Chiến lược phát triển của CTCP FPT

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần FPT năm 2018 2020 (Trang 75)

Chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2023: Chú trọng vào lợi nhuận, năng suất và đổi mới hướng tới mục tiêu lớn dài hạn đó là trở thành doanh nghiệp số và đứng trong top 50 Công ty hàng đầu thế giới về cung cấp dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số toàn diện vào năm 2023. Để đạt được mục tiêu này, FPT xây dựng chương trình hành động toàn diện cả 3 khía cạnh kinh doanh, công nghệ và con người.

Về kinh doanh: Với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, Tập đoàn tập trung mở rộng, thúc ẩy cung cấp dịch vụ, giải pháp chuyển ổi số toàn diện từ khâu tư vấn đến triển khai. Trong đó, tập trung vào cung cấp các nền tảng, giải pháp công nghệ mới như RPA, Lowcode, AI, Blockchain… và các dịch vụ chuyển đổi, quản trị vận hành hạ tầng CNTT điện toán ám mây. Với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, FPT tiếp tục phát triển mở rộng nhóm các giải pháp Made by FPT hướng tới một nền tảng quản trị duy nhất tất cả trong một và có khả năng kết nối mở rộng với các giải pháp, dịch vụ của bên thứ 3 nhằm tối

ưu vận hành. Với khách hàng cá nhân, FPT mong muốn đem đến những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất dựa trên các giải pháp và nền tảng quản trị mới.

Về Công nghệ, FPT sẽ tập trung phát triển công nghệ theo hai hướng là phát triển các nền tảng, công nghệ lõi và gia tăng trải nghiệm khách hàng, hiệu quả vận hành dựa trên công nghệ. Trong đó, Tập đoàn sẽ tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển chuyên sâu các giải pháp dựa trên công nghệ Blockchain, Lowcode, AI, Cloud cùng với các Nền tảng dữ liệu (Người dùng/Khách hàng/Dữ liệu nội bộ) đem lại các giải pháp kinh doanh hiệu quả, đáng tin cậy cho các tổ chức/tập đoàn lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ và những trải nghiệm đột phá cho khách hàng cá nhân.

Về con người, FPT tập trung vào 6 chương trình trọng điểm gồm: OKRs, chuyển đổi số, chương trình khoán, nâng cao hiệu quả các ngành dọc quản trị, tuân thủ- kỷ luật và luân chuyển. Tạo môi trường , văn hóa thúc đẩy các sáng kiến số nhằm đẩy đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong nội bộ tập đoàn theo phương phấp luận FPT Digital Kaizen.

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần FPT

Đối với sản phẩm:

- Nâng cao chất lượng sản phẩm: Là một trong những yếu tố hàng đầu cần được quan tâm khi công ty tiến hành sản xuất và cung cấp sản phẩm của doanh nghiệp mình, đặc biệt trong thị trường cạnh tranh cao như hiện tại. FPT phải không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, sản xuất ra những hàng hóa sao cho phục vụ được các yêu đa dạng của khách hàng. Những sản phẩm được sản xuất ra phải dựa vào kết quả nghiên cứu của thị trường sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm.

- Để đảm bảo yếu tố bền vững, ngay từ khâu đầu vào, FPT cần đánh giá và lựa chọn các nhà cung ứng tuân thủ đầy đủ yêu cầu pháp luật, có ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường và có đạo đức kinh doanh. Đồng thời, các nhà cung

chất lượng, khả năng sẵn sàng cung cấp và giao hàng, trách nhiệm xã hội và môi trường. đảm bảo mang lại lợi ích cao nhất cho chính FPT và nhà cung ứng. - Tăng cường công tác Maketing cho sản phẩm: Công tác marketing bao gồm các hoạt động về tính toán, phân tích khả năng tiêu thụ sản phẩm và tiếp thị sản phẩm. Cần nâng cao năng lực tư vấn sản phẩm cho khách hàng, để khách hàng có thể hiểu rõ và tiếp cận gần hơn với sản phẩm.

Đối với thị trường

- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường: giúp công ty nắm bắt được nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm. Năm bắt được xu hướng, nhu cầu của thị trường.

- Mở rộng thị trường: Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều các doanh nghiệp, công ty hoạt động trong lĩnh vực CNTT. Do đó sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vô cùng khốc liệt. Vì thế đòi hỏi FPT không ngừng nâng cao vị thế và thương hiệu của mình cả trong và ngoài nước. Ngày càng mở rộng thị trường kinh doanh đối với các khối ngành. Ví dụ như khối giáo dục cũng cần tăng cường hoạt động tại nhiều tỉnh thành mới, đáp ứng nhu cầu đào tạo CNTT tăng nhanh trên toàn quốc. Thị trường nước ngoài được xác định là thị trường chiến lược, giàu tiềm năng và cần tiếp tục khai thác để mở rộng thị trường kinh doanh vì thế FPT nên chớp lấy cơ hội, đẩy mạnh các chiến lược, cung cấp các sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài.

Đối với Công ty

- Về huy động vốn: Để tiến hành sản xuất kinh doanh tốt, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và vốn chuyên dùng khác.Trong nền kinh tế thị trường, cơ hội huy động vốn phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của các doanh nghiệp. CTCP FPT là một thương hiệu mạnh, có uy tín trong ngành Công nghệ, Viễn thông nên cơ hội huy động vốn của của Công ty là rất lớn. Để huy động được nguồn vốn tốt FPT nên: Ưu tiên khai thác tối đa tiềm năng vốn từ nội bộ doanh nghiệp; Đa dạng các hình thức huy động vốn; Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh và thực trạng vốn của

mình để lựa chọn hình thức huy động vốn thích hợp; Chỉ huy động vốn theo những hình thức được pháp luật cho phép. Hiện nay, FPT có thể huy động vốn từ các nguồn: Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp và nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp.

- Về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc trang thiết bị, phát huy tối đa công suất máy móc thiết bị: Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc đầu tư mua sắm tài sản cố định đúng hướng, đúng mục đích, sử dụng có hiệu quả vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn cố định nói riêng. Đồng thời, việc đầu tư đúng mục đích sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí nguyên vật liệu và chống được hao mòn vô hình do tiến bộ khoa học kỹ thuật gây ra, từ đó góp phần gia tăng uy tín cho sản phẩm và khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.

- Về tình hình nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ phải trả. Do

đó biện pháp đưa ra là Công ty cần có giải pháp chuyển một phần vay nợ ngắn hạn thành vay nợ trung và dài hạn, điều chỉnh lại nhịp độ tăng trưởng cho phù hợp

- Tăng cường giám sát, quản lý các khoản chi phí. Cần giảm thiểu các khoản chi phí không cần thiết. Tuy nhiên cắt giảm chi phí trong doanh nghiệp không đơn giản là việc” thắt lưng buộc bụng” mà trong thời kỳ khó khăn, hay tăng lợi nhuận trong ngắn hạn mà đó là xây dựng một chiến lược tổng thể cho sự phát triển bền vững, nâng cao năng lwujc cạnh tranh thật sự của doanh nghiệp. - Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực: Con người là một trong những nhân tố rất quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy nếu không quản lý tốt lao động, không chú trọng đến nhân tố con người thì hiệu quả sẽ bị ảnh hưởng. Do đó Công ty nên tăng cường đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ đặc biệt là đội ngũ cán bộ công nghệ nhằm nâng cao năng lực công nghệ mới, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh. Xây dựng FPT thành tổ chức học tập, phát triển lực lượng lao động có trình độ cao, tổ chức tốt nguồn

sách đãi ngộ, thu nhập tương xứng với kết quả công việc, giá trị đóng góp cho FPT; công bằng và minh bạch; cạnh tranh theo thị trường. Xây dựng môi trường làm việc tốt để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thu hút nguồn nhân lực. - Co hẹp lại các hoạt động đầu tư vào các lĩnh vực khác để tập trung phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư vào các ngành nghề kinh doanh chính. Khi kinh doanh quá nhiều ngành nghề sẽ dẫn đến không tập chung toàn lực để phát triển ngành nghề chính được, điều đó ảnh hưởng rất nhiều đối với công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Tiếp tục nghiên cứu triển khai sáng tạo ra các sản phẩm, dự án mới.

- Xây dựng, hoàn thiện các công tác quản trị rủi ro. Ví dụ như năm 2020, Covid-19 không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tất cả các công dân trên phạm vi toàn cầu mà còn tạo ra nhiều rủi ro tiềm ẩn cho hoạt động của doanh nghiệp cả về chiến lược kinh doanh đến quản trị, vận hành, tài chính, nhân sự. Do đó, để giảm thiểu tối đa những rủi ro và tác động do Covid-19, FPT nên chủ động, linh hoạt xây dựng các kịch bản ứng phó và dựa trên tình hình thực tế sẽ kích hoạt kịch bản tương ứng.

TỔNG KẾT CHƯƠNG 3

Dựa trên việc phân tích hoạt động kinh doanh Công Ty Cổ phần FPT, luận văn đã cung cấp thêm về định hướng, chiến lược của Công ty trong thời gian tới để đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh một cách bền vững và hiệu quả. Tuy nhiên để vận dụng các giải pháp hiệu quả ban lãnh đạo, nhất là các nhà quản trị phải có cái nhìn thực tế dựa vào yếu tố thị trường, tình hình kinh tế và hoạt động kinh doanh của Công ty. Ban lãnh đạo cần kết hợp với nhân viên để nắm bắt rõ nhất về tình hình của Công ty từ đó đưa ra những kế hoạch, chiến lược phù hợp với sự phát triển của Công ty.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu chung mà các doanh nghiệp đều hướng tới là tối đa hóa lợi nhuận. Khát vọng lợi nhuận sẽ tạo ra động lực nhằm thúc đẩy phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh là rất cần thiết đối với doanh nghiệp và phải được tiến hành thường xuyên. Phân tích kinh doanh giúp cho chủ doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc hơn về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Qua đó nhìn thấy được điểm mạnh, điểm yếu, hay tiềm lực chưa được khai thác, từ đó đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Qúa trình phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần FPT bên cạnh một số điểm tồn tại trong hoạt động phân tích thì nhìn chung Công ty hoạt động khá tốt. Do đó, để khắc phục những tồn tại đòi hỏi Công ty cần chú trọng hơn nữa đến việc hoàn thiện phân tích tình hình kinh doanh để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, do chưa có nhiều thông tin khi phân tích cũng như hạn chế về mặt trình độ, kinh nghiệm thực tế nên những đánh giá trong báo cáo này chưa được sát thực còn mang tính chủ quan, các giải pháp đưa ra chưa chắc đã tối ưu. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung từ phía quý Thầy Cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Đông, ban lãnh đạo và các anh chị trong Công ty Cổ phần chứng khoán Phú Hưng, các thầy cô khoa kinh tế đầu tư và Học Viện Chính sách và Phát triển đã tạo điều kiện và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em, giúp em có những trang bị tốt nhất để hoàn thành bài khóa luận.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Thị Vân Anh ( 2015)“ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH xuất nhập khẩu nông sản, thực phẩm Hà Nội”, Hà Nội

2. Nguyễn Tấn Bình (2004), “Phân tích hoạt động doanh nghiệp”, NXB Thống Kê.

3. Nguyễn Văn Minh ( 2018) “ Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Toàn Phượng”’ Hà Nội.

4. PGS.TS Nguyễn Năng Phúc (2013), “Phân tích báo cáo tài chính”, nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

5. Lê Thị Xuân, “Phân tích và sử dụng Báo cáo tài chính”, Học viện Ngân

hàng năm 2010.

6. Báo cáo thường niên của Công ty Cổ phần FPT năm 2018, 2019, 2020.

7. Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần FPT

8. Website: https://www.slideshare.net/trongthuy2/Chuyên đề phân tích doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada

9. Website: https://finance.vietstock.vn/fpt/tai-chinh.htm

10. Website:https://s.cafef.vn/bao-cao-tai-

chinh/FPT/IncSta/2021/0/0/0/bao- cao-tai-chinh-cong-ty-co-phan-fpt.chn

11. Công thức và ý nghĩa các chỉ tiêu tài chính.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần FPT năm 2018 2020 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w