Đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa tại công ty TNHH dong yang ep việt nam (Trang 69 - 72)

Xuất khẩu là hoạt động mang lại doanh thu chủ yếu và nguồn lợi nhuận cho Công ty TNHH Dong Yang E&P Việt Nam. Cùng với sự phát triển của ngành sản xuất linh kiện điện tử trong nước và trên thế giới, Dong Yang E&P cần nhìn vào những hạn chế và tồn tại của mình từ đó đưa ra những phương hướng và giải pháp kịp thời để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, mang lại hiệu quả kinh tế cho chính doanh nghiệp cũng như đối với phát triển của đất nước. Với mục tiêu trong giai đoạn 2020-2030, mỗi năm công ty sẽ xuất khẩu được khoảng 200-250 triệu sản phẩm ra khoảng 30 thị trường với nhiều đối tác khác nhau, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 600 tỷ đồng/năm, số lượng công nhân khoảng 5000 người, ban lãnh đạo Công ty Dong Yang E&P Việt Nam cần nghiên cứu và có thể áp dụng một số giải pháp sau:

Một là, chủ động tìm kiếm các đối tác xuất khẩu ở nhiều thị trường khác nhau.

Hiện nay, Dong Yang E&P Việt Nam chỉ gia công duy nhất cho Dong Yang ENP Hàn Quốc, do đó công ty phụ thuộc hoàn toàn vào Dong Yang E&P Hàn Quốc, không tự chủ động trong quá trình sản xuất của mình. Để có thể vươn mình và đạt được các chỉ tiêu về lợi nhuận, doanh thu, số sản phẩm xuất khẩu, công ty cần chủ động tìm kiếm các đối tác xuất khẩu mới. Tại Việt Nam, ngày càng có nhiều xưởng sản xuất của các công ty điện tử lớn trên thế giới như: LG, Apple, Panasonic, Lenovo,… Dong Yang E&P cần chủ động làm việc, ký kết các hợp đồng gia công với các tập đoàn điện tử lớn để tránh thụ động trong quá trình sản xuất. Việc bị lệ thuộc quá nhiều sẽ làm cho công ty mất khả năng cạnh tranh, sản phẩm được ít người tiêu dùng biết đến và mang lại rủi ro lớn khi đối tác duy nhất gặp phải vấn đề trong kinh doanh. Tại khu vực Đông Nam Á – điểm đặt chân mới cho các ông lớn trong lĩnh vực sản xuất điện tử, Dong Yang E&P cần nắm bắt cơ hội và kịp thời đàm phán để có thêm nhiều hợp đồng gia công với nhiều đối tác khác nhau, không chỉ dừng lại ở Samsung. Trong năm 2020, tác động lớn nhất khi quá phụ thuộc vào Samsung và Dong Yang ENP Hàn Quốc đã mang đến rủi ro rất lớn cho công ty. Hơn 200 công nhân phải nghỉ việc, kim ngạch xuất khẩu giảm xuống còn 320 tỷ đồng, lợi nhuận ròng của công ty đạt khoảng 70 tỷ đồng – con số rất thấp so với các doanh nghiệp cùng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Do đó, phòng kinh doanh cũng như ban lãnh đạo công ty cần chủ động lên phương án tìm kiếm các đối tác mới, thị trường mới, đảm bảo công ăn việc làm cho toàn bộ công nhân viên, đảm bảo máy móc được hoạt động hết công suất và đem lại hiệu quả kinh tế cao, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chung cũng như sự phát triển kinh tế của cả nước. Đây là biện pháp tiên quyết và quan trọng hàng đầu mà Dong Yang E&P cần áp dụng.

Hai là, Dong Yang E&P Việt Nam cần chủ động xây dựng các phương án kinh doanh hiệu quả để đối phó với những yếu tố khách quan tiêu cực.

cùng lớn cho các doanh nghiệp, cho các ngành sản xuất, cho các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu cũng như sự phát triển của nhiều ngành kinh tế. Dong Yang E&P Việt Nam đã phải cắt giảm ¼ số công nhân (khoảng 200 người), kim ngạch xuất khẩu suy giảm với tốc độ nhanh chóng khi chỉ đạt 320 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt -33% so với năm 2018, trung bình mỗi tháng số sản phẩm sản xuất ra của công ty sẽ giảm 3-5 triệu sản phẩm, số giờ làm của mỗi nhân viên đã giảm 10 tiếng/tuần… tất cả những điều này đã làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như làm giảm hiệu quả kinh tế của người lao động. Vì thế, công ty cầu chú trọng giải pháp lên phương án sản xuất và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả, tránh lãng phí và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ba là, công ty cần bắt kịp xu thế phát triển của lĩnh vực khoa học điện tử để cạnh tranh với các doanh nghiệp xuất khẩu cùng ngành.

Toàn cầu hóa mang đến cho các doanh nghiệp sản xuất, gia công hàng linh kiện điện tử nhiều cơ hội để phát triển và mở rộng sản xuất. Đời sống của con người càng phát triển thì các nhu cầu để phục vụ cuộc sống càng được đề cao. Hiện nay với khoảng 9 tỷ người trên thế giới, nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tử ngày càng nhiều, các công ty sản xuất linh kiện điện tử cũng vì thế được thành lập. Tuy nhiên, sự cạnh tranh đối với các doanh nghiệp vô cùng gay gắt. Để có thể tồn tại trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, Dong Yang E&P Việt Nam cần chú trọng đầu tư máy móc, thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao. Các sản phẩm linh kiện điện tử có đặc tính đòi hỏi độ chính xác, tỷ mỉ, các yếu tố liên quan đến khoa học thuật thuật rất lớn, do đó, nếu không chịu đầu tư về máy móc thiết bị, công ty sẽ bị tụt hậu và các sản phẩm của công ty sẽ bị đào thải. Các mặt hàng linh kiện điện tử xuất khẩu của Dong Yang E&P Việt Nam hiện nay đều nằm trong danh mục không phải chịu thuế xuất khẩu, công ty có thể dùng số tiền thay vì đóng thuế xuất khẩu để xoay vòng vốn đầu tư máy móc thiết bị sản xuất – đây là cơ hội vô cùng tốt đối với công ty. Bên cạnh đó, Dong Yang E&P Việt Nam cần có đội ngũ lao động trình độ cao để điều khiển cũng như làm chủ được máy móc thiết bị hiện đại. Yếu tố chủ quan

làm nên hiệu quả tốt của quá trình xuất khẩu chính là nhân tố con người. Do đó, công ty cũng cần chú trọng bổ sung nâng cao chất lượng nhân viên, kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu vào của công nhân và liên tục mở các buổi đào tại kỹ năng để công nhân làm việc hiệu quả và đem lại nguồn lợi lớn cho công ty.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa tại công ty TNHH dong yang ep việt nam (Trang 69 - 72)