Thực trạng tình hình tài chính của Công ty trong năm2018-2020

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH BIZ nội thất (Trang 40 - 68)

2.2.1. Phân tích tình hình tài sản- nguồn vốn

2.2.1.1. Quy mô nguồn vốn

Nguồn: phòng kế toán( 2021)

Tình hình nguồn vốn của Công ty BIZ nội thất đã có xu hướng tăng trong giai đoạn 2018 – 2020. Năm 2019 tổng nguồn vốn của doanh nghiệp đạt 16.196,093 triệu đồng tăng thêm 31,4% so với năm 2018, tiếp tục tăng thêm vào năm 2020 khi tổng nguồn vốn của doanh nghiệp là 17.039,001 triệu đồng, tương ứng đã tăng thêm 5,2% so với năm 2019. Tổng nguồn vốn tăng lên đồng nghĩa với sự biến đổi của các khoản mục nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

Cụ thể trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp: khoản NPT chiếm 26% ( 4.130,277 triệu đồng) vào năm 2019 tăng 3% so với năm 2018, đến năm 2020 NPT chiếm 23%(3.849,278 triệu đồng) giảm nhẹ so với năm 2019,do giảm phải trả người bán ngắn hạn và nợ dài hạn. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trong tổng nguồn vốn năm 2019 chiếm 74%( 12.065,816 triệu đồng) giảm 3% so vs năm 2018, nhưng đã tăng thêm 3% vào năm 2020 cụ thể là 13.189,723 triệu đồng do chủ sở hữu góp thêm vốn.

2.2.1.2. Quy mô tài sản

Hình 2.3: Biểu đồ quy mô tài sản

(Đơn vị: triệu đồng) 18000 16000 14000 12000 10000 3982,469 4014,698 3229,818 Tài sản dài hạn 8000 6000 4000 2000 0 Tài sản ngắn hạn 12181,395 13056,532 9060,916 2018 2019 2020 Nguồn: phòng kế toán( 2021)

Qua biểu đồ quy mô tài sản của Công ty BIZ nội thất có thể thấy tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, có xu hướng tăng trong giai đoạn 2018 – 2020. Vì tỷ trọng các chỉ tiêu tăng lớn hơn tỷ trọng các chỉ tiêu giảm nên tổng tài sản có xu hướng tăng.

Cụ thể Tài sản ngắn hạn chiếm 75% trong tổng tài sản vào năm 2019 và tăng nhẹ 1% so với năm 2018 và đến năm 2020 tài sản ngắn hạn tăng 2% đạt 13056,52 triệu đồng.

Tỷ trọng tài sản dài hạn trong năm 2019 đạt 4014,698 triệu đồng trong tổng tài sản tương ứng với 25%, và giảm 1% so với năm 2018 và đến năm 2020 tài sản dài hạn tăng 2% đạti 3982,469 triệu đồng.

2.2.1.3. Tình hình tài sản- nguồn vốn

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của Công ty theo hai cách: tài sản và nguồn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo. Bảng cân đối kế toán là một bảng tổng quát nhất về tài chính của Công ty tại một thời điểm, bảng cân đối kế toán được lập theo một nguyên tắc cân đối: tổng tài sản = tổng nguồn vốn. Vì vậy việc xem xét bảng cân đối kế toán sẽ giúp ta đánh giá chung tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty nhằm đánh giá kết quả và trạng thái tài chính của Công ty cũng như dự tính được những rủi ro và tiềm năng tài chính trong tương lai.

Để đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty TNHH BIZ nội thất giai đoạn 2018-2020 ta đi xem xét sự biến động về tài sản và nguồn vốn thông qua bảng cân đối kế toán của 3 năm trong bảng dưới đây.

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp số liệu bảng cân đối kế toán giai đoạn 2018-2020 (Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu Tài sản A. Tài sản ngắn hạn I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1. Tiền 2. Các khoản tương đương tiền II. Các khoản phải thu ngắn hạn

1. Phải thu ngăn hạn khách hàng 3. Phải thu ngắn hạn khác III. Hàng tồn kho IV. Tài sản ngắn hạn khác B. Tài sản dài hạn I. Tài sản cố định II. Tài sản dở

dang dài hạn III. Tài sản dài hạn khác

TỔNG TÀI SẢN

Nguồn vốn C. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn 1. Vay ngắn hạn 2. Phải trả người bán ngắn hạn 5. Phải trả người lao động II. Nợ dài hạn D. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn góp của chủ sở hữu 2.Quỹ đầu tư phát triển

3. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phổi

TỔNG

NGUỒN VỐN

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH BIZ nội thất năm2018-2020

Tài sản

Qua Bảng 2.1 ta có thể thấy nguyên nhân tăng tổng tài sản là do tài sản ngắn hạn tăng mà trong đó chủ yếu là do tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh qua các năm và nó cũng là khoản mục chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản nhưng vì Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nên việc dự trữ cũng là hợp lý và việc dự trữ đó cũng để phòng ngừa các rủi ro có thể gặp phải nếu doanh nghiệp cần tiền gấp. Tiền là khoản mục có tính lỏng cao nhất trong

tổng tài sản của doanh nghiệp. Việc giữ tiền và các tài sản tương đương tiền đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế như chủ động trong kinh doanh, mua

hàng trả tiền ngay được hưởng chiết khấu, ngoài ra khi vật tư hàng hoá rẻ doanh nghiệp có thể dữ trữ với lượng lớn tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất. Tuy nhiên, tiền được lưu giữ ở mức không hợp lý có thể gây ra nhiều bất lợi.

Thứ nhất, có khả năng gây ứ đọng vốn, hạn chế khả năng đầu tư vào các tài sản khác, do đó lợi nhuận của doanh nghiệp có thể bị giảm. Thứ hai, do có giá trị theo thời gian và có thể chịu tác động nếu xảy ra lạm phát, tiền sẽ bị mất giá. Đây là điểm hạn chế nhất của doanh nghiệp khi giữ tiền mặt trong tay, do là doanh nghiệp về nội thất nên hàng tồn kho phải chiếm tỷ trọng chủ yếu, trong khi tiền mặt lại chiếm tỷ trọng lớn, cho thấy doanh nghiệp quản lý tiền mặt chưa hiệu quả. Vì vậy, cần quan tâm đến tốc độ vòng quay tiền sao cho đem lại khả năng sinh lợi cao nhất cho doanh nghiệp.

Hàng tồn kho của doanh nhiệp chiếm tỷ trọng khá cao, trong năm 2019 hàng tồn kho chiếm 15% tăng thêm 4% so với năm 2018, đến năm 2020 giảm còn 10% đạt 1.637,863 triệu đồng, chứng tỏ năm 2020 doanh nghiệp cải thiện được vòng quay hàng tồn kho tăng lên, do đặc thù doanh nghiệp là kinh doanh nội thất nên lượng hàng tồn kho lớn, tuy nhiên tỷ trọng cao cũng không tốt dẫn đến giảm chất lượng của sản phẩm.

Ngoài ra tỷ trọng khoản phải thu trong tổng tài sản của doanh nghiệp cũng chiếm tỷ trọng cao, cho thấy doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn, rủi ro nợ khó đòi cao, cần có các chính sách thu nợ tốt đối với khách hàng, tuy nhiên tỷ trọng khoản phải thu có dấu hiệu giảm qua các năm, cụ thể năm 2019 chiếm 30% giảm 6% so với năm 2018, đến năm 2020 giảm còn 22% đạt 3.760,042 triệu đồng, đây cũng là dấu hiệu chính sách thu nợ đang cải thiện.

Nguồn vốn

Tình hình nguồn vốn của Công ty TNHH BIZ nội thất đã có xu hướng tăng trong giai đoạn 2018-2020. Năm 2019 tổng nguồn vốn của doanh nghiệp đạt 16.196,093 triệu đồng tăng thêm 31,4% so với năm 2018, tiếp tục tăng thêm vào năm 2020 khi tổng nguồn vốn của doanh nghiệp là 17.039,001 triệu đồng,

tương ứng đã tăng thêm 5,2% so với năm 2019. Tổng nguồn vốn tăng lên đồng nghĩa với sự biến đổi của các khoản mục nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. - Nợ phải trả: Nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn (bao gồm các khoản vay ngắn hạn và nợ ngắn hạn, phải trả cho người bán, người mua trả tiền trước…) các khoản mục nợ phải trả cho ta thấy áp lực trả nợ của doanh nghiệp. Từ bảng 2.2.1 ta có thể thấy được nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nợ phải trả. Trong năm 2019 NPT tăng 1.252,040 triệu đồng tương ứng tăng 43,5% so với năm 2018, năm 2020 giảm đi 280,999 triệu đồng tương ứng giảm 6,8% so với năm 2019.

+ Nợ ngắn hạn:

Nhìn chung trong giai đoạn 2018-2020 nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đã có những sự biến động rõ rệt. Cụ thể, năm 2019 nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tăng cao tương ứng tăng thêm 37,52% so với năm 2018 khi đạt 3.641,013 triệu đồng, tuy nhiên mức tăng này đã không ổn định vào năm 2020 khi mà nợ ngắn hạn của doanh nghiệp giảm đi chỉ còn 3.511,682 triệu đồng tương ứng giảm đi 129,330 triệu đồng so với năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự biến động của nợ ngắn hạn là vay ngắn hạn và phải trả người bán.

Vay ngắn hạn của doanh nghiệp năm 2018 là 571,832 triệu đồng thì đến năm 2019 đã 24,32% chỉ còn lại 432,753 triệu đồng, nhưng năm 2020 thì các khoản vay ngắn hạn đã tăng lên thêm 36,97% so với năm 2019 tương ứng tăng thêm 160,001 triệu đồng. Vay ngắn hạn của Công ty chủ yếu là từ nguồn vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV). Năm 2020 với mức lãi suất của ngân hàng giảm từ 7% xuống 6,5% cho các khoản vay ngắn hạn đã giúp cho doanh nghiệp vay thêm để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của Công ty. Bên cạnh việc vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam doanh nghiệp còn đi vay ngắn hạn bên ngoài khi doanh nghiệp cần vốn gấp.

Phải trả người bán là số tiền mà doanh nghiệp chi trả cho khâu nhập sản phẩm của Công ty. Năm 2020 phải trả người bán của doanh nghiệp là 1.024,984 triệu đồng giảm đi 32,79% so với năm 2019. Trong khi đó phải trả người bán năm 2019 là 1.525,044 triệu đồng tăng 38,84% so với năm 2018. Năm 2019 là năm Công ty trong giai đoạn phát triển mở rộng thị trường vì thế nhu cầu tăng vốn của doanh nghiệp là điều tất nhiên.

+ Nợ dài hạn:

Nợ dài hạn của Công ty TNHH BIZ nội thất là vay và nợ tài chính dài hạn. Quy mô của nợ tài chính dài hạn của Công ty có xu hướng giảm đi, năm 2018 nợ tài chính dài hạn của Công ty là 489,263 triệu đồng thì đến năm 2020 đã giảm đi chỉ còn 337,595 triệu đồng tương ứng giảm đi 31% so với năm 2019. Nợ dài hạn của Công ty chủ yếu dùng để đầu tư mặt bằng, mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được xây dựng dựa trên vốn góp của chủ sở hữu, quỹ đầu tư phát triển và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp. Năm 2018 VCSH là 9.447,497 triệu đồng thì đến năm 2019 đã tăng thêm 2.618.319 nghìn đồng tương ứng tăng thêm 27,7% so với năm 2018. Năm 2020 số vốn chủ sở hữu là 13.189,723 triệu đồng tăng thêm 1.123,907 triệu đồng tương ứng tăng thêm 9,3% so với năm

2019.

Như vậy, tổng nguồn vốn của Công ty TNHH BIZ nội thất có xu hướng tăng lên trong các năm vừa qua, qua đó cho thấy Công ty ngày càng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình hơn. Tổng nguồn vốn tăng là do Vốn chủ sở hữu tăng, chứng tỏ Công ty muốn tự chủ về vốn không muốn chịu áp lực về tài chính. Nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu đến từ vốn chủ sở hữu, vốn vay ít mà chủ yếu là nợ phải trả do mua bán hàng trả chậm. Cho thấy chính sách an toàn trong huy động vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng nên cân nhắc tới việc sử dụng nợ như đòn bẩy tài chính để tận dụng lợi thế đòn bẩy, nhằm khuếch đại tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.

2.2.2. Phân tích tình hình doanh thu- chi phí- lợi nhuận

Bảng 2.3.1. Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Chỉ tiêu

1. DTBH và CCDV

2. Các khoản giảm trừ

doanh thu

3. Doanh thu thuần

4. GVHB

5. Lợi nhuận gộp

6. Doanh thu HĐTC

7. Chi phí tài chính

trong đó: chi phí lãi vay

8. Chi phí bán hàng

9. Chi phí quản lý

doanh nghiệp

10. Lợi nhuận thuần từ

HĐKD

11. Lợi nhuận khác

12. Thu nhập khác

13. Chi phí khác

14. Lợi nhuận trước

thuế

Nguồn: phòng kế toán (2021)

Để thấy được kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây ta thông qua các chỉ tiêu: tổng doanh thu và giá vốn hàng bán, lợi nhuận sau thuế

Tổng doanh thu:

Bảng 2.3.2: Tình hình doanh thu của Công ty trong năm 2018-2020

( Đơn vị: nghìn đồng) ST Các chỉ tiêu T 1 Doanh thu thuần

2 Doanh thu hoạt

động tài chính

3 Thu nhập khác

4 Tổng doanh

thu

Nguồn: phòng kế toán (2021)

Qua bảng 2.3 ta thấy tình hình doanh thu của Công ty thay đổi theo từng năm, đặc biệt ở năm 2019 thì tốc độ tăng trưởng cao. Nếu như năm 2018, tổng doanh thu của Công ty chỉ đạt 5.799,511 triệu đồng thì đến năm 2019 đã nhảy vọt lên tới 11.815,159 triệu đồng, tăng thêm 6.015,648 triệu đồng và tăng thêm 103,7%. Đây là năm mà Công ty đạt mức cao nhất trong 3 năm của giai đoạn 2018-2019, nguyên nhân của sự tăng vượt trội của tổng doanh thu là do doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng nhanh, là do sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty năm 2019 đã tăng gấp đôi so với năm 2018. Sang năm 2020 thì tổng doanh thu của Công ty đã giảm hơn so với năm trước, đạt 11.367,409 triệu đồng, và đã giảm đi 447,749 triệu đồng so với năm 2019, tương ứng giảm đi 3,8%.

Tổng doanh thu của Công ty được hình thành từ ba nguồn, đó là: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính và cuối cùng là một số khoản thu nhập khác.

+ Thứ nhất: Doanh thu thuần bán hàng. Đây là nguồn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng doanh thu của Công ty, luôn chiếm trên 50% tổng doanh thu trở lên (thấp nhất vào năm 2018 chiếm 57,7%, cao nhất vào năm 2020 là 82,3%). Tỷ trọng của doanh thu thuần về bán hàng ngày càng tăng, điều này có thể suy ra Công ty đang tập trung vào hoạt động kinh doanh của mình hơn so với các năm trước, hay nói cách khác thì sự tăng trưởng doanh thu thuần từ bán hàng ngày càng có sự tác động mạnh đến sự tăng trưởng của doanh thu. Trong 3 năm qua, doanh thu thuần bán hàng luôn tăng trưởng cao đạt trung bình 69,5%, có được con số trung bình này cao là do vào năm 2019 Công ty đã tăng trưởng mạnh mẽ đạt 8.102,288 triệu đồng tương ứng tăng thêm 103,7% so với năm 2019. Sự tăng trưởng mạnh này vào năm 2019 là dựa vào 2 nguyên nhân: Thứ nhất, Công ty đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt và sự ổn định trong tình hình kinh doanh. Thứ hai là hoạt động quảng cáo, tiếp thị đã thực hiện một cách có hiệu quả, Công ty ngày càng có vị trí trên thị trường cũng như trong lòng khách hàng. Và sau một năm phát triển vũ bão thì sang năm 2020 lại là một năm Công ty phát triển không ổn định khi mà sự tăng trưởng đã giảm đi 3,7% so với năm 2019 chỉ còn 9.350,671 triệu đồng. Sự thay đổi của doanh thu thuần cũng đã kéo theo sự biến động trong tổng doanh thu của Công ty.

+ Thứ hai là: Doanh thu từ hoạt động tài chính qua các năm trong giai đoạn 2018- 2020 có sự biến động. Năm 2018 doanh thu của hoạt động tài chính là 849,510 triệu đồng chiếm 14,7% trong tổng doanh thu. Đến năm 2019 thì doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty vượt trội khi đạt 1.805,994 triệu đồng, tăng thêm 956,483 triệu đồng tương ứng tăng 112,6% so với năm trước. Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2019 có sự tăng vượt trội là do trong năm doanh nghiệp có thanh lý một số sản phẩm bán chậm( hoặc những sản phẩm có

giá cao so với mẫu mã) cũng như hưởng lãi từ các khoản tiền gửi của ngân hàng, và đặc biệt là từ việc hưởng lãi của trái phiếu mà doanh nghiệp đầu tư, đồng thời từ việc chiếm dụng được một khoản từ việc chiết khấu thanh toán khi mua hàng hóa. Năm 2020 doanh thu hoạt động tài chính của Công ty đã giảm hơn so với năm 2019 khi chỉ còn 1.203,785 triệu đồng chiếm 10,6%

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH BIZ nội thất (Trang 40 - 68)