- Dạng 1: Từ nhiều chất một chất chứa nguyên tố đang xét
6. Giải bài toán dựa vào định luật bảo toàn khối lượng a1 phương pháp: Giải bài toán dựa vào quan hệ khối lượng
- Dấu hiệu: Đề bài cho số liệu dưới dạng khối lượng ( trực tiếp hoặc gián tiếp) ,đặt biệt trong đó có khối lượng khổng đổi thành số mol được.
*Hệ quả 1: Đối với 1 phản ứng hay 1 chuỗi phản ứng.
-Thì m các chất tham gia = m Các chất sản phẩm
* Hệ quả 2 : Đối với 1 chất
- Thì : m Chất = m Các thành phần tạo nên nó.
* Hệ quả 3: Trong phản ứng có n chất tham gia và sản phẩm nếu biết m
của (n -1) chất thì tính được khối lượng của chất còn lại.
* Hệ quả 4: Bài toán : Kim loại + axit → Muối + khí
- Phương pháp : + mMuối = m kim loại + m anion tạo muối
+ m kim loại = mMuối - m anion tạo muối
(m anion tạomuối tính theo số mol khí thoát ra ) VD: 2HCl => H2 => n - = 2 n 2 H2SO4 => H2 => nSO 2 nH 2
b1. Ví dụ 1 : Hoàn tan hoàn toàn 3,22 g hỗn hợp X gồm Fe,Mg và Zn bằng một
lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng ,thu được 1,344 lít H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối .Tính m Giải: PTHH chung : M + H2SO4 → MSO4 + H2 (1) Theo (1) ta có : n H 2 SO4 n 2 1, 334 0, 06 mol 22, 4
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mMuối = mX + mAxit - m Hiđrô = 3,22 + 0,06.98 - 0,06.2 = 8,98 g
Ví dụ 2: Hòa tan 10 g hỗn hợp 2 muối Cacbonat của kim loại hóa trị II và III bằng
dung dịch HCl dư thu được dung dịch A và 6,72 lít khí (đktc). Hỏi cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan?
Giải: Gọi 2 kim loại hóa trị II và III lần lượt là X,Y .
PTHH: XCO3 + 2HCl → XCl2 + CO2 + H2O (1) Y2(CO3)3 + 6HCl → 2YCl3 + 3CO2 + 3H2O (2) Số mol CO2 sinh ra ở phản ứng (1) và (2) là : 0, 672 nCO 22, 4 0, 03mol Cl H H
Theo (1) và (2) ta thấy:
2 2
2 2
nH O nCO 0, 03mol
Và số mol axit luôn bằng 2 lần số mol CO2.
nHCl 2nCO 0, 06mol
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:
m hỗn hợp muối cacbonat + mHCl = m hỗn hợp muối Clorua + mCO mH O
=> m hỗnhợpmuốiClorua = 10 + 0,06.36,5 - 0,03.44 - 0,03.18 = 10,33 g
* Bài tập:
Bài 1: Hòa tan hoàn toàn 23,8 g hỗn hợp 2 muối Cacbonat của kim loại hóa trị I và II bằng
dung dịch HCl thu được dung dịch A và 4,48 lít khí (đktc).
Hỏi cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan?
Bài 2: Hòa tan 15,6 g hỗn hợp gồm Mg và Al bằng dung dịch H2SO4 lấy dư,sau phản ứng thu được 92,4 g hỗn hợp muối và V lít khí H2 (đktc). Tính V.
Bài 3: Cho từ từ một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m g hỗn hợp gồm Fe,FeO,Fe3O4 và Fe2O3 đun nóng thu được 64 g Fe,khí đi ra sau phản ứng cho đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 40 g kết tủa.Tính m
Bài 4: Hoàn tan hoàn toàn 11,8 g hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Al bằng một lượng vừa đủ
dung dịch HCl loãng ,thu được 11,2 lít H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối .Tính m.
Bài 5 : Hoà tan hoàn toàn 23,8g hỗn hợp gồm một muối cacbonat của kim loại hoá trị I và
một muối cacbonat của kim loại hoá trị II vào dd HCl thu được 0,2mol khí CO2. Tính khối lượng muối mới tạo ra trong dung dịch.
Bài 6 : Cho 12 gam hỗn hợp hai kim loại Fe, Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch
HNO3 63%.Sau phản ứng thu được dung dịch A và 11,2 lít khí NO2 duy nhất (đktc). Tính nồng độ % các chất có trong dung dịch A.
Bài 7: Cho 7,8 gam hỗn hợp kim loại Al và Mg tác dụng với HCl thu được 8,96 lít H2 (ở đktc). Hỏi khi cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khan.
Bài 8. Hòa tan hoàn toàn 8,68g hỗn hợp (Fe,Mg,Zn) cần dùng hết 160 ml dung dịch HCl
2M.
a.Tính thể tích H2(đktc) thoát ra.
b.Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
Giáo viên : HHG Giáo án ôn học sinh giỏi hóa 8