hợp hiệu quả giữa bộ phận tuyển dụng với các bộ phận khác, đảm bảo công ty có được nguồn nhân lực tốt nhất, phục vụ tốt cho chiến lược kinh doanh. Ngoài sự thay đổi trong hoạt động tuyển dụng, các hoạt động quản trị nhân lực khác như: đào tạo, truyền thông, đánh giá, đãi ngộ nhân lực cũng cần có những thay đổi phù hợp.
Thứ hai, đó là sự ảnh hưởng của bầu không khí văn hoá của doanh
nghiệp. Công ty cần đề cao vai trò của đội ngũ nhân lực, tạo bầu không khí làm việc hào hứng, vui tươi, phấn khởi và thoải mái nhất cho cán bộ nhân viên trong công ty phát huy khả năng sáng tạo, năng lực làm việc của người lao động và tạo nên văn hoá lao động của doanh nghiệp.
Thứ ba, đó là sự ảnh hưởng bởi Tổ chức Công đoàn. Tổ chức Công đoàn
cũng là nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định quản lý, kể cả quyết định về nhân sự như: quản lý, giám sát và cùng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của NLĐ tại công ty.
Thứ tư, đó là sự ảnh hưởng bởi quan điểm của chủ sở hữu và lãnh đạo
cấp cao của Công ty. Hoạt động kinh doanh của công ty phụ thuộc vào những quan điểm, phong cách quản trị và sự nhìn nhận vấn đề của ban lãnh đạo công ty. Những quyết định, quan điểm đó buộc các nhà quản lý và nhân viên phải thi hành. Sự thay đổi về quan điểm và chiến lược kinh doanh của công ty trong thời gian tới cũng tác động trực tiếp tới hoạt động quản trị nhân lực. Cụ thể qua các kế hoạch tuyển mộ, tuyển chọn, công tác đánh giá, đào tạo và phát triển, đãi ngộ nhân sự…
Thứ năm, đó là sự ảnh hưởng của ý chí và nguyện vọng của nhân viên. Ý
chí và nguyện vọng của nhân viên phản ánh động lực làm việc của họ. Các nguyện vọng này tập trung chủ yếu ở khía cạnh tăng lợi ích và giảm nghĩa vụ của nhân viên.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH ANH HUY