Tốc độ tăng trưởng của Công ty TNHH Dong Yang E&P Việt Nam

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa tại công ty TNHH dong yang ep việt nam (Trang 47 - 60)

Nam

Bảng 2.6: Tốc độ tăng trưởng của Công ty TNHH Dong Yang E&P Việt Nam Năm Số sản phẩm (triệu sản phẩm) 2018 2019 2020

Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu

Về tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của công ty có xu hướng giảm. Lấy kim ngạch xuất khẩu năm 2018 làm gốc là 100%, năm 2019, tốc độ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu của Công ty đã đạt được 120%, tuy nhiên sang năm 2020, do tác động của nhiều yếu tố, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt khoảng 76%.

Về tốc độ tăng trưởng của số sản phẩm xuất khẩu, cùng với sự suy giảm của kim ngạch xuất khẩu thì số sản phẩm của công ty cũng giảm sút. Năm 2020 với 120 triệu sản phẩm sản xuất ra, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt khoảng 67%, so với năm 2019, tốc độ tăng trưởng về số sản phẩm xuất khẩu đã giảm 53%.

Công ty TNHH Dong Yang E&P Việt Nam nói chung và Công ty Dong Yang ENP Hàn Quốc nói riêng có thị trường xuất khẩu rộng lớn với gần 20 quốc gia khác nhau, trong đó có một số thị trường chủ lực chính: Mexico, Mỹ, Brazil, Slovakia, Nga, Ai Cập, Hungary, Nam Phi, Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc, HongKong, Ấn Độ… Đây đều là những thị trường có đặt nhà máy sản xuất sản phẩm/linh kiện điện tử của Samsung.

Tuy nhiên, Công ty Dong Yang E&P Việt Nam có thị trường chủ lực là 03 nhà máy của Samsung đặt tại Việt Nam và một Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển (R&D), với hai nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất của Samsung trên toàn thế giới ở Bắc Ninh (SEV) và Thái Nguyên (SEVT), Nhà máy điện tử gia dụng lớn nhất tại Đông Nam Á đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh (SEHC). Hàng năm, 70% sản phẩm sản xuất được của Dong Yang E&P Việt Nam sẽ được xuất khẩu cho 03 nhà máy sản xuất của Samsung tại Việt Nam, còn lại 30% sẽ được xuất khẩu sang các nhà máy sản xuất khác ở Samsung ở các quốc gia khác.

Về quy mô của 03 nhà máy sản xuất của Samsung đặt tại Việt Nam, hiện tại Samsung Thái Nguyên là nhà máy sản xuất lớn nhất với khoảng 65.000 nhân viên, nhà máy Samsung Bắc Ninh với khoảng 39.000 nhân viên và nhà máy Samsung Hồ Chí Minh với khoảng 6.000 nhân viên. Do đó, sản phẩm của Dong Yang E&P Việt Nam sẽ được xuất khẩu nhiều nhất đến Samsung Thái Nguyên, sau đó là Samsung Bắc Ninh và cuối cùng là Samsung Hồ Chí Minh.

Về quy mô của các nhà máy Samsung khác trên toàn thế giới. Ngoài Việt Nam là nơi có nhà máy sản xuất điện thoại lớn nhất của Samsung trên toàn thế giới, thì tại Ấn Độ, Mexico, Mỹ, Brazil, Slovakia, Nga, Ai Cập, Hungary, Nam Phi, Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc, HongKong… đều có nhà máy của Samsung với những quy mô khác nhau. Trong đó, Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc là những thị trường nằm trong top 2 các thị trường xuất khẩu chính của Dong Yang E&P Việt Nam. Tiếp theo là các thị trường khác như Mỹ, Brazil, Nga, Nam Phi….

Bảng 2.7: Các thị trường xuất khẩu chính của Công ty Dong Yang E&P Việt Nam

Thị trường/Năm Slovakia Hungary Ai Cập Nga Nam Phi Brazil Mỹ Malaysia Hong Kong Trung Quốc Hàn Quốc Ấn Độ Việt Nam Tổng Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu

Trong giai đoạn từ 2018-2020, sản phẩm sản xuất và xuất khẩu đi các thị trường của Công ty TNHH Dong Yang E&P Việt Nam có xu hướng giảm. Cụ thể, tổng số sản phẩm công ty xuất khẩu trong năm 2020 đạt 120 triệu sản phẩm, giảm 60 triệu sản phẩm (-33%) so với năm 2019 và giảm 30 triệu sản phẩm (- 20%) so với năm 2018. Tổng số sản phẩm xuất khẩu của công ty giảm kéo theo kim ngạch xuất khẩu cũng bị giảm sút.

Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường của Dong Yang E&P Việt Nam

Thị trường/Năm Slovakia Hungary Ai Câp Nga Nam Phi Brazil Mỹ

Hong Kong Trung Quốc Hàn Quốc Ấn Độ Việt Nam Tổng Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu

Trong giai đoạn 2018-2020, kim ngạch xuất khẩu theo các thị trường của công ty có nhiều biến động. Samsung Việt Nam là nơi có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 115,2 tỷ đồng – thấp hơn 72 tỷ đồng. Slovakia là thị trường có số sản phẩm xuất khẩu nhỏ nhất của công ty với trung bình 0,5 triệu sản phẩm/năm và kim ngạch xuất khẩu đạt 0,6-2,9 tỷ đồng. Các thị trường khác đều có số sản phẩm xuất khẩu tương ứng ở mức 1 triệu đến 10 triệu sản phẩm do đều là những nơi có nhà máy Samsung với quy mô nhỏ, ít công nhân và thị trường tiêu thụ yếu.

2.3.5. Lợi nhuận của hoạt động xuất khẩu

Bên cạnh việc đạt được kim ngạch xuất khẩu lớn, Công ty Dong Yang E&P cũng đã thu về một khoản lợi nhuận dồi dào.

Bảng 2.9: Lợi nhuận của hoạt động xuất khẩu Chỉ tiêu

Doanh thu xuất khẩu (Tỷ VND)

Tổng chi phí xuất khẩu (Tỷ VND) Lợi nhuận xuất khẩu (Tỷ VND) Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận

Xuất khẩu / doanh thu (%) Tỷ suất lợi nhuận xuất

Trong giai đoạn 2018-2020, lợi nhuận của Dong Yang E&P có xu hướng giảm. Cụ thể, doanh thu của công ty năm 2020 đạt 320 tỷ đồng – giảm 40 tỷ đồng so với năm 2018 và giảm 101 tỷ đồng so với năm 2019. Nguyên nhân là do số sản phẩm xuất khẩu của công ty sụt giảm.

Tổng chi phí xuất khẩu của công ty bao gồm các chi phí: chi phí nhập khẩu nguyên liệu sản xuất, chi phí thuê nhân công, chi phí cho hoạt động xuất khẩu (hải quan, thuê các bên forwarder..), chi phí đầu tư máy móc thiết bị, chi phí xây dựng nhà máy sản xuất (khẩu hao vào từng sản phẩm). Tổng chi phí xuất khẩu của công ty năm 2018 ở mức 270 tỷ đồng, trong đó chi phí thuê nhân công và chi phí nhập khẩu nguyên liệu sản xuất gia công chiếm lớn nhất với 40 và 30%, còn lại là các chi phí khác. Sang năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng kéo theo chi phí xuất khẩu cũng tăng. Nhu cầu của thị trường lớn đòi hỏi công ty phải thuê nhiều nhân công hơn, chi phí thuê nhân công sẽ tăng lên; thị trường yêu cầu các sản phẩm phải đạt chất lượng tuyệt đối vì là mặt hàng linh kiện điện tử nên công ty phải đầu tư thêm máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng để phục vụ quá trình sản xuất. Năm 2019, chi phí xuất khẩu của công ty ở mức 300 tỷ đồng, tăng khoảng 30 tỷ đồng so với năm 2018. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của công ty giảm từ 421 tỷ đồng của năm 2019 xuống còn 320 tỷ đồng, tổng chi phí hoạt động xuất khẩu của công ty cũng giảm theo. Tuy nhiên, thay vì chi phí thuê nhân công và thuê máy móc thiết bị chiếm nhiều nhất trong tổng chi phí thì năm 2020, chi phí cho hoạt động xuất khẩu mới chiếm nhiều nhất – 50%. Nguyên nhân là do tác động tiêu cực của yếu tố khách quan – dịch bệnh Covid-19 làm cho chi phí vận chuyển, chi phí thuê phương tiện vận chuyển tăng lên đáng kể. Công ty chủ yếu xuất khẩu bằng đường biển, do đó việc thuê các container rất khó khăn trong tình hình dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng trên toàn cầu.

Các chỉ tiêu về lợi nhuận của công ty có xu hướng giảm cho thấy hoạt động sản xuất của công ty đang không hiệu quả. Là công ty có nguồn thu duy nhất từ hoạt động xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu giảm kéo theo doanh thu và

Về chỉ tiêu tỷ suất xuất khẩu trên doanh thu: Với 100 đồng doanh thu công ty sẽ thu về 25 đồng lợi nhuận. Năm có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao nhất là 2019 với 29%, tăng 4% so với năm 2028 và cao hơn 7% so với năm 2020.

Về chỉ tiêu lợi nhuận xuất khẩu trên chi phí, với mỗi 100 đồng chi phí công ty bỏ ra thì sẽ thu về khoảng 34 đồng lợi nhuận. Năm 2020, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí của công ty đạt 28%, thấp hơn mức tỷ suất lợi nhuận trung bình của toàn giai đoạn 2018-2020. Điều này chứng tỏ năm 2020 hoạt động sản xuất của công ty chịu ảnh hưởng nặng nề.

2.3.6. Hiệu quả sử dụng lao động

Tính đến cuối năm 2020, Công ty TNHH Dong Yang E&P Việt Nam có 678 lao động, thấp hơn số lao động của năm 2018 và 2019 ở mức 122 và 195 người, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên công ty đã cắt giảm số lao động khoảng 200 người trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 8.

Bảng 2.10: Mức sinh lời trên một lao động Chỉ tiêu

Số lao động

Doanh thu bình quân trên 1 lao độn (triệu VNĐ)

Mức sinh lời 1 lao động (Triệu VNĐ)

Nguồn: tính toán dựa trên số liệu của Phòng HC-NS Năm 2020, doanh thu bình quân trên một lao động của công ty đạt 103 triệu đồng, thấp hơn mức thu nhập bình quân của năm 2018 là 10 triệu đồng và thấp hơn mức thu nhập bình quân của năm 2019 chỉ 36 triệu đồng. Điều này đã cho thấy được, hiệu suất làm việc của công nhân có xu hướng giảm mặc dù có sự đầu tư về khoa học thuật thuật áp dụng vào sản xuất nhưng hiệu quả làm việc của người lao động cần phải xem xét và có phương án hợp lý để quản lý và đốc thúc. Trong khi đó, mức sinh lời trên một lao động vào năm 2020 là 34 triệu đồng. Điều này đã cho thấy, mỗi công nhân một năm sẽ tạo ra cho doanh nghiệp 34 triệu

đồng, tương đương tổng số công nhân sẽ tạo ra cho doanh nghiệp mức lợi nhuận khổng lồ. Chính vì thế mà chính sách phúc lợi của công ty Dong Yang E&P đối với công nhân vô cùng tốt và đa số công nhân đều có xu hướng muốn gắn bó làm việc lâu dài tại công ty.

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Công ty TNHH Dong Yang E&P Việt Nam

Trong các yếu tố khách quan và chủ quan nêu ở mục 1.5, thì các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu linh kiện điện tử của Công ty TNHH Dong Yang E&P Việt Nam bao gồm: Yếu tố chính trị pháp luật, Vị trí địa lý, Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của hàng xuất khẩu, Tiềm lực tài chính và yếu tố khách quan Ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Môi trường chính trị pháp luật:

Ở mỗi quốc gia, hệ thống chính trị pháp luật khác nhau. Tại Việt Nam, mặt hàng xuất khẩu của Công ty TNHH Dong Yang E&P Việt Nam nằm trong danh mục khác – sản phẩm không phải chịu thuế xuất khẩu. Tuy nhiên, khi xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ… thì công ty cần chú trọng đến điều này. Cụ thể,

Vị trí địa lý:

Thị trường xuất khẩu rộng lớn với gần 20 quốc gia trên thế giới, khoảng cách địa lý là yếu tố tiêu cực tạo nên rủi ro cho hoạt động xuất khẩu. Đối với thị trường Việt Nam, các nhà máy sản xuất của Samsung đều gần xưởng sản xuất của Dong Yang E&P nên vị trí địa lý của hai nơi này là thuận lợi để di chuyển. Tuy nhiên, khi xuất khẩu linh kiện điện tử sang Mỹ, Brazil, Nam Phi,.. quá trình di chuyển dài cộng thêm chi phí vận chuyển lớn tại ra khó khăn trong quá trình vận chuyển cũng như giao hàng, tạo thêm rủi ro hỏng hóc đối với hàng hóa. Vì các sản phẩm linh kiện điện tử cấu tạo bao gồm các bảng mạch rất dễ bị đứt/chập điện khi gặp những sự cố va đập.

Hoạt động xuất khẩu của công ty đều lấy đơn vị USD để giao dịch, do đó, tỷ giá USD/VND càng lớn, doanh nghiệp càng thu về được nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại, tỷ giá VND/USD càng lớn, công ty sẽ thu về ít lợi nhuận hơn.

Hình 2.5: Diễn biến tỷ giá VND/USD giai đoạn 2019-2020

Tiềm lực tài chính:

Công ty TNHH Dong Yang E&P Việt Nam là công ty con thuộc sở hữu bởi Công ty TNHH Dong Yang ENP Hàn Quốc, tổng số vốn điều lệ là khoảng 180 tỷ đồng. Công ty có đầy đủ các yếu tố tài chính để đẩy mạnh sản xuất, mở rộng nhà xưởng để không chỉ ký các hợp đồng gia công với Dong Yang ENP Hàn Quốc mà còn có thể trở thành đối tác trực tiếp của nhiều tập đoàn điện tử lớn trên thế giới: Apple, LG, Panasonic…

Ảnh hưởng của dịch Covid-19:

Trên thế giới, tốc độ phát triển kinh tế toàn cầu trong năm 2020 đã giảm còn -4,4% (Báo cáo của IMF- Quỹ tiền tệ thế giới), sang năm 2021 tốc độ tăng trưởng dự báo đạt 5,2%. Nhiều quốc gia trên thế giới đã tung ra các gói cứu trợ kịp thời để giúp nền kinh tế vượt qua khó khăn.

Tại Việt Nam, với 2 lần bùng dịch nghiêm trọng xảy ra vào tháng 3 và tháng 7, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng GDP ở mức 2,9%. Trong đó có nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng như: ngành vận tải, lĩnh vực sản xuất, logistics…Nhiều lao động bị

mất việc làm, theo số liệu của Bộ Lao động thương binh và xã hội, tỷ lệ thất nghiệp trong năm 2020 tại Việt Nam không cao nhưng tỷ lệ thiếu việc làm đã tăng từ 590 nghìn người (1,22%) lên 970 nghìn người (2,03%), chưa kể số công nhân bị giảm số ngày làm và số giờ làm do đại dịch.

Việt Nam với 03 nhà máy sản xuất của Samsung chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất của Công ty cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Nhà máy Samsung tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và Thành phố Hồ Chí Minh đã cắt giảm một lượng lao động lao động nhất định để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của Dong Yang E&P Việt Nam và Samsung Việt Nam không giảm nhiều do công ty vẫn duy trì hoạt động sản xuất bình thường, Đảng và Nhà nước có nhiều biện pháp để giúp Samsung cũng như các doanh nghiệp FDI tiến hành sản xuất đảm bảo chất lượng, lợi nhuận cũng như hiệu quả cho người lao động.

Công ty TNHH Dong Yang E&P hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất – gia công – nhập khẩu – xuất khẩu sang nhiều thị trường khác nhau, trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 8/2020, công ty đã chịu nhiều tổn thất.

Trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên toàn cầu, hoạt động kinh tế ở nhiều quốc gia bị ảnh hưởng, kim ngạch xuất khẩu của công ty giảm xuống còn 320 tỷ đồng – giảm 101 tỷ so với năm 2019. Một số thị trường xuất khẩu sản phẩm chính của Công ty TNHH Dong Yang E&P Việt Nam cũng chịu thiệt hại nặng nề như: Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil…

Tại Mỹ:

Là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tác động tiêu cực của đại dịch về số ca tử vong cũng như sự suy thoái của nền kinh tế, hoạt động nhập khẩu sản phẩm linh kiện điện tử của nhà máy Samsung tại Mỹ cũng giảm mạnh. Nhà máy phải đóng cửa để hạn chế tác động tiêu cực của đại dịch, số sản phẩm đặt hàng với Dong Yang ENP Hàn Quốc và Việt Nam cũng giảm bớt.

Bảng 2.11: Kim ngạch xuất khẩu và số sản phẩm xuất khẩu của Dong Yang E&P sang thị trường Mỹ

Năm

Số sản phẩm Kim ngạch đồng)

Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu

Trong năm 2020, tổng số sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Công ty chỉ đạt khoảng 3 triệu sản phẩm, giảm 4,1 triệu sản phẩm so với năm 2019, kim ngạch xuất khẩu cũng giảm khoảng 6 tỷ đồng.

Tại Trung Quốc:

Là quốc gia đầu tiên trên thế giới có ca nhiễm Covid-19 đầu tiên trên thế giới, giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 8/2020 các hoạt động sản xuất tại đây bị giảm sút do hầu hết các nhà máy đều phải đóng cửa để ngăn ngừa sự lây lan. Kim ngạch xuất khẩu cũng như số sản phẩm xuất khẩu của Dong Yang E&P Việt Nam bị giảm đáng kể.

Bảng 2.12: Kim ngạch xuất khẩu và số sản phẩm xuất khẩu của Dong Yang E&P sang thị trường Trung Quốc

Năm

Số sản phẩm Kim ngạch

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa tại công ty TNHH dong yang ep việt nam (Trang 47 - 60)