Phân tích tình hình của tài sản nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần FPT năm 2018 2020 (Trang 34 - 44)

Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán CTCP FPT năm 2018-2020

Đơn vị: Tỷ đồng

TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN

I. Tiền và các khoản tương đương tiền II. Đầu tư tài chính ngắn hạn

III. Các khoản phải thu ngắn hạn IV. Hàng tồn kho

V. Tài sản ngắn hạn khác

I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định

III. Bất động sản đầu tư IV. Tài sản dở dang dài hạn V. Đầu tư tài chính dài hạn VI. Tài sản dài hạn khác VII. Lợi thế thương mại

TỔNG TÀI SẢN NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ I.Nợ ngắn hạn II.Nợ dài hạn B. VỐN CHỦ SỞ HỮU I. Vốn chủ sở hữu

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác

TỔNG NGUỒN VỐN

2.2.1.1. Tình hình sử dụng tài sản

Phân tích biến động các khoản mục tài sản nhằm phân tích tìm hiểu được sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của tài sản qua các thời kỳ nhưu thế nào? Sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay tiêu cực trong quá trình hoạt động kinh doanh có thuchs hợp với việc nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lược, kế hoajhc sản xuất của doanh nghiệp hay không?

Để tìm hiểu rõ hơn vê tình hình tài sản của Công ty Cổ phần FPT, ta đi phân tích từng khoản mục trong Tài sản:

Bảng 2.3: Bảng sử dụng Tài sản của CTCP FPT từ năm 2018-2020 Đơn vị : Tỷ đồng 2018 Chỉ tiêu TÀI SẢN NGẮN HẠN

I. Tiền và các khoản tương đương tiền II. Đầu tư tài chính ngắn hạn

III. Các khoản phải thu ngắn hạn IV. Hàng tồn kho

V. Tài sản ngắn hạn khác

B. TÀI SẢN DÀI HẠN

I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định

III. Bất động sản đầu tư IV. Tài sản dở dang dài hạn V. Đầu tư tài chính dài hạn VI. Tài sản dài hạn khác

( Nguồn: Tính toán dựa trên báo cáo tài chính của CTCP FPT

Tổng tài của công ty có xu hướng tăng nhẹ năm 2018 là 29,757 tỷ đồng đến năm 2019 là 33,394 tỷ đồng (tăng 12%), năm 2020 là 41,734 tỷ đồng tăng 25% so với năm 2019. Nguyên nhân đẫn đến tình trạng này là do:

Tài sản ngắn hạn:

Ta thấy tài sản ngắn hạn năm 2018 so với 2019 không có sự thay đổi nhiều tăng 3%. Có xu hướng tăng mạnh từ 18,979 tỷ đồng năm 2019 lên 25,612 tỷ đồng năm 2020 tăng 35% và chiếm tỷ trọng 61% trong tổng tài sản.

Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2019 là 3,453 tỷ đồng giảm 12% so với năm 2018. Đến năm 2020 có sự điều chỉnh mạnh tăng lên 4,686 tỷ đồng tăng 36% so với năm 2019. Có thể thấy lượng tiền mặt của Công ty đã tăng lên. Đây có thể coi là một tín hiệu tốt cho thấy Công ty đang hoạt động kinh doanh tốt. Công ty có 1 khoản tiền mặt để thanh toán các lãi vay, các chi phí, có thể kịp xử lý trong một số tình huống khẩn cấp.

Đầu tư tài chính ngắn hạn: Đầu tư tài chính ngắn hạn có tốc độ tăng trưởng mạnh. Năm 2018 đến 2019 tăng từ 5,568 tỷ đồng lên 6,709 tỷ đồng( tăng 20%), đến năm 2020 đạt 12,436 tỷ đồng tăng 85% so với năm 2019. Khoản đầu tưu tài chính ngắn hạn này tăng là do FPT đẩy mạnh đầu tư vào các Công ty con, Công ty liên kết và đầu tư chứng khoán kinh doanh.

Các khoản phải thu ngắn hạn: Các khoản này có biến động nhẹ. Năm 2018 tăng nhẹ 2% so với 2019, nhưng đến 2020 khoản này đã giảm được 4% so với năm 2019. Khoản phải thu này cũng chiếm khoảng 15-22% tổng tài sản. Điều này cho thấy FPT cũng đã có những chính sách quản lý nợ phù hợp để không bị chiếm dụng về vốn.

Hàng tồn kho: Lượng hàng tồn kho chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ 5% so với tổng tài sản. Năm 2018 đến năm 2019 lượng hàng tồn kho đã giảm 4%, đến năm 2020 thì tăng nhẹ 0,46%. Do FPT là doanh nghiệp kinh doanh sản xuất chủ yếu là về CNTT, viễn thông vì thế FPT đã đã có những kế hoạch sản xuất phù hợp để không cần phải dự trữ hàng tồn kho nhiều. Nhờ vậy doanh nghiệp không

những tiết kiệm được các chi phí mà còn nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Tài sản ngắn hạn khác: Chỉ chiếm từ 2%-4% tổng tài sản và Có xu hướng giảm nhẹ. Năm 2018 là 1,144 tỷ đồng đến năm 2019 là 996 tỷ đồng giảm 13%, năm 2020 là 934 tỷ đồng giảm 6%.

Tài sản dài hạn:

Qua bảng phân tích ta thấy tài sản dài hạn tăng đều qua 3 năm. Cụ thể, năm 2018 là 11,351 tỷ đồng tăng lên 14,415 triệu đồng vào năm 2019 (tăng 27).Năm 2020 tài sản dài hạn là 16,122 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2019.

Các khoản phải thu dài hạn: Khoản này tỷ trọng chỉ chiếm 1% tổng tài sản, có tốc độ tăng lên khá mạnh. Năm 2019 là 262 tỷ đồng tăng 139% so với năm 2018 là 109 tỷ đồng, năm 2020 la 243 tỷ đồng giảm nhẹ 7% so vơi 2019. Mặc dù khoản phải thu dài hạn tăng khá mạnh năm 2019 nhưng chiếm tỷ lệ khá nhỏ so với tổng tài sản, FPT đã áp dụng các chính sách để kích thích tiêu thụ sản phẩm. Nhưng điều này cũng đang làm cho Công ty bị chiếm dụng về vốn do vậy FPT cần xây dựng và vận dụng chính sách chiết khấu thanh toán hợp lý, linh hoạt.

Tài sản cố định: Có xu hướng tăng đều qua 3 năm. Năm 2018 là 6,514 tỷ đồng năm 2019 là 7,492 tỷ đồng tăng 15% năm 2020 là 8,318 tỷ đồng tăng 11% so với 2019. Tài sản cố định là yếu tố chủ yếu thể hiện năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng tài sản cố định có ý nghĩa đến việc tăng năng suất lao động, tăng chất lượng kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tài sản dở dang dài hạn: Năm 2018 tài sản dở dang dài hạn tăng 40% so với năm 2019, đến năm 2020 thì tiếp tục tăng mạnh 44% so với năm 2019. Điều này cho thấy số vốn bị ứ đọng liên quan đến sản xuất và xây dựng cơ bản của doanh nghiệp. Để đảm bảo giảm thiểu rủi ro của dịch bệnh Covid-19, FPT đã nhanh chóng triển khai cắt giảm, tạm hoãn các khoản đầu tư không đem lại lợi nhuận trong thời gian này.

Đầu tư tài chính dài hạn: có xu hướng tăng nhẹ từ năm 2018 tăng 13% so với năm 2019, năm 2020 tăng 3% so với năm 2019.

Tài sản dài hạn khác: năm 2018 là 1,024 tỷ đồng đến năm 2019 tăng lên 2,287 tỷ đồng tăng 123%, năm 2020 là 2,407 tỷ đồng tăng 5%. Đây là các chi phí trả trước dài hạn, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang và ký cược, ký quỹ dài hạn,… ( Đơn vị: Tỷ đồng) 45,000 40,000 35,000 30,000 25,000 20,000 15,000 10,000 5,000 0

Hình 2.4: Sự biến động về Tổng tài sản từ năm 2018-2020

2.2.1.1. Tình hình sử dụng nguồn vốn

Một cơ cấu tài sản hợp lý thể hiện sự phân bố hợp lý giữa TSNH và TSDH tuy nhiên nếu tài sản của công ty được đầu tư từ những nguồn chưa hợp lý cũng không thể mang lại kết quả kinh doanh tốt được. Phân tích cơ cấu nguồn vốn sẽ cho ta thấy khả năng và mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp như thế nào cũng như những khó khăn mà công ty đang gặp phải.

Bảng 2.4: Bảng tình hình sử dụng nguồn vốn của CTCP FPT Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu A. NỢ PHẢI TRẢ I.Nợ ngắn hạn II.Nợ dài hạn B. VỐN CHỦ SỞ HỮU I. Vốn chủ sở hữu

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác NGUỒN VỐN

Tổng nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng nhẹ năm 2018 là 29,757 tỷ đồng đến năm 2019 là 33,394 tỷ đồng (tăng 12%), năm 2020 là 41,734 tỷ đồng tăng 25% so với năm 2019 cho thấy rằng Công ty tăng cường huy động vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh.

Nợ phải trả:

Theo bảng, ta thấy nợ phải trả tăng nhẹ từ năm 2018 là 14,982 tỷ đồng, 2019 là 16,595 tỷ đồng tăng 11%, đến năm 2020 là 23,129 tỷ đồng tăng 39% ( chiếm tỷ trọng 55% trong tổng nguồn vốn) so với năm 2019. Nợ phải trả tăng đồng nghĩa với hệ số nợ tăng ( hệ số nợ = nợ phải trả/ tổng tài sản), năm 2020 tỷ lệ này là 0,55 cho thấy mức vay nợ này của công ty trong vùng an toàn có thể trả nợ được. Trong đó nợ ngắn hạn tăng đều, năm 2019 tăng 11% so với năm 2018, năm 2020 tăng 45% so với năm 2019. Đó là những khoản thanh toán không qua

12 tháng hoặc dưới một chu kì sản xuất, kinh doanh thông thường.

Nợ dài hạn có tỷ trọng không ổn định, năm 2018 là 531 tỷ đồng do nợ dài hạn chủ yếu để đầu tư xây dựng cơ bản tại lĩnh vực Dịch vụ viễn thông và mảng xuất khẩu phần mềm nhờ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tốt nên số dư vay nợ dài hạn đến năm 2019 giảm xuống là 493 tỷ đồng (giảm 7%), nhưng đến năm 2020 thì tăng mạnh lên 764 tỷ đồng (tăng 55%).

Vốn chủ sở hữu:

Cơ cấu vốn chủ sở hữu và vốn vay của FPT đang ở mức xấp xỉ 50-50. Vốn chủ sở hữu có tỷ trọng tăng đều bằng việc phát hành cổ phiếu cho cán bộ, nhân viên. Cụ thể, tăng từ 14,772 tỷ đồng năm 2018 lên 16,799 tỷ đồng năm 2019 (tăng 14%) và 18,606 tỷ đồng năm 2020 ( tăng 11%). FPT đang duy trì cấu trúc vốn với tổng nợ chiếm đến 55% tổng nguồn vốn.Mặc dù tỷ lệ nợ trên 50% sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng vay và trả nợ của FPT, nhưng với một tạp đoàn bán lẻ lớn như vậy, cấu trúc nợ cũng không thay đổi quá nhiều qua các năm thì đây có thể vẫn là cấu trúc vốn tối ưu của Doanh nghiệp.

Đơn vị: Tỷ đồng 45,000 40,000 35,000 30,000 25,000 20,000 15,000 10,000 5,000 0 Năm 2018 Hình 2.5: Sự biến đồng về nguồn vốn từ 2018-2020

Nhìn chung Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Công ty có xu hướng tăng nhẹ, năm 2019 tăng 12% so với năm 2018, năm 2020 tăng 25% so với năm 2019. Với kế hoạch mở rộng phát triển kinh doanh thì việc FPT tăng nguồn vốn là điều rất cần thiết. Tài sản và nguồn vốn có quan hệ vô cùng mật thiết với nhau. Mỗi loại tài sản đều được hình thành từ một hoặc một số loại nguồn vốn.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần FPT năm 2018 2020 (Trang 34 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w