Thực trạng sử dụng vốn tại CTCP LICOGI13 giai đoạn 2018-2020.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần LICOGI 13 (Trang 48 - 70)

2.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty cổ phần LICOGI 13. 2.3.1.1. Tình hình biến động vốn và cơ cấu vốn của công ty.

Với quyền tự chủ trong quản lý vốn, trong quá trình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần tìm ra cơ cấu vốn hợp lý, phù hợp với ngành nghề kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để biết rõ hơn về tình hình nguồn vốn ta đi vào phân tích nguồn vốn của công ty trong bảng sau:

6,000,0005,000,000 5,000,000 4,000,000 3,000,000 2,000,000 1,000,000 0

Hình 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của LIG giai đoạn 2018-2020

(Nguồn: báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán LIG giai đoạn 2018- 2020.)

Qua hình 2.2 ta thấy được cơ cấu nguồn vốn của LIG trong giai đoạn 2018-2020. Cụ thể. Trong giai đoạn này tổng nguồn vốn có xu hướng tăng trưởng theo các năm như trong hoạt động sản xuất kinh doanh xu hướng tăng trưởng doanh thu của công ty tăng cùng chiều với xu hướng tăng trưởng của nguồn vốn. Điều đó cho thấy công ty đang mở rộng hoạt động kinh doanh tăng đẩy mạnh các ngành nghề sản xuất kinh doanh mới, tăng đầu tư tạo cạnh tranh cho doanh nghiệp và bước đầu đem lại doanh thu thông qua các dự án như đầu tư bất động sản hay đi vào hoạt động của các dự án đầu tư hiệu quả. Tuy nhiên, nhìn vào hình 2.2 ta thấy được cơ cấu vốn của LIG tỷ trọng nguồn vốn vay nợ chiếm phần lớn trong cơ cấu nguồn vốn và tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu chiếm phần nhỏ. Tỷ lệ nguồn vốn vay liên tục tăng nhanh trong các năm, tốc độ tăng trưởng của vốn vay có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn so với vốn chủ sở hữu. Khi không kiểm soát tốt nguồn vốn sẽ đem lại nhiều rủi ro tài chính cho

giảm lợi nhuận của công ty do đó công ty cần có biện pháp huy động và sử dụng vốn hiệu quả . Cùng với sự tăng trưởng của vốn vay, nguồn vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng lên, cụ thể năm 2019, công ty đã phát hành cổ phiếu

nâng vốn chủ sở hữu lên hơn 600 tỷ đồng, nâng tỷ trọng vốn chủ cho thấy nỗ lực quản lý cân đối nguồn vốn của công ty, tăng khả năng tự chủ tài chính. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản hoạt động sản xuất kinh doanh cần lượng vốn lớn, do đó hoạt động huy động nguồn vốn vay để đầu tư xây dựng, tỷ lệ vốn vay chiếm phần lớn trong cơ cấu tài sản.

Bảng 2.5: Tình hình biến động nguồn vốn của LIG giai đoạn 2018-2020

Nợ phải trả

Nợ ngắn hạn

Nợ dài hạn

Vốn chủ sở hữu

Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Thặng dư vốn cổ phần

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Lợi ích của cổ đông thiểu số Tổng cộng nguồn vốn

( Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán LIG giai đoạn 2018- 2020)

Qua biểu đồ trên ta thấy cơ cấu nguồn vốn của LIG có sự biến động qua các năm. Cơ cấu này chủ yếu thể hiện số nợ và tỷ suất nguồn vốn vay nợ của công ty. Cụ thể, năm 2019 nợ phải trả là 3,490,643 triệu đồng chiếm 85% tổng nguồn vốn và tăng 617,835 triệu đồng tương ứng 21% so với năm 2018. Điều này cho thấy, khả năng về tài chính của doanh nghiệp giảm, có xu hướng phụ thuộc vào vốn vay, điều đó dẫn đến giảm lợi nhuận của Công ty và làm tăng chi phí lãi vay. Đến năm2020 , nợ phải trả của Công ty tăng lên đến 4,511,551 triệu đồng 1,020,908 triệu đồng so với năm 2019 tương đương tăng 29%. Nguyên nhân, do tăng khoản nợ ngắn hạn cũng như dài hạn của LIG. Quy mô nguồn vốn tăng kéo theo tăng lên của VCSH nhưng tốc độ tăng tốc độ ít hơn với tốc độ nợ phải trả. Tăng vốn chủ sở hữu năm 2020 do phát hành thêm cổ phiếu đưa giá trị vốn chủ sở hữu đạt 648,980 triệu đồng.

Phân tích các khoản mục chi tiết.

Nợ phải trả: Gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trong đó nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ. Theo bảng trên ta thấy nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn của công ty đều tăng nhanh qua các năm.

Nợ ngắn hạn: Cụ thể, năm 2018 nợ ngắn hạn của công ty có giá trị là 2,351,308 triệu đồng đến năm 2020 nợ phải trả tăng 590,109 triệu đồng tương

đương giá trị nợ phải ngắn hạn đạt 2,941,147. Do các khoản phải trả người bán ngắn hạn, người mua trả tiền trước ngắn hạn và phải trả ngắn hạn khác tăng lên so với các năm trước. Cũng như sự tăng lên của khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng cao từ năm 2018 nợ thuê tài chính ngắn hạn có giá trị 868,374 triệu đồng và đến năm 2020 chỉ tiêu này tăng lên 1,003,265 triệu đồng.

Nợ dài hạn: chỉ tiêu nợ dài hạn của LIG có giá trị tăng nhanh trong giai đoạn 2018-2020 tăng gấp 3 lần. Cụ thể năm 2018 nợ dài hạn của LIG có giá trị 521,771 triệu đồng và đến năm 2020 chỉ tiêu này tăng nhanh đạt giá trị 1,570,403 triệu đồng. Sự tăng cao trong phải trả người bán trong dài hạn , khoản người mua trả tiền trước dài hạn và phát sinh chi phí phải trả nội bộ về vốn kinh doanh. Trong cơ cấu nợ dài hạn của LIG vay và nợ thuê tài chính chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ. Do mở rộng đầu tư các dự án lớn như Nhà máy điện LIG Quảng Ngãi, các dự án công trình xây dựng,,, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn và nguồn của vốn đầu tư chủ yếu từ việc đi vay ngân hàng... làm tăng chi phí tài chính trong các năm gần đây.

Vốn chủ sở hữu: Chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn của LIG. Trong giai đoạn 2018-2020 ta thấy sự biến động tăng lên trong vốn đầu tư chủ sở hữu do phát hành thêm cổ phiếu tăng tỷ lệ vốn hóa.

2.3.1.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty.

Bảng 2.6. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng vốn của LIG giai đoạn 2018-2020

ROS ROE ROA

( Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán LIG năm 2019- 2020)

tình hình doanh thu lợi nhuân của công ty LIG. Trong năm 2018 chỉ tiêu này đạt giá trị 1,6% cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thuần sẽ thu được 1,6 đồng LNST. Trong năm 2019 chỉ tiêu này giảm 0,57% so với năm 2018 xuống còn 1,03% và đến năm 2020 chỉ tiêu này giảm xuống còn 0,47 %. Nó thể hiện trong năm 2020 khi thu được 100 đồng doanh thu sẽ thu được 0.47 đồng LNST. Vậy trong giai đoạn năm 2018-2020 hệ số LNST/DTT giảm 1,13 % so với năm 2018. Nguyên nhân của sự thay đổi này do sự giảm đi của lợi nhuận sau thuế của Công ty. Tuy trong giai đoạn 2018-2020 doanh thu thuần của công ty tăng đều qua các năm nhưng do sự tăng lên của các chi phí như chi phí nhân công, chi phí tài chính đã làm giảm lợi nhuận hàng của công ty.

 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu ( ROE) : qua bảng trên ta thấy

được tình hình hiệu quả sử dụng vốn Năm 2018 chỉ tiêu này đạt 3,78 %, năm 2019 chỉ tiêu này đạt 2,96% và đến năm 2020 chỉ tiêu này giảm xuống còn 0,75 %. Tổng kết, trong giai đoạn 2018-2020 hệ số LNST/VCSH giảm 3,03 %. Nguyên nguyên do kết quả lợi nhuận sau thuế của công ty trong giai đoạn 2018- 2020 liên tục giảm trong các năm. Cũng như tăng lên của VCSH trong đợt phát hành cố phiếu thêm gần đây là nguyên nhân trực tiếp giảm chỉ tiêu này.

 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ( ROA): Nhìn vào bảng số liệu trên ta

thấy được hiệu quả sử dụng tổng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh của LIG. Trong giai đoạn 2018-2020 chỉ tiêu này có chiều hướng giảm. Năm 2018 hệ số LNST/TTS của LIG đạt 0,74 % hay ta có thể hiểu cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra 7,4 đồng lợi nhuận, trong năm 2019 chỉ tiêu này giảm xuống 0,45% và đến năm 2020 chỉ tiêu này giảm 0,63% so với năm 2018 xuống còn 0,11%. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động đầu tư tăng cao vào các dự án mới của LIG trong các năm gần đây và do lợi nhuận sau thuế giảm.

Ta thấy, việc sử dụng vốn của công ty LIG năm 2020 đạt hiệu quả không cao, giảm nhiều so với năm 2018. Nguyên nhân, trong năm 2020 nền kinh tế

Việt Nam chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid gặp nhiều khó khăn, chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế Việt Nam nói riêng và suy thoái toàn cầu do dịch Covid nói chung. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thì LIG cần đề ra các biện pháp, đề ra các phương án khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý và sử dụng vốn để phát triển trong hoàn cảnh dịch bệnh vẫn còn đang tiếp diễn hiện nay.

2.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần LICOGI 13.

2.3.2.1. Phân tích tình hình biến động vốn cố định.

Vốn cố định là số vốn doanh nghiệp bỏ ra để hình thành nên tài sản cố định được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh vốn cố định thực hiện chu chuyển giá trị của nó . Sự chu chuyển này của vốn cố định chịu chi phối lớn của đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của tài sản cố định, Vốn cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ chu chuyển dần dần từng phần và giá trị của vốn cũng được thu hồi dần trong nhiều chu kỳ kinh doanh và chỉ hoàn thành chu chuyển khi giá trị TSCĐ đã hết thời hạn sử dụng.

Theo từng lĩnh vực khác nhau mà các doanh ngiệp sẽ có cơ cấu VCĐ và VLĐ khác nhau. Vốn cố định của doanh nghiệp có hình thái là tài sản cố định. Hằng năm, VCĐ của doanh nghiệp có thể tăng lên do ,tăng nhu cầu sử dụng TSCĐ với doanh nghiệp xây dựng VCĐ gồm máy móc thiết bị phục vụ thi công xây lắp, các công trình xây dựng cơ bản.. Việc tăng TSCĐ vào phục vụ sản xuất kinh doanh giúp công ty tăng năng lực sản xuất,kinh doanh, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Bảng 2.7. Cơ cấu vốn cố định của LIG giai đoạn 2018-2020.

( Đơn vị : triệu đồng)

TÀI SẢN DÀI HẠN

II. Tài sản cố định

III. Bất động sản đầu tư

IV. Tài sản dở dang dài hạn

V. Đầu tư tài chính dài hạn

VI. Tài sản dài hạn khác

VII. Lợi thế thương mại

TỔNG TÀI SẢN

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán LIG năm 2019- 2020)

Theo bảng trên ta thấy cơ cấu tài sản của LIG trong đó TSDH chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn của công ty, và có cùng xu hướng tăng lên của TTS trong giai đoạn 2018-2020, VLĐ chiếm tỷ trọng lớn trên tổng nguồn vốn của công ty.

TSCĐ của công ty hàng năm đều tăng, trong đó gồm nhà cửa, vật chất máy móc thiết bị phục vụ thi công xây lắp cơ bản mới hoàn thành đưa vào sử dụng. Việc tăng tài sản cố định nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh giúp công ty tăng năng lực về sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh.

Tỷ trọng chủ yếu vào phương tiện vận tải và máy móc thiết bị tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu đầu tư hợp lý đối với lĩnh vực sản

xuất kinh doanh là xây dựng cơ sở hạ tầng của công ty. Trong năm, 2020 đầu tư máy móc thiết bị và nhà cửa vật chất ở mức độ đầu tư cao cụ thể năm 2020 nhà cửa vật chất của công ty có giá trị 103,748 triệu đồng và máy móc thiết bị có giá trị 923,254 triệu đồng.

Năm giai đoạn 2018-2020 TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng TSDH của công ty. Cụ thể năm 2018, TSCĐ là 227,983 triệu đồng tương đương chiếm 23% cơ cấu TSDH của công ty. Đến năm 2019, TSCĐ của công ty tăng lên đến 1,202,060 triệu đồng( chiếm 61%) cơ cấu TSDH tăng 974,077 triệu đồng so với năm 2018 tương đương tăng 5,27 lần so với năm 2018. Năm 2020, chỉ tiêu trên tăng đạt 1,160,400 triệu đồng giảm 41,660 triệu so với năm 2019. Nhìn chung trong giai đoạn 2018-2020 TSCĐ của LIG tăng nhanh. Nguyên nhân là do công ty đầu tư nhiều vào máy móc thiết bị, các công trình xây dựng cơ bản mới được đưa vào sử dụng. TSDH trong 3 năm có sự biến động. Giai đoạn 2018- 2020 TSDH tăng 1,161,310 triệu đồng. Do tổng tài sản của công tăng lên làm tăng lên của TSDH, Công ty tiến hành mua thêm máy móc, thiết bị để nâng cấp máy móc thiết bị đã lỗi thời, có hiệu quả kém. Tài sản của Công ty chủ yếu là tài sản cố định, trong đó hữu hình là chủ yếu vì đặc thù kinh doanh của công ty là xây dựng, bất động sản, khai thác... nên giá trị TS dài hạn của công ty chịu ảnh hưởng nhiều bởi giá trị của các công trình, máy móc và việc khấu hao tài sản hàng năm sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của LIG.

Năm 2018, đầu tư tài chính dài hạn có giá trị 164,095 triệu đồng chiếm 17% cơ cấu TSDH của LIG, năm 2019 chỉ tiêu này tăng lên 211,512 triệu đồng tăng 41,417 triệu đồng so với năm 2018 tuy nhiên xét trên tỷ trọng TSDH của từng năm thì năm 2019 đầu tư tài chính giảm 6% tỷ trọng trong cơ cấu TSDH của LIG. Năm 2020 đầu tư tài chính dài hạn tăng lên 317,512 chiếm 15% cơ cấu TSDH của LIG. So với năm 2018 chỉ tiêu này tăng 153,417 triệu đồng chủ yếu do tăng khoản đầu tư vốn góp vào các đơn vị khác tăng từ 164,095 triệu đồng năm 2018 lên 317,512 triệu đồng. LIG trong các năm qua hoạt động đầu

tư tài chính dài hạn chủ yếu đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác. Công ty nên đẩy mạnh đầu tư tài chính bao gồm đầu tư trái phiếu và đầu tư tài chính vào các công ty con liên kết. Việc không tập chung vào đầu tư tài chính sẽ giúp công ty tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh tuy nhiên Công ty sẽ mất lợi nhuận từ việc đầu tư tài chính dài hạn

Trong năm 2019 và năm 2020 có ghi nhận thêm khoản đầu tư vào bất động sản đầu tư cụ thể năm 2019 chỉ tiêu trên có giá trị 30,659 triệu đồng và tăng lên 102,662 triệu đồng tăng 72,003 triệu đồng so với năm 2019. Nguyên nhân do tăng giá đất của bất động sản đầu tư.

2.3.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần LICOGI 13.

Để xem xét hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty, ta xem xét một số chỉ tiêu thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.8. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định của LIG giai đoạn 2018-2020 Hiệu suất sử dụng VCĐ% Hiệu suất sử dụng TSCĐ% Hàm lượng VCĐ%

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán 2019-2020 LIG)

Hiệu suất sử dụng VCĐ và hàm lượng VCĐ: Năm 2018 chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ của LIG đạt 203,8 %, có nghĩa là với 100 đồng VCĐ công ty đưa vào sản xuât sẽ tạo ra 203,8 đồng doanh thu thuần. Năm 2019 chỉ tiêu này đạt 119,4% giảm 41 % so với năm 2018. Năm 2020 chỉ tiêu trên đạt 119%

tương đương giảm 62% so với năm 2018. Nguyên nhân chủ yếu ở đây do trong năm 2019 và năm 2020 do tăng TSCĐ của doanh nghiệp làm giảm chỉ tiêu trên.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2019 tăng so với năm 2018,Cụ thể năm 2018 chỉ tiêu trên đạt giá trị 387,1 % , năm 2019 chỉ tiêu giảm 148,9%. Nguyên nhân do giảm giá trị TSCĐ do khấu hao tài sản. Năm 2020, chỉ tiêu này đạt giá trị 151,8%. Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ tạo ra 158 đồng doanh thu thuần năm 2020. So với năm 2019 chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng 2% . Do trong

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần LICOGI 13 (Trang 48 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w