Hiện nay, Việt Nam đang là điểm đến thu hút FDI hấp dẫn đối với các quốc gia. Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 5/2021, Việt Nam đã đón nhận tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt gần15,3 tỷ USD, trong đó, vốn đăng ký mới trong riêng tháng 5 đã tăng lên 18,6% gồm 70 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào 18 ngành nghề. Singapore là quốc gia có số vốn đầu tư nhiều nhất với 5,26 tỷ USD (chiếm 37,6%), Nhật bản là quốc gia xếp thứ 2 và Hàn Quốc xếp thứ 3. Có thể thấy, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu khi dịch Covid-19 đang gây ra khó khăn tại nhiều quốc gia, Việt Nam vẫn là quốc gia nhận được nhiều ưu ái từ các nhà đầu tư. Lĩnh vực nhận được số vốn đầu tư nhiều nhất là chế biến và chế tạo. Nhờ những chính sách ưu ái của Đảng và Nhà nước mà hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được đảm bảo, Covid-19 đã ảnh hưởng rất ít tới quá trình vận hành và phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi khách quan mà Chính phủ mang lại để hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Do đó, một số kiến nghị đối với Chính phủ để giúp nâng cao hoạt động sản xuất và xuất khẩu trong thời gian tới đó là:
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch cho doanh nghiệp FDI. Hiện nay, hệ thống thủ tục hành chính của Việt Nam đang ở rất nhiều, tính từ năm 2019 đến nay, Bộ Công thương đã triển khai 56 dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
tuy nhiên lại có số lượng hồ sơ rất nhiều, ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu, kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi bằng cách giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết để tránh những bất cập cho doanh nghiệp. Với cơ chế hội nhập mở cửa và hướng đến một Chính phủ điện tử thông minh, hy vọng trong một tương lai không xa, Việt Nam sẽ thực hiện được đề xuất này. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí, tập trung vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu, lợi nhuận và đóng thuế vào quỹ thuế chung của cả nước.
Thứ hai, Chính phủ cần xây dựng hàng rào phi thuế quan phù hợp với các cam kết và hiệp định quốc tế mà Việt Nam đối với các doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu máy móc linh kiện về để sản xuất, gia công hàng hóa và sau đó xuất khẩu đi các thị trường khác, đã tham gia để hạn chế nhập khẩu những máy móc, thiết bị kém chất lượng, lạc hậu gây ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm giúp bảo vệ đầu ra cho sản phẩm. Sản xuất linh kiện điện tử là ngành sản xuất đòi hỏi tính chính xác và chất lượng cao, đối mặt với tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử trên toàn thế giới, các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam càng cần phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh công bằng với những doanh nghiệp tên tuổi trong ngành ở các quốc gia khác. Làm được như thế, đòi hỏi Chính phủ phải cộng tác cùng doanh nghiệp từ những khâu đầu tiên của quá trình sản xuất tại ra sản phẩm sau đó xuất khẩu sản phẩm đi các thị trường khác.
Thứ ba, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý ngoại thương để phù hợp với thực tiễn cũng như tuân thủ theo các cam kết quốc tế. Việt Nam là quốc gia tham gia nhiều các hiệp định, hợp tác trong và ngoài khu vực Đông Nam Á, có nhiều hiệp định song phương và đa phương đối với các quốc gia trên thế giới. Hoạt động giao lưu, xuất khẩu sản phẩm cũng vì thế được phát triển không ngừng. Để các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu được tạo mọi điều kiện để cạnh tranh với các doanh nghiệp trên toàn thế giới, Chính phủ cần sớm hoàn
thiện hệ thống pháp luật về quản lý ngoại thường, tránh những sai sót làm cho doanh nghiệp Việt Nam chậm phát triển và thậm chí theo sau các doanh nghiệp ở nước bạn.
Thứ tư, công tác quản lý và điều hành hoạt động xuất khẩu phải theo sát các diễn biến của thị trường trong và ngoài nước, kịp thời thông tin đầy đủ và chi tiết đến các doanh nghiệp để có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ban ngành, địa phương, cơ quan quản lý để cũng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển các thị trường xuất khẩu mới. Chính phủ cần tổ chức nhiều hội nghị có sự tham gia của những lãnh đạo của các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu để họ nói lên những khó khăn, vướng mắc đang gặp phải trong quá trình xuất khẩu sản phẩm để từ đó cùng tìm ra hướng giải quyết cũng như tạo gợi ý phương hướng giải quyết cho những doanh nghiệp cũng đang gặp những vấn đề tương tư, giúp họ tránh bị lặp lại những sai sót cũng như có phương án chủ động đối phó với những tình huống mà các doanh nghiệp khác đã gặp phải trước đó. Không chỉ tiết kiệm được thời gian, chi phí mà còn giúp tạo uy tín cũng như thấy được khả năng làm việc liên ngành của các cơ quan lãnh đạo trong bộ máy nhà nước.
Thứ năm, đối với sản phẩm xuất khẩu là linh kiện điện tử - là mặt hàng mũi nhọn và đặc thù đem lại nguồn kim ngạch lớn cho đất nước, Việt Nam cần xây dựng khung chính sách riêng để có những ưu đãi phù hợp đối với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh – sản xuất – xuất khẩu linh kiện điện tử để các doanh nghiệp tập trung phát triển sản phẩm, tạo ra sản phẩm tốt nhất để Việt Nam thu hút được nhiều hơn các doanh nghiệp điện tử lớn trên thế giới đầu tư về máy móc, nhà xưởng, công nghệ để tạo ra sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam. Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều nhà máy của những tập đoàn điện tử lớn trên thế giới như: Samsung, LG, Canon, Panasonic… ở nhiều địa phương, tuy nhiên các xưởng sản xuất mới chỉ dừng lại ở một công đoạn trong quá trình tạo ra sản phẩm hoàn thiện, Việt Nam cần chú trọng trong việc tạo ra khu chính sách
Việt Nam thu được nhiều nguồn thu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Thứ sáu, chú trọng thông tin về xuất nhập khẩu. Cùng với sự phát triển của công nghệ thì lĩnh vực thông tin truyền thông cũng đang phát triển trong xu thế phát triển toàn cầu. Bên cạnh các hoạt động truyền thông về những lợi ích doanh nghiệp xuất khẩu có được khi Việt Nam tham gia vào các Hiệp định FTA thế hệ mới, Chính phủ và Cục Xuất nhập khẩu cần kịp thời ban hành các ấn phẩm truyền thông về xuất nhập khẩu như: Báo cáo Xuất nhập khẩu thường niên của Việt Nam, Báo cáo Logistics thường niên, Sổ tay các văn bản quy phạm pháp luật giúp doanh nghiệp nắm rõ quy chế của nhà nước; các bản tin về thị trường xuất khẩu… Việc cung cấp các thông tin đầy đủ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động trong việc xây dựng phương án sản xuất cũng như có những quyết định sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả cao.