B. NỘI DUNG
2.2.3. Phân tích lợi nhuận
Nhìn chung, tổng lợi nhuận của Clever Group giai đoạn 2017 – 2020 có khá nhiều sự biến động. Cụ thể:
Bảng 2.4. Bảng tình hình lợi nhuận của Clever Group giai đoạn 2017 – 2020 ( Đơn vị tính:1000 đồng) Lợi Lợi sau thuế
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Clever Group tăng
mạnh từ 20.528.793 nghìn đồng, lên tới gần 68.439.486 nghìn đồng. Cùng với đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng biến động mạnh từ 20.528.793 nghìn đồng năm 2017 lên 53.457.017 và lợi nhuận sau thuế cũng
tăng nhẹ đạt 20.272.655 nghìn đồng, tới cuối năm 2020 công ty báo đạt được 42.213.647 nghìn đồng.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng có mức tăng đáng kể
trong thời gian qua. Năm 2017, lợi nhuận xấp xỉ là 20.528.793 nghìn đồng và tăng gấp 2,5 lần vào năm 2020 lên tới gần 53.457.017 nghìn đồng. Điều này cho thấy công ty hoạt động khá tốt và có mức tăng trưởng dương.
Phần (lỗ) lợi nhuận khác cũng có sự biến động đáng kể trong cơ cấu lợi
nhuận của công ty. Năm 2017, phần lợi nhuận này đạt hơn 157.058 nghìn đồng, nhưng đến năm 2018, con số này lại tăng mạnh, lãi 587.794 nghìn đồng. Tuy nhiên, con số này lại giảm khi lỗ tới 637.601 nghìn đồng vào năm sau. Phần lỗ này được cải thiện hơn vào năm 2020 xuống chỉ còn 391.173 nghìn đồng, tuy nhiên vẫn chưa thể lấy lại phần lợi nhuận dương so với năm 2018.
Do đó mà phần lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế cũng có sự thay đổi đáng kể. Giai đoạn 2017 – 2020, lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 20.371.735 nghìn đồng (năm 2017) và 43.837.177 nghìn đồng (năm 2019). Sang năm 2020, con số này đã tăng 2,2 lần so với năm 2017 và gấp 1,2 lần so với năm 2019. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng dần qua các năm và đạt mức cao nhất vào năm 2020 là 42.213.647 nghìn đồng. Điều này cho thấy, công ty hoạt động khá hiệu quả mặc cho dịch bệnh Covid đang diễn biến phức tạp và làm ảnh hưởng tới rất nhiều doanh nghiệp.
Một trong những lý do dẫn tới sự thay đổi của nhiều yếu tố trong năm 2020 đó là công ty đã có những thay đổi tích cực trong việc cải thiện dịch vụ cấp. Mặc dù dịch bệnh Covid có diễn biến phức tạp đã tạo điều kiện cho việc người sử dụng các trang mạng xã hội tăng lên, nhu cầu giải trí, order đồ ăn và đồ dùng cần thiết qua các trang web thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, NowFoood, Baemin,...tăng một cách chóng mặt.