So sánh doanh thu, lợi nhuận của các công ty con trong CleverGroup

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ tài CHÍNH của CÔNG TY CP tập CLEVER GROUP GIAI đoạn 2017 2020 (Trang 46 - 54)

B. NỘI DUNG

2.2.4. So sánh doanh thu, lợi nhuận của các công ty con trong CleverGroup

Bảng 2.5. Bảng so sánh doanh thu, lợi nhuận của các công ty con trong Clever Group năm 2020.

STT Tên công ty 1 CleverAds 2 Revu 3 Orion Media 4 ADOP 5 Công ty CP Truyền thông NAH 6 CleverX 7 ADTech 8 Công ty TNHH Quảng

cáo Thông minh Myanmar

9 Công ty CP Mạng

quảng cáo Thông minh

10 CMetric

11 Công ty CP OMG

Radio

(Nguồn:Báo cáo thường niên năm 2020 của Clever Group)

Dựa vào bảng trên ta dễ dàng có thể nhận thấy doanh thu chủ yếu của Clever Group là nhờ vào nền tảng Revu – Influencer Marketing. Với doanh thu năm 2020 đạt 15.700.253 nghìn đồng, Revu trở thành nền tảng chủ chốt đem lại doanh thu lớn cho Clever Group trong giai đoạn khủng hoảng Covid- 19. Mặc dù chỉ mới hoạt động nhưng nền tảng này đã đem về lợi nhuận sau thuế khá cao, đạt 3.375.825 nghìn đồng. Điều này dễ hiểu khi Digital Marketing lên ngôi và chuyển đổi sang quảng cáo số ngày càng trở nên phổ biến và có sức lan tỏa mạnh mẽ thông qua các nền tảng của Google, Facebook, Instagram, Tiktok,...

Nằm trong số ít các công ty con và công ty liên kết có mức tăng trưởng dương như Revu, Công ty CP Truyền thông NAH cũng đã đạt doanh thu là 5.103.789 nghìn đồng và thu lợi sau thuế đạt 1.319.462 nghìn đồng.

Hầu hết các công ty con khác đều có mức lợi nhuận sau thuế âm, điển hình như Orion Media với -5.059.678 nghìn đồng. Các công ty con và công ty liên kết khác như CleverX, ADTech, Cmetric, ADOP, Công ty CP Mạng quảng cáo Thông minh, CleverAds cũng không ngoại lệ, đều có mứuc tăng trưởng âm. Thậm chí đối vói các công ty như Công ty CP OMG Radio và Công ty TNHH Quảng cáo Thông minh Myanmar còn không thu về được lợi nhuận và doanh thu do không hoạt động và phải thực hiện tổ chức, cơ cấu lại.

2.2.5. Thực trạng hiệu quả tài chính của Clever Group giai đoạn 2018 – 2020

Hiệu quả tài chính là những chỉ số mà bất kỳ quản lý, lãnh đạo nào cũng cần phải đặc biệt lưu ý để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình kinh doanh, đảm bảo chi phí bỏ ra thấp nhất và lợi nhuận thu về cao nhất có thể. Để xác định được hiệu quả đó thì phải dựa vào các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính. Thông qua các chỉ tiêu này, sẽ biết được mức độ hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực vào quá trình sản xuất, kinh doanh. Sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tài chính của Clever Group trong giai đoạn 2018 – 2020.

2.2.5.1. Xét hiệu quả theo các nhóm chỉ tiêu tổng hợp

Bảng 2.5: Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính bộ phận của Clever Group giai đoạn 2017 – 2020

Chỉ tiêu Số vòng quay toàn bộ vốn (vòng/ năm) Hiệu quả sử dụng vốn cố định (lần) Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Nhận xét: Số vòng quay toàn bộ vốn:

Giảm dần qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu. Cụ thể, năm 2017 số vòng quay toàn bộ vốn là 2,25 (vòng/ năm), con số này tăng lên đến 3,06 vào năm sau. Tuy nhiên, sang đến năm 2019 con số này giảm chỉ còn 1,92 (vòng/

năm) con số này lại tiếp tục giảm dần trong năm 2020 và chỉ đạt 1,01 (vòng/ năm).

Nhìn chung ta thấy số vòng quay toàn bộ vốn có xu hướng giảm đi. Do doanh thu của công ty giảm và lợi nhuận sau thuế có xu hướng tăng qua các năm.

Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty năm 2017 là 4,05 lần, sang năm 2018 là 2,87 lần cho biết cứ một đồng vốn cố định sử dụng trong năm đem lại 2,87 đồng lợi nhuận cho công ty. Trong những năm tiếp theo, hiệu quả sử dụng vốn cố định đều có xu hướng tăng lên qua các năm và tăng nhiều nhất vào năm 2020 khi con số này đạt 9,97 lần. Hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2019 đạt 6,19 lần, tăng 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Nghĩa là cứ 1 đồng vốn cố định công ty sử dụng trong năm đem lại 6,19 đồng lợi nhuận. Công ty có hiệu quả sử dụng vốn cố định những năm 2018 – 2020 tăng là do lợi nhuận tăng đồng thời vốn cố định lại giảm dần qua các năm.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động năm 2017 là 0,13 lần cho biết cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra kinh doanh trong năm sẽ tạo ra 0,13 đồng lợi nhuận. Năm 2018, con số này là 0,17 lần tương tự cho biết cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra kinh doanh trong năm tạo ra 0,17 đồng lợi nhuận. Những năm tiếp theo, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động có xu hướng giảm qua từng năm. Sang năm 2019, hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm xuống một lượng nhỏ. Cụ thể, năm 2019 con số này đã giảm đi 0,03 lần. Tuy nhiên sang năm 2020, lại giảm xuống chỉ còn 0,04% đạt mức thấp nhất trong các năm qua.

Nguyên nhân của sự giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong năm 2020 là do lợi nhuận có tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn lưu động. Năm 2019 tốc độ tăng của lợi nhuận là 59,52% đồng thời vốn lưu động cũng tăng 89,28%

Tương tự, năm 2020 tốc độ tăng của lợi nhuận là 86,63% trong khi tốc độ tăng của vốn lưu động là 43,03% so với năm 2019. Điều này xuất phát từ việc vốn cố định trong năm giảm mạnh và doanh thu cũng vì thế tăng mạnh dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng.

- Số vòng luân chuyển của vốn lưu động:

Chỉ tiêu số vòng luân chuyển của vốn lưu động cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong một năm, nếu số vòng tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại.

Trong giai đoạn nghiên cứu số vòng luân chuyển có nhiều biến động. Năm 2017 là 8,26 (vòng/ năm) và năm 2018 là 8,14 (vòng/ năm), đến năm 2019 giảm xuống còn 7,55 (vòng/ năm). Trong những năm đầu của giai đoạn nghiên cứu công ty có chỉ số vòng luân chuyển của vốn lưu động giảm dần là do doanh thu trong những năm này có tốc độ giảm chậm hơn tốc độ tăng của vốn lưu động. Như năm 2019, tốc độ tăng của doanh thu là 96,19% thì tốc độ tăng của vốn lưu động là 89,28% so với năm trước. Đến năm 2020, tốc độ tăng của vốn lưu động vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu rất nhiều. Cụ thể là 43,03% trong khi tốc độ tăng của doanh thu lên tới 81,27%.

2.2.5.2. Nhóm các chỉ tiêu sinh lợi

Doanh lợi trên tổng tài sản (ROA) (hay còn gọi là tỷ suất lợi

nhuận trên tài sản hoặc khả năng sinh lời của vốn đầu tư.

Nhìn chung doanh lợi trên tổng tài sản của công ty có xu hướng thay đổi đáng kể qua các năm. Năm 2017, con số này đạt 15,01% cho thấy cứ 100 đồng tài sản tạo ra được 15,01 đồng lợi nhuận. Năm 2018, doanh lợi trên tổng tài sản của công ty là 18,82%, tương tự cho thấy cứ 100 đồng tài sản tạo ra được 18,82 đồng lợi nhuận. Năm 2019, biểu hiện khả năng sinh lời của vốn đầu tư giảm, doanh lợi trên tổng tài sản còn 19,58%, giảm 0,76% so với năm 2018. Sang đến năm 2020 hệ số doanh lợi trên tổng tài sản lại giảm đi, lúc này 100 đồng tài sản sẽ tạo ra 10,11 đồng lợi nhuận. Điều này được lý giải bởi sự tăng lên nhanh trong của tổng tài sản lớn hơn so với tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế.

Bảng 2.6: Doanh lợi trên tổng tài sản của Clever Group giai đoạn 2017 - 2020 Chỉ tiêu ĐVT Lợi Triệu nhuận đồng sau thuế Tổng tài Triệu sản đồng ROA %

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ số ROE là tỷ số đo lường khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.

Bảng 2.7: Lợi nhuận trên vốn chủ hữu của công ty giai đoạn 2017 – 2020 Chỉ tiêu ĐVT Lợi Triệu nhuận đồng sau thuế Vốn chủ Triệu sở hữu đồng ROE %

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty giai đoạn 2017 – 2020 có xu hướng tăng lên. Năm 2017, ROE đạt 29,96% cho thấy cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra vào kinh doanh thu được 29,96 đồng lợi nhuận. Như năm 2018, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 27,28% thấp hơn so với năm trước, phản ánh cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra vào kinh doanh thu được 27,28 đồng lợi nhuận. Công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả, khả năng sinh lời tiếp tục tăng qua các năm và đến năm 2019 lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 31,97% cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra vào kinh doanh thu được 31,97 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên con số này lại giảm đột ngột vào năm 2020 xuống chỉ còn 18,93%.

Doanh lợi trên doanh thu (ROS) (hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận

trên doanh thu)

Doanh lợi trên doanh thu của công ty trong giai đoạn 2017 – 2020 có xu hướng tăng lên. Lợi nhuận sau thuế và tổng doanh thu tỷ lệ thuận với nhau nên tỷ trọng ROS cũng có chiều hướng tăng lên.

Bảng 2.8: Doanh lợi trên doanh thu của Clever Group giai đoạn 2017 – 2020 Chỉ ĐVT tiêu Lợi Triệu nhuận đồng sau thuế Tổng Triệu doanh đồng thu

Năm 2017, ROS đạt mức khá 3,32%, năm 2018, doanh lợi trên doanh thu của công ty tăng 2,01% từ 3,05% lên tới 5,06%. Nguyên nhân của sự tăng này là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế nhanh hơn so với tốc độ tăng của tổng doanh thu. Trong những năm còn lại tỷ lệ này được cân bằng lại và tăng khá nhanh. Giai đoạn 2019 – 2020, con số này từ 5,06% vào năm 2019 và tăng 0,11% vào năm 2020 đạt 5,17%. Đây là một kết quả tương đối tốt cho thấy công ty vẫn kinh doanh có hiệu quả, duy trì được lợi nhuận của mình qua các năm. Với kết quả này, đòi hỏi công ty cần phát huy và duy trì hơn nữa để đạt được lợi nhuận tốt hơn trong những năm tiếp theo.

Trong giai đoạn 2017- 2020 công ty đã có rất nhiều cố gắng trong việc kiểm soát những khoản chi phí như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý kinh doanh, chi phí tài chính và chi phí khác. Tuy nhiên, do tình hình biến động giá cả trên thị trường cùng với ảnh hưởng dịch bệnh Covid nên công ty cũng có một vài yếu tố chưa thể kiểm soát toàn diện được. Dù vậy, lợi nhuận và doanh thu của công ty vẫn được duy trì khá tốt và các chỉ số như ROA, ROE, ROS cho thấy công ty hoạt động khá ổn định, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vĩ mô như trên so với các công ty cùng ngành và trở thành một trong những công ty đạt được doanh số khá cao, dẫn đầu trong ngành Digital Marketing ở Việt Nam.

2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động tài chính của Clever Group giai đoạn 2017 – 2020

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ tài CHÍNH của CÔNG TY CP tập CLEVER GROUP GIAI đoạn 2017 2020 (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w