Phân tích các chỉ số tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần FPT năm 2018 2020 (Trang 56)

2.2.3.1. Chỉ số về khả năng thanh toán

Tình hình và khả năng thanh toán phản ánh rõ nét chất lượng của công tác tài chính. Nếu hoạt động tài chính tốt thì doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn và ít bị chiếm dụng vốn. Nếu hoạt động tài chính kém sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản phải thu, phải trả dây dưa kéo dài làm mất tính chủ động trong sản xuất kinh doanh và có thể dẫn đến phá sản.

Để đánh giá chính xác cụ thể hơn cần tiến hành xem xét một số chỉ tiêu như: khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời, khả năng thanh toán lãi vay.

Bảng 2.8: Khả năng thanh toán của Công ty

CHỈ SỐ

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng thánh toán hiện thời

Hệ số này dùng để đánh giá khả năng thanh toán hiện thời các khoản nợ ngắn hạn của CTCP FPT. Chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa các giá trị TSNH(

các loại tài sản có thể chuyển thành tiền trong vòng 1 năm) và các khoản nợ ngắn hạn (các khoản nợ mà công ty phải thanh toán trong vòng một năm).

Trong 3 năm, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn có xu hướng giảm nhẹ. Năm 2018 hệ số này là 1,27 lần, nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì sẽ được đảm bảo bởi 1,27 đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2019 hệ số này giảm xuống 1,18 lần tương đương giảm 7,09% so với năm 2018. Nguyên nhân là do TSNH tăng 3%, nợ ngắn hạn tăng mạnh hơn là 11%. Năm 2020 là 1,15 lần giảm nhẹ 2,54% so với năm 2019 nguyên nhân do TSNH tăng 35%, nợ ngắn hạn tăng 39%. Mặc dù giảm nhưng hệ số thanh toán hiện thời của FPT đều lớn hơn 1 cho thấy công ty vẫn hoàn toàn thánh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng 1 chu kì kinh doanh.

Hệ số thanh toán nợ ngắn trong 3 năm đều lớn hơn 1, chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Đây là chỉ số đo lường mức thanh khoản của Công ty rõ ràng hơn khả năng thanh toán ngắn hạn. Chỉ số này đã loại trừ hàng tồn kho ra bởi vì chúng kém thanh khoản hơn vì phải mất thời gian và chi phí tiêu thụ mới có thể chuyển thàng tiền.

Năm 2018 hệ số khả năng thanh toán nhanh là 1,18 lần nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bằng 1,18 đồng tài sản ngắn hạn mà không bao gồm hàng tồn kho. Đến năm 2019 giảm xuống 1,10 lần tương đương giảm 6,78% so với 2018. Năm 2020 giảm xuống là 1,09 lần tương đương 0,91%. Nguyên nhân khiến cho hệ số này giảm xuống là do năm 2019 TSNH tăng 3,11%, nợ ngắn hạn tăng mạnh hơn là 11,43%, năm 2020 TSNH tăng 34,9%, nợ ngắn hạn tăng 38,89% mà hàng tồn kho chiếm tỷ trọng ít trong TSNH, năm 2019 chiếm 3,85%, năm 2020 chiếm 3,09%.Dẫn đến khả năng thanh toán nhanh giảm giống khả năng thanh toán hiện hành khi mà hàng tồn kho ảnh hưởng không quá nhiều đến khả năng thanh toán nhanh.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh trong 3 năm của công ty đều lớn hơn 1 một chút chứng tỏ doanh nghiệp vừa duy trì được khả năng thanh toán nhanh, không bị phụ thuộc nhiều vào hàng tồn kho vừa không bị mất cơ hội do khả năng thanh toán nợ mang lại.

Hệ số thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán tức thời cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Qua bảng số liệu ta thấy hệ số khả năng thanh toán tức thời năm 2018 là 0,27 lần, sang đến năm 2019 là 0,22 lần giảm 18,52%. Nguyên nhân của việc giảm này là do năm 2019 tiền và các khoản tương đương tiền giảm 12,03% và nợ ngắn hạn tăng 11,43% so với năm 2018. Năm 2020 là 0,21 lẩn giảm nhẹ 4,55% so với 2019 do tiền và các khoản tương đương tiền tăng 35,69% và nợ ngắn hạn cũng tăng 38,89%.

Có thể thấy khả năng thanh toán tức thời của công ty giai đoạn 2018-2020 đều thấp dưới 0,5 cho thấy khả năng thanh toán tức thời đang ở mức thấp. Lượng tiền mặt đang dự trữ không nhiều nên trong nhiều trường hợp sẽ mất khả năng thanh toán, công ty cần điều chỉnh lại tiền và các khoản tương đương tiền.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Lãi tiền vay là khoản chi phí vốn vay mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả đúng hạn cho chủ nợ. Một doanh nghiệp vay nợ nhiều nhưng kinh doanh không tốt, mức sinh lời của đồng vốn quá thấp hoặc bị thua lỗ thì khó có thể đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay đúng hạn.

Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả sử dụng vốn vay như thế nào, đưa lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả không và mức độ sẵn sang trả lãi vay của công ty ra sao. Năm 2018 hệ số khả năng thanh toán lãi vay của công ty là 17,18 lần, nghĩa là lợi nhuận của công ty đã đủ bù đắp khoản lãi vay phải trả, 1 đồng lãi vay được đảm bảo bằng 17,18 đồng lợi nhuận trước thuế. Đến năm 2019 giảm nhẹ là 14 lần tương đương giảm 19%, nguyên nhân là do

2018. Năm 2020 hệ số tăng nhẹ lên 14,66 lần tương đương tăng 5% nguyên nhân do lợi nhuận trước thuế và lãi vay đều tăng nhẹ lần lượt là 12,84% và 7,34%. Nhìn chung hệ số khả năng thanh toán lãi vay của công ty đều rất cao cho thấy lợi nhuận trước thuế của công ty có khả năng thanh toán lãi vay, hoạt động kinh doanh có lãi, công ty sử dụng vốn vay có hiệu quả.

2.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính

Các chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng vay nợ của doanh nghiệp. Chúng được dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp. Nguồn gốc và sự cấu thành hai loại vốn này xác định khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp ở một mức độ đáng chú ý.

Bảng 2.9: Các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính

Chỉ tiêu

Hệ số nợ

Hệ số vốn CSH

( Nguồn: Số liệu tính từ báo cáo tài chính) Ta thấy hệ số nợ của công ty trong giai đoạn 2018-2020 có nhiều biến động, giảm năm 2019 và tăng năm 2020. Năm 2019 hệ số nợ của công ty là 0,5 lần giảm 0,01 lần so với năm 2018, nguyên nhân là do nợ phải trả tăng 10,76%, trong khi đó các khoản phải thu dài hạn tăng mạnh 139,08% làm cho hệ số nợ của công ty giảm đi. Năm 2020 hệ số nợ là 0,55 lần tăng 0,05 lần tương đương 10% so với năm 2019, nguyên nhân là do tổng nợ tăng 39,37% trong khi tổng tài sản tăng 24,97%.

Theo lý thuyết thì chỉ số này nằm khoảng từ 0 đến 1 nhưng thực tế nó giao động quanh 0,5. Nếu chỉ số này càng cao, chủ nợ sẽ rất chặt chẽ khi quyết định cho vay thêm, mặt khác về phía con nợ nếu vay nhiều quá sẽ ảnh hưởng đến quyền kiểm soát đồng thời sẽ bị chia phần lợi quá nhiều cho vốn vay( trong thời

kì kinh doanh tốt đẹp) và rất dễ phá sản( trong thời kỳ kinh doanh khốn đốn). Qua kết quả tính trên ta thấy giá trị của công ty chỉ giao động trong khoảng 0,5 cho thấy công ty đang duy trì mức vay ổn định và có khả năng trả nợ.

Hệ số vốn chủ sở hữu

Hệ số vốn chủ sở hữu hay còn gọi là tỷ suất tự tài trợ. Năm 2018 tỷ suất tự tài trợ của Công ty là 1,01 lần, năm 2019 hệ số là 1,00 lần giảm 1% . Sang đến năm 2020 tăng lên 1,24 lần tương ứng 24% so với năm 2019. Năm 2018, 2019 cứ 100 đồng vốn doanh nghiệp sử dụng thì có 101 và 100 đồng vốn chủ. Năm 2020 tăng lên cứ 100 đồng vốn doanh nghiệp sử dụng thì có 124 đồng vốn chủ.

Trong 3 năm hệ số vốn chủ sở hữu của công ty cao chứng tỏ công ty có vốn tự có cao, mức độ tự tài trợ của công ty với vốn kinh doanh của mình tốt, không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn bên ngoài.

2.2.3.3. Các chỉ số về hiệu quả hoạt động

Bảng 2.10: Các chỉ số về hiệu quả hoạt động

Chỉ tiêu

Số vòng quay tồn kho

Thời gian luân chuyển kho TB Số vòng quay phải thu khách hàng Thời gian thu trung bình

Vòng quay hàng tồn kho

Là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể thấy vòng quay hàng tồn kho của Công ty có xu hướng tăng qua 3 năm. Năm 2019 số vòng quay hàng tồn kho của công ty tăng 2,65% so với năm 2018, từ 11,3 vòng/ năm tăng lên 11,6 vòng/năm, số ngày tồn kho giảm tương ứng từ 32 ngày xuống 31 ngày. Cho thấy việc luân chuyển hàng tồn kho của công ty có dấu hiệu tích cực. Đến năm 2020 vòng quay hàng tồn kho giảm 14,66%, tương ứng với số ngày tồn kho giảm từ 31 ngày xuống còn 27 ngày. Qua bảng số liệu ta thấy hệ số tăng qua các năm cho thấy tốc độ quay của hàng hóa trong khoa là nhanh, đồng nghĩa với việc vốn được sử dụng hiệu quả, thể hiện doanh nghiệp bán hàng nhanh, tốc độ tiêu thụ sản phẩm tốt, hàng hóa không bị ứ đọng.

Vòng quay các khoản phải thu

Giai đoạn năm 2018-2020 số vòng quay phải thu khách hàng tăng qua từng năm. Năm 2018 là 4,6 vòng/năm đến năm 2019 là 4,8 vòng/ năm tăng 0,5%, tương ứng số vòng quay phải thu khách hàng từ 78 ngày giảm xuống 75 ngày. Năm 2020 số vòng quay phải thu khách hàng tăng 10,42% so với năm 2019, tương ứng thời gian phải thu nợ giảm từ 75 ngày xuống còn 68 ngày. Nguyên nhân là do tốc độ của doanh thu thuần qua các năm đều tăng, trong khi đó tốc độ của khoản phải thu khách hàng tăng không nhiều. Đồng nghĩa Doanh ngiệp đã giảm bớt việc bị chiếm dụng vốn, tốc độ thu hồi nợ đã tăng, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp doanh nghiệp nâng cao nguồn tiền mặt, rút ngắn thời gian cho khách hàng chiếm dụng vốn, làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của công ty

Vòng quay tài sản cố định

Vòng quay tài sản cố định năm 2018 là 3,95 vòng đến năm 2019 tăng là 3,96 vòng tương ứng tăng lên 0,2%. Điều này cho thấy 1 đồng TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 3,95 đồng doanh thu. Năm 2020

7,36%, tổng tài sản cố định tăng mạnh hơn là 11,02%. Vòng quay tài sản cố định của công ty giảm chứng tỏ tình hình hoạt động của công ty đã tạo ra doanh thu thấp hơn so với vốn cố định hay nói cách khác hiệu suất sử dụng vốn cố định của Công ty không cao.

Vòng quay tổng tài sản

Năm 2018 vòng quay tổng tài sản là 0,78 vòng có nghĩa là với mỗi một đồng tài sản thì tạo ra 0,78 đồng doanh thu thuần. Năm 2019 tăng lên là 0,83 vòng tăng 6,4%, có nghĩa là với mỗi đồng tài sản thì tạo ra 0,83 đồng doanh thu thuần. Nhưng đến năm 2020 thì lại giảm xuống là 0,71 đồng, nguyên nhân giảm là do doanh thu thuần tăng 7,63%, tổng tài sản tăng mạnh hơn 24,97%. Vòng quay tổng tài sản của công ty qua 3 năm đều thấp hơn vòng quay tổng tài sản trung bình ngành là 0,95. Điều đó cho thấy khả năng quản lý tài sản của công ty chưa được tốt lắm, Công ty cần có các biện pháp để cải thiện trong thời gian tới.

Thông qua phân tích chỉ tiêu về hiệu suất hoạt động có thể thấy khả năng quản lý tài sản của công ty chưa thực sự hiệu quả. Vòng quay hàng tồn kho và vòng quay phải thu khách hàng có tăng lên thể hiện doanh nghiệp không bị ứ đọng nhiều hàng và không bị chiếm dụng về vốn nhiều. Tuy nhiên Công ty vẫn cần phải luôn luôn cải thiện các chỉ số hoạt động, tìm kiếm nhiều khách hàng hơn nữa, tăng cường đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận, tạo cơ sở vững chắc cho công ty thực hiện các kế hoạch, chính sách mở rộng thi trường.

2.2.3.4. Tỷ số về khả năng sinh lời

Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận càng cao, doanh nghiệp càng tự khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình trong nền kinh tế thị trường. Nhưng nếu chỉ thông qua số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong thời kỳ cao hay thấp để đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh là tốt hay xấu thì có thể đưa chúng ta tới những kết luận sai lầm. Bởi lẽ số lợi nhuận này không tương xứng với lượng chi phí đã bỏ ra, với khối lượng tài sản mà doanh nghiệp đã sử dụng. Để khắc phục nhược điểm này, các nhà

phân tích thường bổ sung thêm những chỉ tiêu tương đối bằng cách đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu đạt được trong kỳ với tổng số vốn mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh. Phân tích mức độ sinh lời của hoạt động kinh doanh được thực hiện thông qua tính và phân tích các chỉ tiêu ROS, ROA, ROE.

Bảng 2.11: Các chỉ số về khả năng sinh lời Chỉ tiêu

ROS ROA ROE

( Nguồn: số liệu tính từ báo cáo tài chính)

Hình 2.9: Các chỉ số về khả năng sinh lời

này tăng lên là 14,11%,( tăng 1.3%). Nguyên nhân tăng là do lợi nhuận sau thuế tăng 21%, doanh thu thuần tăng 19%. Năm 2020 tỷ suất sinh lời là 14,83%, tức

là cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra được 14,83 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 5,08% so với năm 2019. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng 8%, lợi nhuận sau thuế tăng 13%. Chỉ tiêu này tăng đều qua 3 năm chứng tỏ tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu dẫn đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp lớn.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA

Tỷ suất sinh lười trên tổng tài sản của Công ty qua 3 năm có xu hướng biến động. Năm 2018 chỉ số này là 10,87%, tức là cứ 100 đồng tài sản đầu tư thu được 10,87 đồng lợi nhuận. Năm 2019 chỉ tiêu này tăng là 11,71% tăng lên so với năm 2018 tăng 7,78%, đây là dấu hiệu tốt cho thấy tình hình kinh doanh của công ty đang phát triển theo chiều hướng tốt. Năm 2020 chỉ số này giảm xuống còn 10,6%, tức là cứ 100 đồng tài sản đầu tư thu được 10,6 đồng lợi nhuận, chỉ số này giảm 9,51% so với năm 2019. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế tăng 13%, trong khi tổng tài sản tăng lên 25%, nguyên nhân còn do gia tăng vay nợ . So với chỉ số ROA trung bình ngành công nghệ thông tin hiện nay là 8% thì ta có thể thấy rằng tỷ suất sinh lười trên tổng tài sản của CTCP FPT cũng đang ở mức cao, khả năng sinh lời lớn, Công ty sử dụng vốn có hiệu quả.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE

Nó phản ánh khả năng sinh lười của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biêt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tưu vào doanh nghiệp. Tăng mức doanh lời vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp. Chỉ tiêu này của Công ty có xu hướng tăng, năm 2018 là 21,89%, tức là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra để kinh doanh thì thu được 21,89 đồng lợi nhuận. Năm 2019 chỉ số này tăng lên 23,28%, tương đương

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần FPT năm 2018 2020 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w