Tính V( đktc) Đáp số: V= 0,896 (lít)

Một phần của tài liệu Đề thi đáp án HSG hóa 8 giáo án (Trang 153 - 158)

III. Các dạng bài toán thường gặp.

2. Tính V( đktc) Đáp số: V= 0,896 (lít)

Bài 22:

Giáo viên : HHG Giáo án ôn học sinh giỏi hóa 8

Cho m1 gam hỗn hợp gồm Mg, Al vào m2 gam dung dịch HNO3 24%, sau khi các kim loại tan hết có 8,96 lít hỗn hợp khí X gồm NO, N2O và N2 bay ra (đktc) và được dung dịch A. Thêm một lượng oxi vừa đủ vào X, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y từ từ qua dung dịch NaOH dư có 4,48 lít hỗn hợp khí Z đi ra (đktc), tỉ khối hơi của Z so với H2 bằng 20. Nếu cho dung dịch NaOH vào A để được lượng kết tủa lớn nhất thì thu được 62,2 gam kết tủa. Tính m1, m2. Biết lượng HNO3 đã lấy dư 20% so với lượng cần thiết để phản ứng. Đáp số: m1 = 23,1 gam; m2 = 913,5 gam

Bài 23

Hòa tan 2,4 g hỗn hợp Cu và Fe có tỷ lệ số mol 1:1 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Kết thúc phản ứng thu được 0,05 mol một sản phẩm khử duy nhất có chứa lưu huỳnh. Xác định sản phẩm đó Đáp số: SO2

Bài 24:

Có 3,04 gam hỗn hợp Fe và Cu hoà tan hết trong dung dịch HNO3 tạo thành 0,08 mol hỗn hợp NO và NO2 có tỷ khối hơi so với H2 là 21. Xác định % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu? Đáp số: %Fe = 36,84%; %Cu = 63,16%

Bài 25:

Đốt nóng một hỗn hợp bột gồm Al và Fe3O4 trong môi trường không có không khí. Những chất còn lại sau phản ứng nếu cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, sẽ thu được 6,72 lít khí hiđro (đo ở đktc). Nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư, sẽ thu được 26,88 lít khí hiđro (đo ở đktc).

a. Giải thích các thí nghiệm, viết các phương trình phản ứng.

b. Tính thành phần phần trăm của từng chất trong hỗn hợp ban đầu.

Đáp số: %Al = 27,95%; %Fe3O4 = 72,05% Bài 26:

Hoà tan hoàn toàn một lượng oxit FeXOy bằng H2SO4 đặc nóng, thu được 2,24 lít SO2 (ở đktc), phần d d chứa 120 gam một loại muối sắt duy nhất.

1) Xác định công thức của oxit sắt trên.

2) Trộn 10,8 gam bột Al với 34,8 gam bột FeXOy ở trên rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm. Giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử FeXOy thành Fe. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 20% (d = 1,14 g/ml) thì thu được 10,752 lít H2 (ở đktc).

a) Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm.

b) Tính thể tích tối thiểu dung dịch H2SO4 20% đã dùng.

Đáp số: 1. Fe3O4

Một phần của tài liệu Đề thi đáp án HSG hóa 8 giáo án (Trang 153 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)