Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Nam Hà Nộ

Một phần của tài liệu Kế toán trong ngân hàng giao dịch khách hàng một cửa (Trang 31 - 35)

2. Khái quát tình hình kinh tế xã hội năm 2002 ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng

3.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Nam Hà Nộ

phạm vi uỷ quyền của

Tổng giám đốc, tham mưu cho giám đốc công tác tài chính, nhân sự như : biên chế, thi đua, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ của người lao động.

+ Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ gồm 4 cán bộ:

Nhiệm vụ chính của phòng là kiểm tra kiểm soát toàn bộ các hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Nam Hà Nội và các phòng, thấy được những tồn tại trong các mặt hoạt động để khắc phục kịp thời.

Ban lãnh đạo NHNo & PTNT Nam Hà Nội luôn kịp thời điều chỉnh và tăng cường các bộ phận để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

3.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNTNam Hà Nội Nam Hà Nội

Dù mới ra đời và hoạt động chưa đầy 2 năm song NHNo & PTNT Nam Hà Nội luôn cố gắng nỗ lực hết mình từng bước khẳng định mình trên thương trường phát triển theo cơ chế mới của nền kinh tế.

Trước những khó khăn tưởng chõng như khó vượt qua: sự cạnh tranh hết sức gay gắt ở mọi lĩnh vực, hầu hết khách hàng đã có quan hệ truyền thống với 1 hoặc nhiều ngân hàng khác, cán bộ chưa va chạm với thương trường, còn bỡ ngỡ về nghiệp vụ thực tế... đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của chi

nhánh. Nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của NHNoVN và sự nhiệt tình, giàu năng lực của CBCNV, trong năm 2002 NHNo & PTNT Nam Hà Nội bước đầu đạt được kết quả kinh doanh tốt góp phần tích cực vào hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống NHNO & PTNT VN.

Cô thể là:

3.2.1 Công tác huy động vốn:

Ngay từ khi mới đi vào hoạt động, Ban lãnh đạo NHNo & PTNT Nam Hà Nội đã xác định công tác huy động vốn được đưa lên hàng đầu. Do vậy, chi nhánh đã tăng cường hoạt động tiếp thị, tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng của các phường xung quanh nơi chi nhánh đặt trụ sở. Tập trung chỉ đạo bằng các biện pháp tích cực để thu hót các nguồn vốn lớn, rẻ ở các đơn vị tổ chức kinh tế trong và ngoài địa bàn, góp phần tăng trưởng nguồn vốn để NHNo & PTNT VN điều hoà cho các chi nhánh khác đầu tư thực hiện chỉ tiêu chung toàn ngành và các chương trình đầu tư của Chính phủ. Bên cạnh việc tập trung thu hót nguồn vốn lớn trong các doanh nghiệp, chi nhánh còn chú trọng thu hót nguồn vốn nhàn rỗi từ trong tầng líp dân cư bằng cách tổ chức khuyến mại tặng quà cho khách hàng có số tiền tiết kiệm lớn, kết quả là:

Bảng 1: Tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT Nam Hà Nội Đơn vị: tr đồng Chỉ tiêu Kế hoạch thực hiện 2002 Năm 2002 Tăng (+), giảm (-) so với KH Doanh sè % Doanh sè % Doanh sè % Tổng nguồn vốn huy

động

+ Tiền gửi TCKT. + Tiền gửi dân cư

596.400497.875 497.875 98.525 100 83.48 16.52 650.076 539.498 110.578 100 82.99 17.01 +53.676 +41.623 +12.053 +9 +8.36 +12.23

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo & PTNT Nam Hà Nội)

Sè liệu trong bảng 1 cho thấy, tổng nguồn vốn huy động đến ngày 31/12/2002 là 650.076 triệu đồng đạt 109% kế hoạch năm:

+ Tiền gửi TCKT trong và ngoài nước là 539.498 trđ chiếm 82,99% tổng nguồn vốn tăng 41.623 trđ so kế hoạch (với tỷ lệ tăng 8,36%)

+ Tiền gửi dân cư là 110.578 trđ chiếm 17,01% tổng nguồn vốn, tăng 12.053 trđ (với tỷ lệ tăng12.23%).

Nếu phân theo thời gian:

+ Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng: 202.694 trđ chiếm 31,18%. + Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: 369.372 trđ chiếm 56,82%.

Như vậy nguồn tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng thấp (17,01%) mà nguồn tiền gửi chủ yếu tập trung vào các TCTD, TCKT (82,99%).

Tính ổn định trong cơ cấu ngồn vốn thấp do tập trung chủ yếu ở một số khách hàng lớn như: BHXH, Quỹ hỗ trợ, Tổng công ty phát triển nhà.

Lãi suất đầu vào bình quân theo cơ cấu cao do tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn thấp, nguồn vốn huy động có kỳ hạn chủ yếu là kỳ hạn dài, lãi suất cao. Nếu tính riêng số tiền gửi, tiền vay có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên là 474.946 trđ chiếm 73,06% tổng nguồn vốn (trong đó có 392.064 trđ tiền gửi, tiền vay của các TCKT chiếm 60,31% có lãi suất từ 0,55%- 6%).

3.2.2. Công tác sử dụng vốn.

Đến ngày 31/12/2002 chi nhánh đã có quan hệ tín dụng với 40 đơn vị trong đó có 26 DNNN, 9 công ty TNHH và 5 đơn vị là TCTD khác; gần 200 hé gia đình cá nhân.

Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn của NHNo &PTNT Nam Hà Nội.

Đơn vị : tr đồng Chỉ tiêu Kế hoạch thực hiện Năm 2002 Tăng (+), giảm (-)

so với KH Doanh sè % Doanh sè % Doanh sè % Dư nợ cho vay

Ngắn hạn Trung - dài hạn Quốc doanh Ngoài quốc doanh Nợ quá hạn Tỷ lệ quá hạn so với tổng dư nợ 90.200 83.456 6.744 64.493 25.707 108.24 0.12% 100 92.52 7.48 71.5 28.5 98.086 89.840 8.246 68.631 29.455 137.32 0.14% 100 91.59 8.41 69.97 30.03 +7.886 +6.384 +1.502 +4.138 +3.748 +11.44 +7.65 +22.27 +6.42 +14.58

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo & PTNT Nam Hà Nội - 2002)

Theo bảng 2 cho thấy: Tổng dư nợ đến 31/12/2002 là 98.086 trđ tăng 7.886 trđ so với kế hoạch, tỷ lệ tăng 11,44%.

Phân theo thời gian:

+ Cho vay ngắn hạn: 89.840 trđ chiếm 91,59% tổng dư nợ. + Cho vay trung - dài hạn: 8.246 trđ chiếm 8,41% tổng dư nợ.

Như vậy, doanh sè cho vay ngắn hạn tuy có tăng về doanh sè so với kế hoạch (tăng 6.384 trđ) song về tỷ trọng trong tổng dư nợ lại giảm với kế hoạch (từ 92,52% xuống 91,59%). Cho vay trung và dài hạn tăng cả về doanh số (tăng 1.502 trđ) cả về tỷ trọng từ 7,48% đến 8,41% trong tổng dư nợ so với kế hoạch. Mở rộng quy mô tín dụng luôn đi đôi nâng cao chất lượng tín dụng đó là mối quan tâm của bất kỳ ngân hàng nào. Đối với NHNo &PTNT Nam Hà Nội là NH mới ra đời đi vào hoạt động thì điều này càng phải được quan tâm đặc biệt. Bởi

vì nó sẽ ảnh hưởng tới sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Đánh giá mức độ nghiêm trọng của nợ quá hạn, các nhà kinh tế đã thống nhất tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ cho vay tối đa vào khoảng 3%- 5% thì đảm bảo "ngưỡng an toàn". Nhìn vào Bảng 2 cho thấy tỷ lệ này của NH năm 2002 tuy tăng 0,02% so với kế hoạch song vẫn đảm bảo độ an toàn cao. Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng phần nào khẳng định trình độ đội ngò cán bộ tín dụng của NH.

Để đạt được kết quả như trên, trong thời gian vừa qua:

+Chi nhánh luôn bám sát định hướng phát triển kinh doanh của ngành từ đó xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp tạo hướng đi đúng cho chi nhánh ngay từ giai đoạn đầu. Việc tăng trưởng dư nợ được xây dựng trên cơ sở an toàn, hiệu quả và vững chắc.

+ Tăng cường tiếp thị các khách hàng lớn trên địa bàn quận. Để việc sử dụng vốn đạt hiệu quả, an toàn, chi nhánh chú trọng tiếp cận với các đơn vị sản xuất kinh doanh trước hết là các công ty, các DNNN đã và đang có tín nhiệm với các NHTM khác. Với lợi thế về trụ sở và vị trí địa lý, NHNo & PTNT Nam Hà Nội coi trọng phong cách phục vụ và áp dụng lãi suất linh hoạt để tăng trưởng dư nợ.

+ Xây dựng các đề án cho vay có hiệu quả, cụ thể chi nhánh đã triển khai thực hiện 2 đề án lớn: Một là, cho vay các đối tượng là CBCNV thông qua tổ chức công đoàn của các đơn vị; hai là, đề án cho vay trực tiếp đối với các hộ mua nhà của Công ty IDC.

+ Được sự giúp đỡ của TTĐH, chi nhánh đã tìm được nhiều hướng kinh doanh mới mang tính đột phá.

+ Quản lý tín dụng: Xuất phát từ đặc điểm chi nhánh mới ra đời, các khách hàng hầu hết đã có quan hệ tín dụng với 1 hoặc nhiều ngân hàng khác, cán bộ tín dụng lại mới, chưa có kinh nghiệm thực tiễn... Việc quản lý tín dụng được quan tâm hàng đầu nhằm đảm bảo an toàn vốn vay. Mặt khác, đối với các khách hàng là doanh nghiệp tiến hành phân tích thị trường, phân loại khách hàng, từ đó lùa chọn xác định mục tiêu khách hàng có khả năng để lên kế hoạch tếp thị thu hót khách hàng đặt quan hệ tín dụng.

3.2.3. Về nghiệp vụ kế toán thanh toán

Mét trong những công tác được NHNo & PTNT Nam Hà Nội quan tâm đó là công tác kế toán vì đây là khâu then chốt dể thu hót khách hàng. Là đơn vị đầu tiên thực hiện thí điểm chương trình giao dịch một cửa, phần lớn cán bộ chưa từng làm công tác kế toán - ngân quỹ nên thời gian đầu còn nhiều khó khăn, giải quyết công việc còn chậm và lúng túng. Chi nhánh đã đào tạo tại chỗ theo phương thức vừa làm, vừa học, học ngoài giê, giê nghỉ. Đến nay công tác kế toán ngân quỹ đã đi vào nề nếp đảm bảo hạch toán kịp thời và chính xác các nghiệp vụ phát sinh để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Trong gần hai năm qua ngân hàng không ngừng cải tiến công tác thanh toán điện tử (TTĐT), thanh toán bù trừ (TTBT) và các hình thức thanh toán khác... đảm bảo chuyển tiền cho khách nhanh chóng, chính xác và an toàn góp phần đẩy mạnh công tác

chu chuyển vốn trong nền kinh tế đồng thời đảm bảo thanh toán theo đúng thể lệ,chế độ mà các cấp, các cơ quan có phẩm quyền đã ban hành.

Cụ thể trong gần hai năm đi vào hoạt động, kết quả đến 31/12/2002:

Mở tài khoản (TK) 207 đơn vị kinh tế và 531TK cá nhân. Tổng doanh sè thanh toán chung là 4.135.721 trđ trong đó:

- Về thanh toán không dùng tiền mặt:

+ Doanh sè thanh toán bù trừ là 1.261.395 trđ tăng 135.965 trđ so kế hoạch, chiếm 30,05% trong tổng thanh toán chung.

+ Doanh sè thanh toán chuyển tiền điện tử là 1.340.387 trđ tăng 152.918 trđ so kế hoạch chiếm 32,41% trong tổng thanh toán chung.

+ Doanh sè thanh toán nội bộ là 476.435 trđ chiếm 11,52% trong tổng thanh toán chung.

- Về thanh toán bằng tiền mặt :

Đạt 6103 món, trị giá 1.182.383 trđ tăng 97.210 trđ so kế hoạch chiếm 25,57% trong tổng thanh toán chung.

Công tác tin học hiện đại hoá ngân hàng: mục tiêu chiến lược kinh doanh lâu dài của chi nhánh là trên cơ sở xây dựng mô hình thí điểm NH hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến, tỷ trọng dịch vụ và cung cấp các tiện Ých của ngân hàng cao so với tín dụng truyền thống. Để thực hiện mục tiêu này chi nhánh đã chú trọng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu nhất là hệ thống máy tính có khả năng đáp ứng được yêu cầu đổi mới công nghệ thông tin. Hiện tại chi nhánh đang áp dụng thí điểm chương trình giao dịch NH bán lẻ. Trong thời gian đầu chương trình thực hiện gặp một số trục trặc kỹ thuật song đều được kịp thời điều chỉnh và đến nay đi vào hoạt tốt với ưu điểm hơn hẳn chương trình giao dịch cũ. Từ đó đẩy nhanh được tốc độ thanh toán, hạn chế được những sai sót, tạo dựng lòng tin và uy tín với khách hàng.

Một phần của tài liệu Kế toán trong ngân hàng giao dịch khách hàng một cửa (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w